Học Kinh tế Quốc Dân có dễ xin việc không?Nên học ngoại thương hay kinh tế quốc dân?

Học kinh tế quốc dân có dễ xin việc không? ✅. Nên học ngoại thương hay kinh tế quốc dân?✅. nên học ngành nào kinh tế quốc dân? Nằm trong series các câu hỏi về việc có nên thi kinh tế quốc dân, sinh viên kinh tế quốc dân thất nghiệp có nhiều không,đại học kinh tế quốc dân có tốt không, học marketing có dễ xin việc?
Học Kinh tế Quốc Dân có dễ xin việc không?Nên học ngoại thương hay kinh tế quốc dân?
Học Kinh tế Quốc Dân có dễ xin việc không?Nên học ngoại thương hay kinh tế quốc dân?

Học kinh tế quốc dân có dễ xin việc không?

Câu hỏi thứ nhất

“E thi vào trường với mong muốn học ở kinh tế quốc tế. Em theo dõi thông tin thì thấy điểm vào chuyên ngành này là 23,4 đối với k53. Em thi vào chỉ 22,5 thôi, nhưng mà em nghĩ điểm sàn giảm 1 nên có lẽ mình cũng sẽ có hi vọng.
E tính nếu như kì này không thấp hơn thì tổng tính trung bình của tất cả ( đại học và điểm tổng kết) sẽ khoảng 7,5 đến dưới 8. Với từng ấy thì em có thể có cơ hội vào ktqt được không ạ? Em xin cảm ơn anh/chị nhiều!”

Câu hỏi thứ 2

“Anh chị cho e hỏi giữa quản trị kinh doanh quốc tế với quản trị tổng hợp thì nên chọn cái nào?
e thấy nhiều người bảo bên khoa quản trị học sẽ điểm cao hơn với thầy cô nhiệt tình nhưng QTKD Tổng hợp thì học chung chung quá, và nghe nó có vẻ k ổn lắm
còn bên ngành QTKD quốc tế thì học dễ hơn k nặng lí thuyết, dễ thi. Nhưng nhiều người lại bảo thầy cô cho điểm thấp đừng vào.
Và anh chị cho e xin ý kiến nên học khoa nào tốt hơn về tất cả mọi mặt điểm chác, thi cử, cơ hội xin việc”

Câu hỏi thứ 3

3.1) Em đang phân vân giữa hải quan và kinh tế quốc tế. Em đã tìm hiểu và biết dc 1 vài điều thế này:
• Ngành kinh tế quốc tế điểm vào khá cao nên em cũng k chắc có vào dc k, ngành hải quan thì điểm chắc sẽ thấp hơn (điểm thi đầu vào của em theo như mọi năm thì chắc chắn sẽ vào dc kinh tế quốc tế).
• Ngành kinh tế quốc tế nghe nói trường mình đào tạo khá chung chung, nặng về lý thuyết mà mấy cái viết lách thì em dốt kinh khủng. Em cũng k biết nay mai sẽ làm gì nên em muốn chọn ngành nào cụ thể chút.
• Hải quan thì em chưa hỏi dc nhiều, nên em mong ad và các ac cung cấp thêm thông tin về chuyên ngành này. Ví dụ như:chất lượng đào tạo,chỉ tiêu mọi năm,kiến thức chuyên ngành như thế nào?…
3.2) Sau này em muốn làm về xuất nhập khẩu thì học cái nào sẽ thuận lợi hơn cho công việc sau này ạ?
3.3) Học hải quan có nhất thiết phải có chân không ạ? Một vài ac khuyên em: ”Nếu em học hải quan thì nhà em phải có chân”,nghe mà nản
3.4) Tại sao lại có ít người biết đến hải quan của trường mình vậy ạ? Phải chăng do chất lượng đào tạo hay chỉ có con em nhà có điều kiện mới học?

Trả lời:

Hai năm nay quy chế thi cử cao đẳng, đại học có khá nhiều thay đổi. Các em thi xong, biết điểm rồi mới bắt đầu chọn ngành và chọn trường học cho mình. Mình thấy chọn cách này ít rủi ro và áp lực hơn việc chọn trường trước rồi thi xong. Nhưng vẫn là vấn đề nhức nhối bấy lâu nay của các em học sinh: LOAY HOAY định hướng chọn ngành học, chọn trường nào cho phù hợp với bản thân.

