Ưu nhược điểm của dòng CPU AMD Ryzen

Ưu nhược điểm của dòng CPU AMD Ryzen. Bài viết chia sẻ những nhận định so sánh giữa AMD và Intel ở mức sâu hơn. Cá nhân mình nghĩ : Ryzen là 1 bước đột phá lớn của AMD nhưng về temp / điện thì vẫn chưa khắc phục triệt để ! Về hiệu năng thì vẫn ngon nhưng có lẽ “vẫn chưa đủ” thõa mãn cho lắm !

Ưu điểm :

+ Có sự đột phá về mặt hiệu năng so với các đời trước của AMD và đánh nhau sòng phẳng với Intel ở nhiều ứng dụng thiên về đa nhân trong cùng phân khúc.
+ Giá rẻ hơn Intel rất nhiều nếu so về mặt hiệu năng, đặc biệt trong các ứng dụng tận dụng đa nhân như render / multitaks.
+ Tạo ra sự cạnh tranh, ít nhiều ảnh hưởng về ưu thế độc tôn của Intel.

Nhược điểm :

+  Nhược đầu tiên, đó chính là ko có gì thay đổi nhiều. Bản chất Ryzen lại quay trở lại bài toán trên K10.5 cho Deneb và Thuban. Tức sản phẩm ban đầu sẽ rất hiệu quả đối với những ai chơi render/multitaks, nhưng đối tượng này không nhiều.

+  Đối với đối tượng game, Ryzen hiện tại chưa thể là một điểm sáng dù hiệu năng cũng rất ổn. Điều này, như chúng ta lý giải, đó là các dev lâu nay quen tối ưu hiệu năng cho đối tác của họ là Intel. Nếu muốn ngon và đẹp, hãy chờ và đợi, khi các dev là đối tác AMD họ phát hành những bản fix cho soft / game của họ nhằm tăng cường hiệu năng.

+ Temp và điện năng tiêu thụ vẫn không có gì thay đổi so với các đời trước. Tức là, trong nhiều review đã giấu nhẹm đi vấn đề temp : temp CPU, temp VRM, temp môi trường… Khi ép xung lên, vCore ăn rất nhiều, mức điện năng tiêu thụ tăng rất cao ( tuyến tính tỉ lệ thuận với vCore tăng ). Theo định luật bảo toàn năng lượng, thì nó phải mất đi dưới dạng nhiệt năng, vậy lượng nhiệt sinh ra khi điện năng tiêu thụ tăng cao nó nằm ở đâu ? Trong khi nhiều kết luận bảo nó mát ? Nếu mát, tại sao thiết kế phase / mosfet / IC controller VRM của Main lại nhiều / tốt hơn so với Intel nếu cùng phân khúc ?

Trong một diễn biến khác, một tester cao tay ở Việt Nam đã chia sẻ hình ảnh đo temp của Ryzen cho mình, trong đó có phần AUX ( là temp VRM ), ở fulload 3.8Ghz nó đã 82 độ ( dù là Main có mạch VRM rất tốt ). Loại trừ khả năng con CPU hàng ES nó nóng sẵn, thì điều này minh chứng cho việc temp là một vấn đề của Ryzen.

+ Xung nhịp RAM chính là xung nhịp của IMC CPU, dẫn tới khả năng OC RAM khó hơn rất nhiều so với các CPU AMD kiến trúc cũ và đối với cả Intel. Nên nhiều trường hợp, IMC yếu, bus RAM cao nó ko nhận là điều quá dễ hiểu. X99 của Intel cũng đã dính nhiều trường hợp như vậy.
+  AVX thì mình ko bàn tới nữa, vì cái này chỉ có phù hợp với ứng dụng khoa học.

