Cách tính thuế nhập khẩu ô to ,Cách tính thuế nhập khẩu ô to cũ

Cách tính thuế nhập khẩu ô to 2022, Cách tính thuế nhập khẩu ô to cũ 2022, Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, Biểu thuế nhập khẩu ô to 2020, Cách tính thuế ô to nhập khẩu, Thuế nhập khẩu xe bán tải 2021, Cách tính thuế xe ô to nhập khẩu 2020, Thuế xe ô tô nhập khẩu 2021Công thức tính giá xe nhập Đức về Việt Nam: GLE 450 4matic . Hôm nay có bạn nhắn tin hỏi sao xe GLE 450 4matic bên Đức giá khoảng 90-100k Euro sao về Việt Nam đến 4,369 tỷ VNĐ và sao lại đắt hơn GLE đời cũ ?
Cách tính thuế nhập khẩu ô to ,Cách tính thuế nhập khẩu ô to cũ
Cách tính thuế nhập khẩu ô to ,Cách tính thuế nhập khẩu ô to cũ
 
 

 Cách tính thuế nhập khẩu ô to cũ

Mức thuế hỗn hợp đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh trên 1.000 cc thuộc nhóm 87.03 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được xác định như sau (Phụ lục III Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017):

Đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh trên 1.000 cc: 

 

Mô tả mặt hàng Đơn vị tính Mức thuế (USD)
Ô tô (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung, SUVs và ô tô thể thao, nhưng không kể ô tô van) Chiếc 200% hoặc 150% + 10.000 USD, lấy theo mức thấp nhất
Trên 1.000 cc nhưng không quá 2.500 cc Chiếc X + 10.000 USD
Trên 2.500 cc Chiếc X + 15.000 USD

X = Giá tính thuế xe ô tô đã qua sử dụng nhân (x) với mức thuế suất của dòng thuế xe ô tô mới cùng loại thuộc Chương 87 Mục I Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017.

 

– Hàng hóa nhập khẩu là ô tô, mô tô: Trị giá hải quan được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa, tính theo thời gian sử dụng tại Việt Nam (tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời điểm tính thuế) và được xác định cụ thể như sau (Điểm a Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015):

.

Thời gian sử dụng tại Việt Nam Trị giá hải quan = (%) trị giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu
Từ 6 tháng trở xuống (được tính tròn là 183 ngày) 90%
Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được tính tròn là 365 ngày)  80%
Từ trên 1 năm đến 2 năm 70%
Từ trên 2 năm đến 3 năm 60%
Từ trên 3 năm đến 5 năm 50%
Từ trên 5 năm đến 7 năm 40%
Từ trên 7 năm đến 9 năm 30%
Từ trên 9 năm đến 10 năm 15%
Trên 10 năm 0%

– Thuế xuất (%) thuế nhập khẩu ô tô thuộc nhóm 87.03 là 70%  (Chương 87 Mục I Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017).

Ví dụ:

Hàng hóa nhập khẩu là xe ô tô Toyota Camry năm 2019, dung tích xi lanh 2.500 cc, thời hạn đã sử dung là 01 năm, thì:  

– Giá tính thuế xe ô tô đã qua sử dụng (có thể được xác định) là: 25.000 USD x 80% = 20.000 USD;

– Thuế xuất (%) thuế nhập khẩu ô tô thuộc nhóm 87.03 là: 70%.

Mức thuế nhập khẩu hỗn hợp theo công thức tính trên đây sẽ là: 20.000 USD x 70% x 150% + 10.000 USD = 31.000 USD.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô:

Mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 (Khoản 2 Điều 2 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016) là: 50%

Thuế giá trị gia tăng đối với xe ô tô: 

Mức thuế giá trị gia tăng đối với xe ô tô là 10% (Khoản 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016). 

Như vậy, theo công thức tính của biểu thuế mới, thì mức thuế nhập khẩu hỗn hợp của ôtô cũ tăng cao so với mức thuế nhập khẩu xe ô tô trước đây, giá xe ô tô cũ có thể sẽ cao hơn nhiều so với giá xe ô tô mới ở trong nước, bạn có thể tham khao nội dung quy định của pháp luật và áp dụng cho phù hợp./.

Cách tính thuế ô tô nhập khẩu 2022

Thuế nhập khẩu ô tô là gì?  Các loại thuế phải chịu khi mua xe ô tô nhập khẩu? Cách tính thuế/ phí ô tô nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay?  Tổng giá trị của chiếc xe nhập khẩu mà khách hàng cần chi trả?

Hiện nay, ô tô nhập khẩu ở Việt Nam có giá cao so với các nước trên thế giới do chịu nhiều loại thuế, phí khác nhau. Một trong những nguyên nhân của việc này là do cơ sở hạ tầng còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại bằng phương tiện ô tô cá nhân của người dân nên việc đánh thuế nhập khẩu ô tô sẽ làm giảm một lượng xe đáng kể. 

