Nên chọn trường nào: Ngân Hàng, Thương mại, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Tài chính

Nên chọn trường Ngân Hàng, Con gái nên học ngành gì 2022, Nên chọn ngành gì để học đại học, Top 10 trường đại học tốt nhất Hà Nội, Con gái nên thi vào trường Đại học nào, Nên học trường Đại học nào ở Hà Nội, Tư vấn chọn trường đại học khối D, Kinh nghiệm chọn trường đại học, Con gái học Bách khoa nên chọn ngành gìThương mại, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Tài chính :Trước mỗi mùa tuyển sinh và nguyện vọng, việc Nên chọn trường Ngân Hàng, Thương Mại, Kinh tế Quốc dân hay Học Viện Tài chính, nện chọn trường đại học nào khối kinh tế, học kế toán hay kiểm toán thường là các câu hỏi và các bạn sĩ tử khá là băn khoăn. Mình học và tốt nghiệp Bách Khoa, và cũng từng có những câu hỏi như thế từ nhiều bạn, nhiều em gửi cho mình.
Nên chọn trường Ngân Hàng, Thương mại, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Tài chính
Nên chọn trường Ngân Hàng, Thương mại, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Tài chính

Trước hết thì các bạn cần lưu ý khi chọn trường đại học nào khối kinh tế:

– 3 trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Học Viện Tài Chính, Học viện Ngân Hàng là 3 trường đào tạo hàng đầu về kế toán, tài chính, ngân hàng được các nhà tuyển dụng ưu tiên về hồ sơ như nhau khi đi xin việc sau này. Trường Kinh tế Quốc Dân và Tài chính có 2 khoa Kế toán và Kiểm toán điểm rất cao.

– Về điểm đầu vào thì trường HVTC và HVNH có điểm đầu vào same same nhau sẽ an toàn hơn khi thi . So với kinh tế Quốc dân thường chọn ngành ngay, những ngày như kế hay kiểm thì điểm thường quá cao. Và rất nhiều bạn rơi xuống khoa không mong muốn.

– Về thế mạnh thì HVNH sẽ đào tạo nhân lực chủ yếu cho ngành NH có thế mạnh về chuyên ngành ngân hàng, thanh toán QT, kế toán NH . HVTC và KTQD có thế mạnh đào tạo về kế toán, tài chính, ngân hàng. Đi sâu hơn nữa thì HVTC có thế mạnh về bảo hiểm, thuế, tài chính công. KTQD có thế mạnh về QTKD, marketing. Và HVTC và KTQD sau này có thể làm được cả ở NH và doanh nghiệp.

Nhìn chung thi vào 3 trường này thì  sẽ chẳng có gì phải hối tiếc về sự lựa chọn của mình sau này. Cơ hội việc làm sau này là rất lớn với chuyên ngành tài chính, ngân hàng và kế toán.

Trước kia  trong blog đã từng chia sẻ một bài viết rất nổi bật của cựu sinh viên Tài Chính như sau:
Chia sẻ kinh nghiệm học và hướng nghiệp của sinh viên trường Tài Chính.

Học Viện Tài Chính
Học Viện Tài Chính

Với một sinh viên trường tài chính  khác đã tâm sự:

Là sv đã từng học ở HVTC tất nhiên anh sẽ tư vấn cho em thi vào tài chính. Vì qua 4 năm học ở đây, anh ko hề hối tiếc vì đã lựa chọn HVTC. Ở đó có những thầy cô rất vui tính giảng dạy nhiệt tình, chuyên môn nghề nghiệp cao, có bể bơi thông minh, hồ đô la, hội trường 700 và những người bạn tuyệt vời như lớp đại học anh đã học.
Khi em đã lựa chọn HVTC thì những khó khăn như trường xa trung tâm,đường Cổ Nhuế hay tắc, học vất vả hơn các trường khác sẽ qua đi rất nhanh và anh đảm bảo rằng học sang năm thứ 2 là em sẽ ko phải hối hận về qđịnh của mình.