VẬY CÓ NÊN CHỌN RYZEN R7 TẠI THỜI ĐIỂM NÀY ? CÂU TRẢ LỜI LÀ TÙY

.
+  Với những bạn thiên về gaming, hãy mua ngay Z170/ Z270 + i7 7700K và ép xung nó lên 4.5Ghz chạy daily hàng ngày với một tản nhiệt 500K. Điều này sẽ có lợi cho các bạn rất nhiều. Bởi vì giá Ryzen 1700X = i7 7700K + Z170 / Z270 + hơn 1 triệu nữa. Giá vẫn rẻ cho một cuộc tình lâu dài. Chưa kể, động thái sắp tới, nếu Intel giảm giá những dòng này, liệu các bạn còn nghĩ tới AMD nữa ?

+  Với những bạn cần một bộ máy để render / multitask ( thậm chí gaming nhưng kiêm luôn cả stream ) luôn và ngay và ko quá quan trọng vài FPS trong game cũng như giá cả. Hãy chọn Ryzen R7.
 + Một Mainboard X370 có thiết kế VRM tốt. Một thời gian sau, dev tối ưu các ứng dụng cho Ryzen, các bạn có thể sẽ được hưởng lợi.

Và lần trước, mình đã có nói, nếu chọn AMD, tại sao phải chọn dòng Mainstream R5, R3 mà ko phải Performance hay Extreme ( flagship ) R7 ở thời điểm này :

+  Với đối tượng ở phân khúc này, các ứng dụng vẫn tận dụng từ 2 tới 4 core và xung cao càng tốt. AMD sẽ có lợi ở điểm này từ hiệu năng tới mức giá cả.
+ Temp và điện năng tiêu thụ phần nào được giải quyết do mức ăn điện của những dòng này là ít hơn đám Ryzen R7.
+  Mainboard giá cả phù hợp, đặc biệt là với các model ASRock luôn có thiết kế VRM tốt hơn so với các đối thủ ở phân khúc này.

Nên Chọn Intel hay AMD Ryzen

Với một máy tính render nặng chuẩn thì nên chọn Dua Xeon- và gần như không có lựa chọn thay thế. Còn với máy tính render cơ bản thì  AMD hơn intel tầm chung giá. Theo mình nghĩ thì đã quá ngon cho AMD 1 bước đi khá tốt.mình hy vọng 1 ngày ko xa AMD sẽ làm nên lịch sử

Đôi điều về dòng Ryzen AMD
Bài viết từ hội Asrock- Mông Đá của anh Cao Sinh Tiến
Cảm ơn anh đã chia sẻ 🙂
https://www.facebook.com/cu.ratto?fref=nf

Giới thiệu về CPU AMD

AMD (Advanced Micro Devices) là công ty bán dẫn đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. Họ đã có hơn 50 năm trong ngành sản xuất linh kiện. Theo thời gian AMD đang trở thành 1 ông lớn thực sự trong ngành, doanh số bán hàng của họ tăng vọt trong nhiều năm trở lại đây. 

Trong tương lai không xa, nếu duy trì được đà tăng trưởng cùng việc liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm thì Intel không chắc sẽ duy trì được thế độc tôn của mình 

Các dòng AMD hiện nay

Cũng giống như Intel, AMD cũng có tiến trình phát triển rất nhanh chóng. Những bộ xử lý đầu tiên của AMD xuất hiện từ năm 1975 là series Am2900. Sau đó là những cuộc cách mạng công nghệ rất lớn để phù hợp với sự phát triển chung của ngành sản xuất máy tính.

Lần lượt các thế hệ tiên tiến hơn ra đời như: AMD 29000, AMD Opteron A1100, Dòng Amx86, AMD kiến trúc K (K5, K6, K7, K8, K10)

Tuy nhiên hiện này  AMD đã dừng sản xuất các dòng CPU từ Turion trở về quá khứ. Hiện nay họ đang tập trung phát triển và sản xuất các thế hệ CPU từ FX, Athlon X4. 