1.Thuế nhập khẩu ô tô là gì?

Thuế nhập khẩu ô tô có thể được hiểu là việc thu thuế của nhà nước đối với các sản phẩm ô tô (nguyên chiếc) có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia khác được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Cách tính thuế nhập khẩu ô tô khác so với cách tính thuế nhập khẩu của các mặt hàng khác trên thị trường.

2. Các loại thuế khi mua xe ô tô nhập khẩu?

Khi mua xe ô tô nhập khẩu từ các nước trên thế giới, khách hàng sẽ phải chịu các khoản thuế và chi phí sau:

– Các khoản thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT

– Các khoản phí: Phí trước bạ, phí đường bộ, phí cấp biển số xe, phí BH bắt buộc

Giá lăn bánh của xe nhập khẩu = Giá bán + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế GTGT + Phí trước bạ + Phí đường bộ + Phí cấp biển số xe + Phí BH bắt buộc

2.1 Thuế nhập khẩu xe ô tô năm 2022

Công thức tính thuế nhập khẩu ô tô năm 2022:

Thuế nhập khẩu ô tô = Giá bán x Mức thuế

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng nhiều mức phí thuế nhập khẩu ô tô theo từng quốc gia sản xuất và được chia làm các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trước năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô đối với các dòng xe du lịch từ 9 chỗ trở xuống thì mức phí:

– Khu vực ASEAN: 30%

– Các khu khác (châu Âu, châu Mỹ…): 70-80%

Giai đoạn 2: Từ 01/01/2018, dựa vào nội dung Hiệp định thương mại hàng hóa các nước ASEAN (ATIGA), những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên thì mức thuế nhập khẩu sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng đủ điều kiện:

– Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn

– Có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài

– Có giấy chứng nhận chất lượng từ nhà sản xuất

– Kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu.

– Bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng

– Có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 01/01/2018

Giai đoạn 3: Từ ngày 01/01/2021, các dòng xe xuất xứ từ EU sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu mới từ 60.5% – 63.8% tùy theo dung tích xy lanh, giảm từ 6.7% – 7.4% so với trước đây. Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) được thông qua thì mức thuế áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu từ châu Âu (từ 09 chỗ chở xuống) vào Việt Nam sẽ là 0% trong vòng 7-10 năm nữa. Mức thuế sẽ giảm theo lộ trình theo năm hoặc theo chu kỳ.

– Những xe có phân khối lớn trên 2.500 cc sẽ giảm về 0% sau 9 năm

– Những xe có phân khối dưới 2.500 cc sẽ giảm về 0% sau 10 năm

Ghi chú: Nội dung Hiệp định EVFTA cũng nêu rõ và cam kết thuế của Việt Nam không áp dụng đối với xe đã qua sử dụng, xe con, xe 10 chỗ trở lên và xe chở hàng.

2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán x Mức thuế

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho ô tô nhập khẩu được tính dựa trên loại ô tô (số lượng chỗ ngồi) và dung tích xi lanh. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt cụ thể như sau:

TT Loại xe Mức thuế (%)
1 Xe ô tô dưới 9 chỗ trở xuống  
  Loại dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 35
  Loại dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 40
  Loại dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
  Loại dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 60
  Loại dung tích xi lanh từ 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
  Loại dung tích xi lanh từ 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
  Loại dung tích xi lanh từ 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
  Loại dung tích xi lanh từ 6.000 cm3 trở lên 150
2 Xe ô tô chở người từ 10 – dưới 16 chỗ 15
3 Xe ô tô chở người từ 16 – dưới 24 chỗ 10
4 Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng (dưới 24 chỗ)  
  Loại dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
  Loại dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
  Loại dung tích xi lanh từ 3.000 cm3 trở lên 25
5 Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho cùng loại quy định tại các mục 1,2,3,4 của Biểu thuế này
6 Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho cùng loại quy định tại các mục 1,2,3,4 của Biểu thuế này
7 Xe ô tô chạy bằng điện  
  Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
  Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
  Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
  Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
8 Xe mô – tô – hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh 75

 

2.3 Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Bất kỳ sản phẩm hay loại hàng hóa gì tại Việt Nam đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế giá trị gia tăng sẽ được tính theo công thức dựa trên quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung năm 2016 thì cách tính thuế giá trị gia tăng đối với xe ô tô nhập khẩu như sau:

Thuế giá trị gia tăng (VAT) = (Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Theo điều 8, Luật thuế giá trị gia tăng thuế suất giá trị gia tăng là 10%. Ô tô nhập khẩu không nằm trong danh sách miễn thuế (VAT=0%) nên thuế VAT sẽ là 10% áp dụng cho tất cả các dòng xe.