Với học viện Ngân Hàng họ có những lợi thế đặc biệt khác:

1. Đào tạo đa ngành với rất nhiều cơ hội nghề nghiệp

Không như các bạn nghĩ!
Các chuyên ngành thuộc các khoa, ngành đào tạo của Nhà trường rất đa dạng nhé các bạn: Ngân hàng; Tài chính; Kế toán; Hệ thống thông tin quản lý; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; Ngôn ngữ Anh… giúp bạn thích ứng với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Nhà trường sẽ luôn hỗ trợ giúp sinh viên tìm kiếm việc làm.
Theo Khảo sát, sinh viên HVNH sở hữu tỷ lệ có việc làm trong năm đầu tiên sau khi ra trường là gần 90%. Nhiều cựu sinh viên đã có những vị trí quản lý cao trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, tư nhân, quốc tế.

học viện Ngân Hàng
học viện Ngân Hàng

2. Cơ hội trúng tuyển cao hơn so với năm trước

Bởi chỉ tiêu xét tuyển hệ đại học tại HVNH năm 2016 tăng 28,3% so với năm 2015, với 3.850 chỉ tiêu, riêng hệ cao đẳng là 400 chỉ tiêu.
Ngoài ra, cơ hội trúng tuyển tăng thêm nếu đăng ký học tại Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh với 200 chỉ tiêu dành cho các bạn vùng Đông Bắc và Tây Bắc; 200 cơ hội tại Phân viện Phú Yên dành cho các bạn thuộc các tỉnh phía Nam nữa.

3. Cơ hội du học tại chỗ và nước ngoài

Bạn có thể lựa chọn thêm cơ hội và được trải nghiệm môi trường Anh ngữ thật sự:
– Chương trình cử nhân Quản trị Tài chính liên kết với Đại học City U- Hoa Kỳ. Sinh viên tốt nghiệp được nhận song song 2 bằng đại học.
– Chương trình cử nhân Chất lượng cao, đào tạo đáp ứng được yêu cầu cao của các tổ chức quốc tế.
– Chương trình cử nhân Tài chính- ngân hàng và cử nhân Quản lý tài chính- kế toán liên kết, cấp bằng bởi Đại học Sunderland của Vương quốc Anh.
Sinh viên tốt nghiệp thường được nhận vào ngay các chương trình thạc sỹ tại các trường đại học danh tiếng hoặc có cơ hội chuyển tiếp học chương trình thạc sỹ kế toán tài chính và quản trị liên kết với Đại học Berlin của Đức ngay tại Học viện Ngân hàng.
Trong khi theo học tại Học viện Ngân hàng, sinh viên có thể tham gia các chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học danh tiếng quốc tế.

4. Vị trí trung tâm Thủ đô

Học viện Ngân hàng có lợi thế nằm giữa trung tâm Thủ đô, vị trí đi lại, sinh hoạt và học tập thuận tiện nhưng không hề đắt đỏ nhé các bạn!
Cơ sở vật chất đều nằm trong khuôn viên Nhà trường được thiết kế để tạo ra một môi trường học tập gắn liền với hoạt động thực tiễn tốt nhất cho sinh viên.
Học viện Ngân hàng cho phép sinh viên truy cập mạng wifi toàn trường và tham gia các hoạt động rèn luyện thể lực ngay tại các sân bóng đá, tennis, cầu lông, bóng chuyền… giúp sinh viên phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, sinh viên được sử dụng các tiện ích như ẩm thực, y tế, tài liệu học tập và những nhu cầu thiết yếu khác.
Đây là một lợi thế khác biệt so với các Trường trên địa bàn Hà Nội, giúp các bạn sinh viên có một không gian học tập với nhiều hứng thú.