 

– AMD Athlon: Đây là dòng CPU AMD có giá thành siêu rẻ mà công ty này còn tập trung sản xuất nhưng với số lượng không nhiều. AMD Athlon đã được nâng cấp và chạy trên nền socket AM4. Hiệu năng của dòng này không mạnh và sẽ phù hợp vỡi những người sử dụng có túi tiên hạn hẹp.

 

– AMD FX: Đây là thế hệ cao cấp hơn so với dòng Athlon. Những bộ vi xử lí này của AMD dùng thế hệ vi kiến trúc cũ và socket AM3. Tuy nhiên socket AM3 chỉ hỗ trợ RAM DDR3 nên bạn sẽ khó lòng mà tận dụng được sức mạnh tối đa của nó. 1 số CPU nổi bật của dòng AMD FX là FX-9590, FX-4100, FX-9590. Những CPU này phù hợp với những người chỉ có nhu cầu lướt web cơ bản hoặc soạn thảo văn bản.

– AMD Ryzen phổ thông: Đây là dòng vi xử lý phổ thông và nổi tiếng nhất của AMD. AMD Ryzen  sử dụng socket AM4 tương thích với nhiều loại mainboard. Đây là dòng sản phẩm để cạnh tranh trực tiếp với các dòng Core I 3 – 9 của Intel. 

Ryzen có thể được phân biệt ra ba dòng nhỏ là Ryzen 3, Ryzen 5, Ryzen 7. Hiện nay Ryzen đã tung ra dòng Ryzen 9 cao cấp hơn cho những người dùng đồ họa chuyên nghiệp. 

CPU thuộc dòng Ryzen có 1 điểm hết sức đặc biệt là đều được tích hợp một bộ tản nhiệt và nó hoạt động khá hiệu quả.

Những con số của từng dòng cũng ý nghĩa riêng biệt. Cụ thể là số đầu tiên sau “Ryzen(3,5,7,9)” là chỉ thế hệ thứ mấy của dòng Ryzen này. Ví dụ Ryzen 9 3900X là thế hệ thứ 3 của Ryzen 9. Chữ cái cuối cùng mang hàm ý của AMD. Chữ X của dòng Ryzen 9 3900X sẽ có xung nhịp cao nhất, sử dụng nhiều điện năng. Chúng có hiệu suất cũng mạnh nhất và có công nghệ XFR tích hợp.

– AMD Threadripper: AMD trang bị cho Threadripper socket 4049 TR4 nên bạn sẽ cần phải dùng mainboard chuyên dụng. Thế hệ Ryzen Threadripper đầu tiên bao gồm 1920X và 1950X. Những phiên bản này có 8 lõi, 16 luồng và 16 lõi, 32 luồng nên sức mạnh xử lí của chúng vượt trội hẳn so với các thế hệ CPU khác của AMD. Dòng CPU này phù hợp với những người thiết kế đồ họa,những nhà sáng tạo nội dung và cần 1 chiếc PC khủng có tốc độ vượt trội.

Ưu điểm, nhược điểm của CPU AMD

Hiện nay AMD đang tập trung phát triển chính dòng CPU Ryzen để cạnh tranh trực tiếp với CPU Core I của Intel. Hà Linh sẽ nêu ra 1 số ưu điểm và nhược điểm của CPU Ryzen để bạn đọc tham khảo

– Ưu điểm: 

CPU AMD Ryzen có sự đột phá về hiệu năng so với các đời trước của AMD, có nhiều ứng dụng thiên về đa nhân trong cùng một phân khúc.

CPU Ryzen có giá rất cạnh tranh, rẻ hơn CPU của Intel,

CPU Ryzen được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, giúp cải thiện hiệu suất cũng như điện năng tiêu thụ cũng được giảm đáng kể. Nếu đánh giá bằng chỉ  số IPC, số tập lệnh thực hiện được trên mỗi xung nhịp, tăng tới 52% so với thế hệ trước, Excavator.

Với những người dùng chuyên nghiệp với các nhu cầu xử lý dữ liệu mạnh mẽ như render, Ryzen là một lựa chọn vô cùng lý tưởng.