2.4 Thuế trước bạ

Cách tính lệ phí trước bạ ô tô được tính như sau:

Lệ phí trước bạ ô tô = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%)

hoặc Lệ phí trước bạ ô tô = (Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế GTGT)x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%)

– Giá tính lệ phí trước bạ sẽ căn cứ theo quy định của Bộ tài chính đối với từng loại xe (Quyết định 618/QĐ-BTC được điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1112/QĐ-BTC, Quyết định 2064/QĐ-BTC và Quyết định 452/QĐ-BTC).

– Mức thu lệ phí căn cứ theo khoản 5 điều 7 nghị định 140/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, được quy định:

TT Loại xe ô tô Thuế trước bạ Ghi chú
1 Ô tô, rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự 2%  
2 Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống 10%

HN:12%

3 Ô tô vừa chở người, vừa chở hàng (pick up) có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 05 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tải Van chở hàng nhỏ hơn 1.500kg 60% mức lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở từ 09 người trở xuống  
4 Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống, ô tô vừa chở người vừa chở hàng (pick -up) có khối lượng chuyên chở cho phép them gia giao thông nhỏ hơn 1.500kg và có từ 05 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tả VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500kg nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc  

– Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung (tức là không quá 15%).

 

2.5 Các loại phí ô tô

– Phí kiểm định ô tô được áp dụng theo Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/08/2013, cụ thể như sau:

TT Loại xe cơ giới Mức phí Phí cấp GCN
1 Xe ô tô tải, xe ô tô đầu kéo + Sơ mi rơ mooc trọng tải trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng 560.000 50.000
2 Xe ô tô tải, xe ô tô đầu kéo + Sơ mi rơ mooc trọng tải trên 7 tấn – 20 tấn và các loại máy kéo 350.000 50.000
3 Xe ô tô tải có trọng tải trên 2-7 tấn 320.000 50.000
4 Xe ô tô tải có trọng tải đến 2 tấn 280.000 50.000
5 Máy kéo bông sen, công nông và các loại phương tiện vận chuyển tương tự 180.000 50.000
6 Rơ mooc, sơ mi rơ mooc 180.000 50.000
7 Xe ô tô khách trên 40 ghế, xe buýt 350.000 50.000
8 Xe ô tô khách từ 25 – 40 ghế 320.000 50.000
9 Xe ô tô khách từ 10 – 24 ghế 280.000 50.000
10 Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi 240.000 100.000
11 Xe ô tô cứu thương 240.000 50.000

– Phí bảo trì đường bộ được áp dụng theo quy định của Bộ tài chính, cụ thể như sau:

TT Loại xe Mức phí (Nghìn đồng)/ tháng
1 6 12 18 24 30
1 Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký xe theo tên cá nhân 130 780 1.560 2.280 3.000 3.660
2 Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân), xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt), xe chở người 04 bánh có gắn động cơ 180 1.080 2.160 3.150 4.150 5.070
3 Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg 270 1.620 3.240 4.730 6.220 7.600
4 Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg 390 2.340 4.680 6.830 8.990 10.970
5 Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg 590 3.540 7.080 10.340 13.590 16.600
6 Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg 720 4.320 8.640 12.610 16.590 20.260
7 Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg 1.040 6.240 12.480 18.220 23.960 29.270
8 Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên 1.430 8.580 17.160 25.050 32.950 40.240

– Lệ phí cấp biển số xe ô tô:

Phương tiện Khu vực 1 (Hà Nội, HCM) Khu vực 2 (Thành phố, thị xã) Khu vực 3 (Huyện, xã)
Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống 20.000.000 1.000.000 200.000
Các loại ô tô khác 150.000 – 500.000 150.000 150.000
Sơ mi rooc, rơ mooc đăng ký rời 100.000 – 200.000 100.000 100.000

 Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc ô tô:

TT Loại xe Mức phí (VAT)
Xe không kinh doanh vận tải
1 Xe 4 – 5 chỗ 480.700
2 Xe 6 – 8 chỗ 873.400
3 Xe 15 -24 chỗ 1.397.000
4 Xe 25 – 54 chỗ    2.007.500
5 Xe bán tải 1.026.300
Xe kinh doanh vận tải
6 Xe 4-5 chỗ 831.600
7 Xe 06 chỗ 1.021.900
8 Xe 07 chỗ 1.188.000
9 Xe 08 chỗ 1.378.300
10 Xe 15 chỗ 2.633.400
11 Xe 16 chỗ 3.359.400
12 Xe 24 chỗ 5.095.200
13 Xe 25 chỗ 5.294.300
14 Xe 30 chỗ 5.459.300
15 Xe 40 chỗ  5.789.300
16 Xe 50 chỗ  6.119.300
17 Xe 54 chỗ  6.251.300
18 Taxi 5 chỗ  1.413.720
19 Taxi 7 chỗ 2.019.600
20 Taxi 8 chỗ 2.343.110
Xe tải
21 Xe dưới 3 tấn 938.300
22 Xe từ 3-8 tấn 1.826.000
23 Xe trên 8 tấn – 15 tấn 3.020.600
24 Xe trên 15 tấn 3.520.000
25 Xe đầu kéo 5.280.000