5. Trải nghiệm đời sống sinh viên phong phú

Sinh viên Học viện Ngân hàng được trải nghiệm một đời sống sinh viên đúng nghĩa khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa thuộc các Câu lạc bộ.
Hoạt động của các Câu lạc bộ rất đa dạng từ những cuộc thi, phong trào văn nghệ, tìm hiểu học thuật, thể thao… cho đến những hoạt động tình nguyện.
Sinh viên Học viện Ngân hàng tùy theo sở thích và nguyện vọng của mình các bạn có thể lựa chọn phù hợp như CLB YCC (Lãnh đạo trẻ); CLB BSC (Kỹ năng kinh doanh), CLB Chứng khoán, CLB Nghiên cứu khoa học… CLB Ghitar, CLB Cầu lông…
Đây là cơ hội để các bạn sinh viên tỏa sáng, thể hiện tài năng, tìm kiếm các cơ hội việc làm ngay khi còn đang là sinh viên, đồng thời cũng là nơi để các bạn giao lưu, gắn bó với nhau hơn.

6. Nhiều cơ hội học bổng, nhận hỗ trợ tài chính

Học viện Ngân hàng tự hào là một trong những trường đại học dẫn đầu về mức học bổng cho sinh viên. Ngoài học bổng khuyến khích học tập theo chế độ quy định, hàng năm sinh viên có kết quả học tập giỏi và xuất sắc còn nhận được trên 10 suất học bổng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 70 suất học bổng ngành Ngân hàng; 500 suất học bổng từ các ngân hàng thương mại, công ty kiểm toán và các doanh nghiệp lớn.

học viện Ngân Hàng
học viện Ngân Hàng

Với trường kinh tế Quốc dân

-Học phí cao 17tr/năm
– Môi trường năng động
Học tương đối thuận lợi.  Có tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam cho các trường đại học.

trường kinh tế Quốc dân
trường kinh tế Quốc dân

 

Có nên bỏ học kinh tế quốc dân?

Mình học y như bạn. Năm 1 mình cũng học chương trình chất lượng cao Kiểm Toán  học phí đắt gấp 5 lần bt 2tr 1 tháng và lí do cũng như bạn, đó là ngành hot và dễ kiếm việc. Năm 2 mình thi THÊM ĐH ngoại ngữ  khoa tiếng nhật sư phạm k pải đóng tiền học phí. Mình nhận thấy như thế này.

Chương trình học của hệ chất lượng cao  RẤT NHẸ, do đầu vào thường là thấp hơn do vs hệ chuẩn. Bạn có thể tìm hiểu về điểm của các sv hệ CLC so với cùng ngành bên chuẩn và trg ĐHNN nổi tiếng là học nặng. Vì vậy nếu bạn k theo đc ktqd thì sợ sang ĐHNN bạn sẽ k chịu nổi đâu, trừ khi thực sự là bạn đam mê ngôn ngữ. Về cơ hội việc làm thì gheo mình cả 2 trg đều như nhau. Vì hệ clc của ktqd toàn các ngành khá hot hiện h và ngôn ngữ cũng k pải là thiếu việc( ý mình là các ngôn ngữ lớn, phổ biến). Việc nhà xa hay ko hoàn toàn do bạn lựa chọn ở trọ hay k thôi nên mình nghĩ đây k pải yếu tố ảnh hưởng lớn. Theo mình bạn mới đang năm 1 còn nhiều bỡ ngỡ chưa thực sự làm quen hay hay thik nghi với trg đh( ít nhất hồi mình năm 1 là thế 🙂 ).

Năm 1 học phí vào tầm trên 10tr chút. Theo mình bạn có 3 sự lựa chọn như sau: một là cố học tốt bên ktqd, ngoài ra trau dồi thêm ngoại ngữ sẽ là công cụ đắc lực cho ngành chính bên ktqd của bạn sau này. Một tấm bằng khá trở lên ngành hot học bằng tiếng anh 30% của ktqd hệ CLC cộng với điểm toeic, ielts, toefl cao sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt hầu hết các nhà tuyển dụng. Choice 2: bạn thi lại vào đh nn của đhqg, có thể thi hệ sư phạm sẽ k mất học phí nếu bạn tự tin vào trình độ. Tuy nhiên bạn cần xem xét vì năm nay quy chế thi đh nhiều thay đổi.