Tính ổn định cao, không còn hiện tượng Crash, treo máy như các thế hệ CPU cũ của AMD. 

– Nhược điểm:

Mặc dù có nhiều sự thay đổi tuy nhiên Bản chất Ryzen vẫn quay trở lại bài toán trên K10.5 cho Deneb và Thuban

Ryzen không phải là sản phẩm phù hợp để chơi game so với Intel khi có hiệu năng tính toán thấp hơn so với đối thủ

Temp và điện năng tiêu thụ vẫn không có gì thay đổi so với các đời trước. CPU Ryzen vẫn bị nhiều chuyên gia đánh giá kém về vấn đề này. Khi ép xung lên, vCore ăn rất nhiều, chính vì vậy mức điện năng tiêu thụ cũng tăng rất cao ( tuyến tính tỉ lệ thuận với vCore tăng )

Nhiều trường hợp, IMC yếu, bus RAM cao nó ko nhận. Vì Xung nhịp RAM của thế hệ Ryzen chính là xung nhịp của IMC CPU. Chính vì vậy khả năng OC RAM khó hơn rất nhiều so với các CPU AMD kiến trúc cũ hơn và đặc biệt là khó lòng so sánh với CPU Intel. 

Khi hoạt động nhiều thì CPU Ryzen sinh ra nhiều nhiệt lượng hơn, nóng hơn rất nhiều va gây phiền phức cho người dùng.

 

CPU AMD Ryzen 5 3600X 3.8 GHz (4.4GHz Max Boost) / 36MB Cache / 6 cores / 12 threads / 95W / Socket AM4)

Socket: AM4
Số lõi/luồng: 6/12
Tần số cơ bản/turbo: 3.8 GHz /4.4 GHz
Bộ nhớ đệm: 36 MB

 

CPU AMD Ryzen 7 3800X 3.9 GHz (4.5GHz Max Boost) / 36MB Cache / 8 cores / 16 threads / 105W / Socket AM4)

Socket: AM4
Số lõi/luồng: 8/16
Tần số cơ bản/turbo: 3.9 GHz /4.5 GHz
Bộ nhớ đệm: 36 MB

Một số cấu hình máy tính AMD Ryzen

AMD Ryzen 7 2700 3.2Ghz (4.1Ghz Turbo) Socket AM4
ASUS PRIME X470-PRO
Gskill Trident Z RGB – 16GB (8GBx2) DDR4 Bus 3000 Cas 16
Gigabyte Nvidia Geforce GTX 1060 WINDFORCE 3G
Plextor S3C 256GB True Speed – Sata3 SSD
Seagate Firecuda 2TB 64MB Cache 7200 RPM SATA 3
Andyson Venus 600W 80 Plus – Active PFC Single Rail True Power
Infinity Hyperion Lite Gaming Case

BO MẠCH CHỦ MSI B360M MORTAR – Socket 1151v2
BỘ VI XỬ LÝ Intel Core i7-8700 Coffee Lake 6-Core 3.2 GHz LGA 1151v2
RAM GeIL EVO SPEAR 8GB (1 x 8GB) Bus 2400 (2 cái)
HDD WD 1TB /7200 Rpm / Cache 64MB /Sata 3 (6.0 GB/s) – Caviar Blue
SSD Team L3 Evo sata 3 120GB
CHỌN VGA Colorful GeForce GTX1060 NB 3G
CHỌN NGUỒN Xigmatek Shogun SJ-B500 500W 100% Japan Cap – Single Rail – 80 Plus Bronze PSU
VỎ CASE XIGMATEK SCORPIO (EN40339) (TẶNG KÈM 3 FAN LED)
TẢN NHIỆT Tản nhiệt khí Aardwolf GH-V120 

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Ưu nhược điểm của dòng CPU AMD Ryzen

  1. Pingback: หวยออนไลน์

  2. Pingback: No code testing tools

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);