Các công thức tính thuế mới cập nhật – rất hay- ôn thi công chức

Các công thức tính thuế mới cập nhật – rất hay- ôn thi công chức. Nằm trong series các kinh nghiệm học môn thuế, thi môn thuế để ôn thi công chức thuế, và hải quan .

Các công thức tính thuế mới cập nhật - rất hay- ôn thi công chức
Các công thức tính thuế mới cập nhật – rất hay- ôn thi công chức

Công thức Thuế GTGT :

Đây là loại thuế gián thu được tính trên giá trị gia tăng thêm do việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa

Có 3 mức thuế suất được áp dụng ở VN là 0%, 5%, 10 %

Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – đầu vào

Thuế GTGT đầu ra = giá chưa có thuế GTGT x số lượng x thuế suất thuế GTGT

Thuế GTGT đầu vào : thống kê trên hóa đơn đầu vào + thuế GTGT đã nộp lúc nhập khẩu

Các trường hợp đặc biệt

Ở Thuế GTGT, chủ yếu các bạn tính ở đầu ra.

Nhưng khi nhập khẩu, các bạn cần tính thuế GTGT phải nộp ở khâu nhập khẩu.

Theo luật thuế thì thuế GTGT phải nộp khi nhập khẩu đựoc tính cho từng lần nhập khẩu.

Vì vậy, các bạn phải đóng ngay khi nhập khẩu.

Giá tính thuế GTG khi nhập khẩu là giá CIF + thuế NK + Thuế TTĐB (nếu có)

Sau đó, khi bán ra, thì sẽ được khấu trừ đầu vào tương ứng

1 Bán ra –> tính VAT đầu ra

2 Nhập khẩu tính VAT phải nộp

3 Cuối kì

TÍnh tổng VAT phải nộp do mua bán = Tổng VAT đầu ra – đầu vào

trong trường hợp nhập khẩu, thì bạn đã phải đóng VAT lúc nhập khẩu rồi

VAT phải nộp cuối cùng = tổng VAT đầu ra – VAT nộp lúc nhập khẩu – các khoản VAT đầu vao mua trong nước

Công thức Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TTĐB chỉ nộp 1 lần ở nơi nhập khẩu, nơi sản xuất hoặc kinh doanh

Thuế phải đóng = giá chưa có thuế TTĐB x thuế suất thuế TTĐB

Nhập khẩu
khi nhập khẩu, DN phải đóng thuế TTĐB duy nhất 1 lần ở đấy

Giá tính thuế TTĐB sẽ là giá CIF + thuế NHập khẩu nếu có

Sản xuất kinh doanh
giá tính thuế sẽ là giá bán chưa có thuế GTGT

Khấu trừ thuế

Thuế TTĐB sẽ được khấu trừ khi nhà sản xuất mua nguyên liệu là loại chịu thuế TTĐB dùng để sản xuất ra mặt hàng cũng chịu thuế TTĐB

Công thức Thuế xuất, nhập khẩu

Đây cũng là 1 loại thuế gián thu, đánh trên hàng hóa xất khẩu hoặc nhập khẩu!

Thuế xuất, nhập khẩu được tính dựa trên 2 loại giá: giá CIF và giá FOB.

+ Giá CIF (Cost, Insurance and Freight): là giá bao gồm cả phí vận chuyển và bảo hiểm.

Là giá tại sân bay của người mua!

Giá CIF là giá dùng để tính thuế nhập khẩu phải nộp!

Trích:

Thuế NK phải nộp = giá CIF x thuế suất thuế NK.

+ Giá FOB (Free On Board: miễn trách nhiệm) dùng để tính cho thuế xuất khẩu

Trích:

Thuế XK phải nộp = giá FOB x thuế suất thuế XK.

Mối quan hệ giữa giá CIF và giá FOB

FOB = CIF – I – F

Trong đó: I là chi phí bảo hiểm trên 1 đơn vị sản phẩm

F là chi phí vận chuyển trên 1 đơn vịsản phẩm

Thuế xuất nhập khẩu rất dễ tính!

Các bạn chỉ cần chú ý 1 số trường hợp miễn thuế xuất nhập khẩu thôi

Một sốtường hợp thường gặp là:

1. Hàng tạm nhập tái xất hoặc tạm xất tái nhập

2. Hàng hóa là tài sản di chuyển theo quy định

3. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí!

4. Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xất hàng xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết.

Công thức Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập DN, trước đây là thuế lợi tức nằm trong thuế công thương nghiệp.

Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của tất cả các tổ chức và cá nhân kinh doanh!

Công thức

ThuếTN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất

Trong đó:

+ Thu nhập chịu thuế = doanh thu – chi phí hợp lý, hợp lệ + thu nhập chịu thuế khác

+ Thuế suất: 28% đối với tất cả DN

Nếu DN có khoản thu nhập từ nước ngoài, thì DN sẽ được khấu trừ toàn bộ số thuế đã đóng ở nước ngoài, nhưng không vượt quá số thuế phải đóng ở VN.

Ví dụ: DN A có thu nhập từ nước ngoài là 700 triệu, là khoản thu nhập sau khi đã đóng thuế ở nước ngoài 300 triệu.

Số thuế ở VN phải đóng

(700 + 300) x 28% = 280 triệu.

DN đã đóng ở nước ngoài 300 trệu. nhưng chỉ được khấu trừ thuế 280 triệu.

Hay nói cách khác, DN không phải đóng thuế TNDN ở VN.

Ngoài ra, khi DN có thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất!

Thì sau khi nộp thuế Dn 28% trên lợi nhuận, DN còn phải chịu 1 khoản thuế lũy tiến từng phần dự trên

Lợi nhuận còn lại / chi phí như sau

đến 15% – TS: 0%

15 – 30% – 10%

30 – 45% – 15%

45 – 60% – 20%

trên 60% – 25%

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);