 Choice 3 là bạn học 2 bằng đh song song tại ktqd, năm 2 học thêm bằng ngôn ngữ của ktqd. Vừa đỡ học phí 1 năm vừa hợp với sở thik của bạn, sẽ đỡ đc vài môn. Lựa chọn này sẽ khiến bạn khá vất và nhưng bù lại lợi cả đôi đường. Mình thik choice 2, bạn vừa học vừa thi lại hệ sp của đhnn, bạn sẽ có cơ hội nếm trải cả 2 trg mà k mất thêm tiền rồi sau tùy mình lựa chọn.
Chúc bạn có sự lựa chọn tốt nhất!

nữ sinh kinh tế quốc dân
nữ sinh kinh tế quốc dân

Nên chọn ngành nào trường kinh tế quốc dân

Theo mình chọn ngành theo khả năng nhé. Mình làm bên phát triển con người nên sẽ cho bạn 1 số ý kiến như sau:
Nếu bạn thích làm các công việc tỷ mỉ, thích ổn định an toàn và logic tốt thì làm kế toán nhé
Nếu bạn thích làm việc, thích giao tiếp và muốn làm 1 người đứng sau sân khấu để chứng kiến thành công của người khác thì làm nhân sự
Còn giao tiếp khéo léo, nhiều chí hướng, tham vọng và dám nghĩ dám làm thì làm quản trị.
Còn ngoại hình xấu hay đẹp thì không quan trọng
Mình cũng là cựu sinh viên Trường ĐHKTQD. Mình khuyên bạn nên nghĩ đến đầu ra hơn là chọn ngành học. Mấy khoa bạn vừa kể ra không có sự khác biệt nhau là bao. Bạn ra trường cầm bằng CỬ NHÂN của trường là Ok rồi. Chương trình học giữa các khoa theo hình thức tín chỉ nên 70-80% là giống nhau. Còn lại khác nhau ở chuyên ngành. Hay nhất là bạn săn học bổng đi du học nước ngoài

Kinh tế quốc dân có dễ xin việc không?

Nên học học viện ngân hàng hay đại học thương mại

Hai năm nay quy chế thi cử cao đẳng, đại học có khá nhiều thay đổi. Các em thi xong, biết điểm rồi mới bắt đầu chọn ngành và chọn trường học cho mình. Mình thấy chọn cách này ít rủi ro và áp lực hơn việc chọn trường trước rồi thi xong. Nhưng vẫn là vấn đề nhức nhối bấy lâu nay của các em học sinh: LOAY HOAY định hướng chọn ngành học, chọn trường nào cho phù hợp với bản thân.
 
Về gia đình thì bố mẹ chỉ định hướng theo KINH NGHIỆM cá nhân và đặc biệt rất hay hướng con vào nhà nước nên các em cần cân nhắc kỹ trước khi nghe lời bố mẹ. Bây giờ khác nhiều so với thế hệ của các phụ huynh ngày xưa rồi. Đa số các em lên mạng tìm hiểu, hỏi người thân, người quen, rồi nghe tư vấn khắp nơi nhưng vẫn rất mông lung. Mong là bài viết này sẽ giúp các bạn định hướng tốt hơn.Việc ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP đầu tiên và quan trọng nhất là các bạn LỰA CHỌN CHUYÊN MÔN cho mình, sau đó mới định hướng đến việc phát triển chuyên môn đó như thế nào. Vì vậy:

QUY TẮC 1: CHỌN NGÀNH RỒI MỚI CHỌN TRƯỜNG

Bạn phải xem mình THÍCH chuyên môn nào đã, sau đó xem NGÀNH nào phù hợp chuyên môn đó, rồi mới chọn trường. Như tôi thì thường sẽ chia làm 5 KHỐI NGÀNH chính để bạn dễ định hướng:
1. Khối ngành kinh tế – tài chính – quản lý: bao gồm các ngành như Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – kiểm toán, Quản trị nhân sự, Marketing, Đầu tư…
  • Đây là ngành có nhiều người chọn nhất trong vài năm trở lại đây, vì ai cũng nghĩ học kinh tế DỄ XIN VIỆC. Thực tế thì nhu cầu tuyển dụng khối ngành kinh tế đều rất cao, đáng tiếc là về đào tạo của Việt Nam ở khối ngành này là YẾU KÉM nhất. Đa số sinh viên học xong kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng đều rất kém. Nhiều người học xong 4 năm còn không biết gì.
  • Hơn nữa, kinh tế lại là lĩnh vực DỄ TỰ HỌC nhất trong số các chuyên môn, các khóa đào tạo bên ngoài nhiều, thậm chí chất lượng còn hơn đại học vì tính thực tế, thực hành cao, học xong làm được luôn.
  • Như vậy, nếu thực sự thích về kinh tế thì hãy học kết hợp cả đại học và học bên ngoài nữa nhé!
2. Khối ngành xã hội – nhân văn: bao gồm các ngành như Luật, sư phạm, ngoại ngữ, báo chí, khoa học xã hội nhân văn, Việt Nam học, Đông phương học…
  • Đây là ngành KHÔNG NHIỀU người lựa chọn và ở Việt Nam thì ngành xã hội KHÓ XIN VIỆC nhất và yêu cầu cũng tương đối cao. Khoa học xã hội ở Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Tuy nhiên, việc đào tạo cũng tương đối tốt.
  • Bạn nào chọn khối này thì phải định hướng từ SỚM công việc sau khi ra trường của mình kẻo lại bơ vơ không nơi nương tựa, rồi lại chuyển sang khối kinh tế làm thì phí lắm!
Và một 2 ngành lớn của xã hội – nhân văn nữa là: Sư phạmY dược. Hai ngành này thực trạng như thế nào có lẽ mình không cần nói nữa
3. Khối ngành Khoa học – Kỹ thuật: Bao gồm các ngành khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh, các ngành kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, giao thông vận tải, xây dựng, công nghệ sinh học…
  • Đây là khối ngành DỄ XIN VIỆC nhất ở Việt Nam, đào tạo cũng tương đối tốt, thị trường lao động có nhu cầu cao (vì nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng – công nghệ).
4. Khối ngành nghệ thuật: bao gồm các ngành mỹ thuật, diễn xuất, hát, múa, các loại nhạc cụ…
  • Ngành này dành cho những bạn có năng khiếu từ sớm.
5. Khối ngành thể dục thể thao: cũng dành cho những bạn có năng khiếu từ sớm.
Như vậy, đa số chúng ta sẽ lựa chọn 1 trong 3: Kinh tế hay Xã hội hay Khoa học – kỹ thuật tùy sở thích của mỗi người.
Lưu ý:
Chọn được ngành rồi thì mới chọn trường tốt nhất vừa sức(ngang, xấp xỉ) với điểm của mình, lúc này trường nào không còn là vẫn đề nữa.
Ví dụ, Bản thân mình quyết định chọn ngành CNTT và lúc đó điểm thi thì vào Viện Đại học Mở Hà Nội là vừa sức và hợp lý nhất.

QUY TẮC 2: NÊN CHỌN NGÀNH CỤ THỂ – ĐỪNG CHỌN NGÀNH CHUNG CHUNG

Điều này khá quan trọng! Nhiều bạn thích khoa Quản trị kinh doanh, nhưng thực sự đây là lựa chọn không tốt lắm, nhất là đối với chương trình học “chuối” như Việt Nam. Học quản trị kinh doanh rất chung chung, ra trường cái gì cũng biết một tý nhưng chẳng sâu cái gì, chuyên môn gần như không có, rất nguy hiểm.
Nên chọn các chuyên môn cụ thể hơn như: Marketing, Quản trị nhân lực, Kế toán – Kiểm toán hay Tài chính – ngân hàng.
Xã hội thì cũng nên chọn cụ thể như Luật, Sư phạm (môn gì đó), Ngoại ngữ nước nào chứ đừng chọn Việt Nam học, Đông phương học ra trường rất khó định hướng công việc.
Trừ khi đến lúc phải nộp nguyện vọng bạn chưa biết mình thích gì. Mới chọn 1 ngành chung chung như vậy. Nhưng hãy nhớ. Đỗ rồi thì phải CHỦ ĐỘNG chọn chuyên ngành CỤ THỂ ngay nhé.

