Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp chính xác và đơn giản nhất!

Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp ✅chính xác và đơn giản nhất!  viết lại từ bài Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp,✅bảo hiểm thất nghiệp hà nội, tphcm online✅ đơn giản nhất chia sẻ cách, thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp  và trả lời câu hỏi làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu giúp các bạn . Đặc biệt là các khu vực bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn)

Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp chính xác và đơn giản nhất!
Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp chính xác và đơn giản nhất!

Chắc có lẽ không ít người thắc mắc và cảm thấy bối rối trước những quy định về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hiện nay. Bản thân mình cũng đã từng như vậy, nên mình quyết định viết bài này để hướng dẫn chi tiết cho các bạn nhé.

1)Thứ nhất, đó là trợ cấp thôi việc. Trợ cấp thôi việc khác BHTN, trợ cấp thôi việc sẽ được chi trả bởi doanh nghiệp nơi bạn làm việc và không phải là bảo hiểm thất nghiệp nhé. Một số công ty sẽ lợi dụng sự mù mờ của người lao động Việt Nam mà công khai ‘xù’ khoàn này, nhưng nếu bạn đã biết thì bạn phải đòi hỏi nhé, vì đó là quyền lợi của mình. Khoản trợ cấp này nói đơn giản là để giành cho số tháng mà công ty không đóng BHXH cho bạn, ví dụ thời gian 2 tháng thử việc chẳng hạn. Các bạn google tìm hiểu thêm vì bài này chủ yếu nói về BHTN thôi.
2) Thứ 2, đó là về luật hưởng BHTN mới: BHTN sẽ dc tính bằng 60% lương khai báo và không quá 5 lần lương cơ bản vùng. Như vậy nghĩa là sao, mình ví dụ như sau: lương tối thiểu vùng hiện tại của khu vực TPHCM là 3tr5/tháng à 3tr5*5= 17tr5. Tức là nếu 60% lương khai báo với BHXH lớn hơn 17tr5, thì bạn cũng chỉ được nhận tối đa là 17tr5 thôi nhé. Nhưng mà yên tâm đi, 60% lương mà lớn hơn 17tr5 thì đại đa số người lao động lương ba cọc ba đồng chúng ta chưa phải lo.
3) Thứ 3, đó là số tháng được nhận trợ cấp thất nghiệp (mỗi tháng là 60% lương như đã nói ở trên) được tính bằng khoảng thời gian đóng BHXH:– Đóng đủ 12 tháng thì được hưởng 1 tháng trợ cấp– Từ 12 đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp– Và cứ đủ thêm 12 tháng nữa thì được hưởng thêm 1 tháng

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để làm thủ tục?

Đơn đề nghị hưởng BHTN, cái này khi đến trung tâm giới thiệu việc làm thành phố để làm đơn hưởng trợ cấp thất nghiệp, họ sẽ phát cho ghi tại chỗ.
Quyết định thôi việc, chấm dứt HĐLĐ do công ty đưa cho bạn. Cái này bạn phải photo công chứng và nộp bản sao công chứng đó thôi, bản gốc bạn giữ lại để sau này hưởng Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần, KO NỘP BẢN GỐC nhé!
Sổ BHXH và bản sao của sổ (ko cần công chứng) với đầy đủ giấy tờ các tháng đã đóng tiền trong đó, nhớ ktra kỹ các thông tin chi tiết vì sổ này hay sai lắm. Sổ này sẽ được công ty trả vào khoảng 1 tháng sau khi bạn nghỉ.
CMND và bản sao CMND (ko cần công chứng)
2 tấm hình 3×4 cho những ai chưa có tài khoản thẻ Đông Á để chuyền tiền BHTN. Lưu ý thẻ Đông Á mới được nhé
 
Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp
Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp

Cách thức nộp ra sao?

– Trong vòng 3 tháng kể từ ngày ghi trên Quyết Định Thôi Việc và vẫn chưa có việc làm (lưu ý là trong vòng 3 tháng kể từ ngày ghi trên QĐ, chứ ko phải ngày nghỉ việc của bạn. Ví dụ bạn nghỉ việc ngày 10/1 nhưng QĐ ghi ngày 20/2 thì bạn căn cứ vào ngày 20/2 đó mà tính ra 3 tháng nhé.), bạn đem tất cả những giấy tờ trên đến Trung tâm hỗ trợ việc làm của thành phố để làm thủ tục. Thêm 1 lưu ý nữa là có 8 địa điểm tiếp nhận đăng ký BHTN ở TPHCM, bạn nên chọn địa điểm gần nhà để đi, không cần phải lên đúng trung tâm dịch vụ việc làm ở quận Bình Thạnh đâu nhé.

Nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp:

Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp ở HCM

1. Trung tâm dạy nghề Quận 2:
145 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Đông, Quận 2: phục vụ người lao động các quận 2, 9, Thủ Đức

2. Trung tâm dạy nghề Tân Bình: 456 Trường Chinh, phường 13, Tân Bình.
Số điện thọai liên lạc: 028.38101947

3. Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân
637 Bà Hom, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân : phục vụ người lao động các quận 6, 11, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Điện thoại: 028.22243691

4. Liên đoàn Lao động Quận 7
314, Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7: phục vụ người lao động quận 7, huyện Nhà Bè và Cần Giờ.
Điện thoại: 028.38728737

5. Văn phòng Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh
153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh: phục vụ người lao động các quận 1,3,4,5,8,10, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò vấp.
Điện thoại: 028.38406154 Số lẻ 101, 122
Phòng Hành chánh: 028.35147186
Phòng Xử lý QĐ: 028.35147187

6. Trường trung cấp nghề Củ Chi
Đường Nguyễn Đại Năng – KP 1, thị trấn Củ Chi: phục vụ người lao động huyện Củ Chi.
Điện thoại: 028.22243693

7. Trường trung cấp nghề Thủ Đức
17 Đường số 8, P.Linh Chiểu, Quận Thủ Đức : phục vụ người lao động các quận 2, 9, Thủ Đức.
Điện thoại: 028.37228171

8. Trung tâm dạy nghề huyện Hóc Môn
146 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, Hóc Môn : phục vụ người lao động huyện Hóc Môn, quận 12.
Điện thoại: 028.22243692

Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Đà Nẵng

Đối với người lao động làm việc, sinh sống, mong muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Đà Nẵng thì có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đó nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa chỉ sau:

1. 21 Phan Châu Trinh, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3550 222

2. 278 Âu Cơ, Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3740 260

Địa chỉ đăng ký thất nghiệp tại Hà Nội 2019 bao gồm các địa điểm sau:

1. Phòng Bảo hiểm thất nghiệp – Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội 
 
– Địa chỉ: Số 285 phố Trung Kính – Yên Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội 
 
Điện thoại: 04.3782.2806/ máy lẻ 209 Tiếp nhận hồ sơ lao động của các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Từ Liêm 
 
– Địa chỉ: E6b – Ngõ 33- Phố Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: 04.3869.1401/Máy lẻ 14 
 
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai.
 
2. Phòng Bảo hiểm thất nghiệp – Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội 
 
Địa chỉ: Số 144 Trần Phú – quận Hà Đông – Hà Nội 
 
Điện thoại: 024.3382.9082 
 
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các quận, huyện sau: Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Chương Mỹ
 
3. Phòng Lao động TBXH thị xã Sơn Tây 
 
Địa chỉ: Số 5 phố Phó Đức Chính, Phường Ngô Quyền – thị xã Sơn Tây – Hà Nội 
 
Điện thoại: 024.3360.0838 
 
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các huyện sau: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất.
 
4. Phòng Lao động TBXH huyện Hoài Đức 
 
Địa chỉ: Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội 
 
Điện thoại: 024.3366.2537 
 
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai.
 
5. Phòng Lao động TBXH huyện Thanh Trì 
 
Địa chỉ: Số 365 Đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội 
 
Điện thoại: 024.3861.1038 
 
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các huyện: Thanh Trì Thường Tín, Phú Xuyên
 
6. Phòng Lao động TBXH quận Long Biên 
 
Địa chỉ: Số 1 phố Vạn Hạnh, khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên – Hà Nội 
 
Điện thoại: 024.3650.1180 
 
Tiếp nhận hồ sơ lao động của quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm
 
7. Phòng Lao động TBXH huyện Sóc Sơn 
 
Địa điểm: Thị trấn Sóc Sơn – Hà Nội 
 
Điện thoại: 024.3884.0164 
 
Tiếp nhận hồ sơ của các huyện sau: Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh

Chú ý về kinh nghiệm đi làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp

Bạn nên đi từ sáng sớm vì thủ tục vòng vèo không nhanh đâu nhé. Sau khi đã nộp đầy dủ và đúng các giấy tờ cần thiết, bạn sẽ được cho một tờ giấy hẹn (hình bên dưới) để đến nhận quyết định được trợ cấp thất nghiệp. Giấy hẹn thường sau 20 ngày hoặc cả tháng (nếu bạn không may đi vào ngày cuối tháng như mình)

Sau khi cầm giấy hẹn, bạn xem ngày họ hẹn là ngày bao nhiêu, đúng ngày đó bạn lên để lấy quyết định xem mình có được nhận bảo hiểm không. Nếu được nhận, bạn về nhà và chờ khoảng từ 3 đến 15 ngày sẽ có tiền.Cứ thế lên trình diện vào các tháng tiếp theo để lấy tiền trợ cấp nhé!