3. Cách tính thuế/ phí ô tô nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay

Tổng các khoản thuế/ phí cần phải nộp khi mua ô tô nhập khẩu tại Việt Nam được tính bằng công thức dưới đây:

Tổng các khoản thuế/ phí = (Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế VAT + Thuế trước bạ) + (Phí đăng kiểm + Phí bảo trì đường bộ + Phí cấp biển + Phí bảo hiểm TNDS bắt buộc)

Ví dụ: Tháng 02-2021, một khách hàng tại Hà Nội muốn mua xe nhập khẩu Mercedes – Benz GLA 250 4 Matic SUV 2021 có giá là 38.230 $ tại Đức (tương đương 881.583.800 đồng, với tỷ giá 23.060 đồng)thì tổng các khoản thuế/ phí khách hàng sẽ phải chịu cụ thể như sau:

TT Các hạng mục Tỷ lệ (%) Thành tiền Công thức
1 Giá trị xe   881.583.800  
2 Thuế nhập khẩu 63.8 562.450.464 (1) x 63.8%
3 Thuế tiêu thụ đặc biệt (xe 2.0) 50 440.791.900 (1) x 50%
4 Thuế GTGT 10 188.482.616 ((1)+(2)+(3))x10%
5 Phí trước bạ 12 248.797.053 ((1)+(2)+(3)+(4))x12%
6 Phí kiểm định ô tô (xe 05 chỗ)   340.000  
7 Phí bảo trì đường bộ (1 năm)   1.560.000  
8 Phí làm biển số   20.000.000  
9 Phí BH bắt buộc   480.700  
  Tổng giá trị xe cuối cùng   2.344.485.535 (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)+(7)+(8)+(9)

Trên đây là các thông tin về thuế nhập khẩu ô tô, cách tính thuế/ phí cho ô tô nhập khẩu và giá trị cuối cùng của chiếc xe mà khách hàng cần chi trả để khách hàng tham khảo. Hy vọng với thông tin này sẽ hữu ích hơn cho khách hàng đang tìm hiểu và có nhu cầu mua xe ô tô nhập khẩu.

 
 
Xe ở Việt Nam thường chọn option và tiêu chuẩn y chang bên thị trường Đức, build 1 chiếc với option giống 100% option chiếc GLE 450 mới ra mắt ở VN thì bên Đức có giá 97.800 Euro [ chiếc tiêu chuẩn chưa có option khoảng 74k Euro ]. Thuế VAT ở Đức là 19%, trừ khoản này ra còn lại trước VAT = 79.218 Euro
 
1.- Giá gốc : 79.218€
 
2.- Thuế nhập khẩu 70% = 55.452 €
 
3.- Trị giá tính thuế TTĐB = (1)+(2) = 134.670
 
4.- Thuế tiêu thụ đặc biệt 134.670 x 60% = 80.802 €
 
5.- Trị giá sau khi có thuế TTĐB = (3)+(4) = 215.472 €
 
6.- Thuế VAT = 215.472 x 10% = 21.547 €
 
7.- Trị giá của xe sau thuế VAT = 237.020 €
 
8.- Trị giá VNĐ = 237.020 x 25.318 = 6.000.878.841 VNĐ
 
Đấy là làm ví dụ cho vui để hiểu rõ cách tính 1 chiếc xe nhập khẩu về Việt Nam. Hãng nhập từ hãng Mẹ chắc giá có ưu đãi 1 giá gốc cho công ty ở VN nên giá bán 4,369 tỷ cũng phải chắc chiu từng option sao cho vừa đủ dùng, ai thích option thì cứ đặt thêm 🧐. Thử thêm 1 option có giá 1.000 € thì giá cuối cùng phải cộng thêm khoảng 62tr VNĐ
 
Quay lại giá gốc khoảng 79k € và về Việt Nam trở thành 237k € ==> Như vậy dùng xe nhập khẩu có tinh thần yêu nước gấp 2 lần nếu mua xe lắp ráp trong nước. Ai hô hào mua xe trong nước là yêu nước thì xem lại công thức ở trên 🤣🤣🤣
 
Bài này đọc cho vui nha các bạn, không liên quan đến hãng 🍻
Nguồn GLC Club

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);