QUY TẮC 3: TÌM HIỂU KỸ TÍNH CHẤT CỦA CHUYÊN MÔN XEM BẢN THÂN CÓ THẤY THÍCH VÀ PHÙ HỢP KHÔNG RỒI HÃY CHỌN

Chọn ngành nào thì nên đọc về ngành đó kỹ một chút, xem mình có thấy hứng thú, thấy thích nó thì hãy chọn.
Ví dụ :
Quản trị nhân lực thì làm việc với con người nhiều, thiên về công việc nhìn nhận, đánh giá thái độ, tính cách, năng lực của người khác; điều hòa các mối quan hệ; phù hợp với những bạn EQ cao, nhạy cảm, tâm lý, sâu sắc.
Marketing thì cần năng động, sáng tạo, thích kinh doanh.
Kế toán – kiểm toán thì cần người thích các con số, chi tiết, cẩn thân, tỉ mỉ…

QUY TẮC 4: CHỌN TRƯỜNG MẠNH VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐÓ

Mình thấy các trường Đại học Việt Nam mở các ngành học rất vớ vẩn.
Ví dụ: Đại học Điện lực là khối kỹ thuật nhưng lại có khoa Quản trị kinh doanh.
ĐH Nông nghiệp cũng có khoa Quản trị kinh doanh.
Ra trường hỏi bằng gì thì bạn thử bảo bằng QTKD trường Điện lực hay trường Nông nghiệp nghe có buồn cười không?
Học khối Kinh tế thì phải chọn trường nghe nó “kinh tế” một chút như ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, HV Ngân hàng, ĐH Kinh doanh công nghệ…
Đừng học kinh tế ở mấy trường nghe chả liên quan như ĐH Điện Lực, ĐH Công nghiệp hay ĐH Giao thông vận tải. Đã tệ lại còn tệ hơn!
Các khối khác thì tương tự!

QUY TẮC 5: CHỌN TRƯỜNG CÓ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TỐT VÀ NĂNG ĐỘNG

Môi trường ở đây là tổng hợp về sinh viên, danh tiếng, giảng viên, hoạt động ngoại khóa…
Theo mình ĐH Ngoại thương có thê nói là trường ĐH có môi trường học tập tốt nhất ở Hà Nội hiện nay!
Một số trường cũng có môi trường tương đối tốt như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương Mại, ĐH Lao động xã hội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Quốc gia, ĐH Thăng Long…
Một số trường tương đối trầm về không khí học tập và hoạt động ngoại khóa như Học viện hành chính, ĐH Công đoàn…thì nên cân nhắc trước khi chọn.
Tuy nhiên, có một số trường điểm đầu vào tương đối thấp nhưng đào tạo lại khá tốt, ví dụ như Viện Đại học Mở Hà Nội.. . Trường này bản thân mình đã học nên chia sẻ nhé.
Đó là 5 quy tắc mà tôi nghĩ sẽ giúp cho các bạn học sinh cấp 3 LỰA CHỌN ngành học, trường học cho mình tốt hơn. Mong là bài viết này sẽ đến được với nhiều bạn cần nó!
Lưu ý: Những thông tin này cũng chỉ mang tính chất tham khảo!
Chúc các bạn có lựa chọn đúng đắn cho mình!
 
Bài viết tham khảo dựa trên kinh nghiệm hướng nghiệp của anh Nguyễn Đức Hải – giám đốc đào tạo công ty Vietfounder.

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Nên chọn trường nào: Ngân Hàng, Thương mại, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Tài chính

  1. Pingback: biilad rafidain

  2. Pingback: ต้นกำเนิดค่ายผลิตเกม ask me bet slot

  3. Pingback: bonanza178 login

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);