Lưu ý thêm:Thường thì nhà nước có tổ chức các khóa học miễn phí ngắn hạn cho người lên nhận BHTN. Theo thông tin mình được biết thì khoản hỗ trợ này đã kết thúc vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, nếu sau này ai lên làm bảo hiểm mà họ thông báo có hỗ trợ các khóa học miễn phí, thì bạn nên học. Vì có những khóa nếu tham gia học mình sẽ được miễn lên trình diện để hưởng trợ cấp thất nghiệp trong vòng 1, 2 tháng.
Như vậy tiết kiệm thời gian chầu trực ở Trung Tâm hỗ trợ việc làm, mà lại được học kiến thức mới. Thông tin về việc miễn trình diện không phải lúc nào cũng được thông báo đâu, nên bạn phải chủ động hỏi nhé!
 

Nguồn: FAcebook Trang Nguyễn

Thủ tục hành chính bảo hiểm thất nghiệp- Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Thủ tục Thủ tục: Đăng ký bảo hiểm thất nghiệp (TTHC mức 2)
Trình tự thực hiện – Người lao động nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội.
– Người lao động nhận Giấy biên nhận đã đăng ký thất nghiệp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội.
Cách thức thực hiện Trực tiếp tại Bộ phận phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội. Các điểm tiếp nhận và trả kết quả gồm: – Số 215, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy (số điện thoại: 04.3.782.2806); – Số E6b, Ngõ 33 phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng (số điện thoại: 04.3.869.1401); – Số 134 đường Thanh Bình, quận Hà Đông (số điện thoại: 04.3.382.9082); – Trung tâm dạy nghề huyện Sóc Sơn, thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn (số điện thoại: 04.2.246.8928); – Số 562 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên (số điện thoại: 04.3.674.0595); -Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long,Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh (số điện thoại: 04.3.955.5248).
Thành phần, số lượng hồ sơ a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đăng ký thất nghiệp (theo mẫu)
– Thông tin đăng ký thất nghiệp (theo mẫu)
b) Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)
Thời hạn giải quyết Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký thất nghiệp
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Kết quả thực hiện Thông tin đăng ký thất nghiệp (có chữ ký của người tiếp nhận)
Lệ phí Không
Mẫu đơn, mẫu tờ khai – Đăng ký thất nghiệp (theo mẫu số 1 Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2013);
– Thông tin đăng ký thất nghiệp (theo mẫu số 2 Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2013).
Yêu cầu 1. Người lao động trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký thất nghiệp;
2. Xuất trình bản gốc hoặc bản chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu khi đến;
3.Trong thời hạn 3 tháng tính theo tháng dương lịch kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì Người lao động phải trực tiếp đăng ký thất nghiệp.
(Lưu ý về thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đăng ký thất nghiệp: Hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, Người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp).
Những trường hợp Người lao động đã quá thời hạn đăng ký thất nghiệp 3 tháng theo quy định, nhưng nhiều nhất không quá 7 ngày tính theo ngày dương lịch kể từ ngày hết hạn đăng ký thất nghiệp thì được đăng ký thất nghiệp và xem xét giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Ốm đau, thai sản có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc cấp tương đương trở lên;
– Bị tai nạn có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc cấp tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;
– Do thiên tai, dịch họa có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo đơn đề nghị của người lao động.
Cơ sở pháp lý +Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
+ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
+ Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
+Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
+ Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
+ Quy trình liên ngành giữa Sở LĐTBXH và BHXH thành phố Hà Nôi số 2582/2013 ngày 11/11/2013.

Bài viết liên quan về bảo hiểm thấp nghiệp:

Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 2018
Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 2018 tại TPHCM
10 ngành có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất Việt Nam hiện nay
Công thức tính lương bảo hiểm thất nghiệp mới nhất (update)
Thủ tục lĩnh và nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại TPHCM
Quy trình và cách lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 
Còn việc có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? 

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp chính xác và đơn giản nhất!

  1. Pingback: 5 อันดับ เกมสล็อตค่าย Pragmatic Play

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);