Về gia đình thì bố mẹ chỉ định hướng theo KINH NGHIỆM cá nhân và đặc biệt rất hay hướng con vào nhà nước nên các em cần cân nhắc kỹ trước khi nghe lời bố mẹ. Bây giờ khác nhiều so với thế hệ của các phụ huynh ngày xưa rồi. Đa số các em lên mạng tìm hiểu, hỏi người thân, người quen, rồi nghe tư vấn khắp nơi nhưng vẫn rất mông lung. Mong là bài viết này sẽ giúp các bạn định hướng tốt hơn.Việc ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP đầu tiên và quan trọng nhất là các bạn LỰA CHỌN CHUYÊN MÔN cho mình, sau đó mới định hướng đến việc phát triển chuyên môn đó như thế nào. Vì vậy nên học ngành nào kinh tế quốc dân, ngoại thương?

QUY TẮC 1: CHỌN NGÀNH RỒI MỚI CHỌN TRƯỜNG

Bạn phải xem mình THÍCH chuyên môn nào đã, sau đó xem NGÀNH nào phù hợp chuyên môn đó, rồi mới chọn trường. Như tôi thì thường sẽ chia làm 5 KHỐI NGÀNH chính để bạn dễ định hướng:
1. Khối ngành kinh tế – tài chính – quản lý: bao gồm các ngành như Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – kiểm toán, Quản trị nhân sự, Marketing, Đầu tư…
Đây là ngành có nhiều người chọn nhất trong vài năm trở lại đây, vì ai cũng nghĩ học kinh tế DỄ XIN VIỆC. Thực tế thì nhu cầu tuyển dụng khối ngành kinh tế đều rất cao, đáng tiếc là về đào tạo của Việt Nam ở khối ngành này là YẾU KÉM nhất. Đa số sinh viên học xong kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng đều rất kém. Nhiều người học xong 4 năm còn không biết gì.
Hơn nữa, kinh tế lại là lĩnh vực DỄ TỰ HỌC nhất trong số các chuyên môn, các khóa đào tạo bên ngoài nhiều, thậm chí chất lượng còn hơn đại học vì tính thực tế, thực hành cao, học xong làm được luôn.
Như vậy, nếu thực sự thích về kinh tế thì hãy học kết hợp cả đại học và học bên ngoài nữa nhé!
2.  Khối ngành xã hội – nhân văn:  bao gồm các ngành như Luật, sư phạm, ngoại ngữ, báo chí, khoa học xã hội nhân văn, Việt Nam học, Đông phương học…
 Đây là ngành KHÔNG NHIỀU người lựa chọn và ở Việt Nam thì ngành xã hội KHÓ XIN VIỆC nhất và yêu cầu cũng tương đối cao. Khoa học xã hội ở Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Tuy nhiên, việc đào tạo cũng tương đối tốt.
 Bạn nào chọn khối này thì phải định hướng từ SỚM công việc sau khi ra trường của mình kẻo lại bơ vơ không nơi nương tựa, rồi lại chuyển sang khối kinh tế làm thì phí lắm!
Và một 2 ngành lớn của xã hội – nhân văn nữa là: Sư phạm và Y dược. Hai ngành này thực trạng như thế nào có lẽ mình không cần nói nữa
3.  Khối ngành Khoa học – Kỹ thuật:  Bao gồm các ngành khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh, các ngành kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, giao thông vận tải, xây dựng, công nghệ sinh học…
Đây là khối ngành DỄ XIN VIỆC nhất ở Việt Nam, đào tạo cũng tương đối tốt, thị trường lao động có nhu cầu cao (vì nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng – công nghệ).
4. Khối ngành nghệ thuật:  bao gồm các ngành mỹ thuật, diễn xuất, hát, múa, các loại nhạc cụ…
 Ngành này dành cho những bạn có năng khiếu từ sớm.
 5. Khối ngành thể dục thể thao: cũng dành cho những bạn có năng khiếu từ sớm.
➡ Như vậy, đa số chúng ta sẽ lựa chọn 1 trong 3: Kinh tế hay Xã hội hay Khoa học – kỹ thuật tùy sở thích của mỗi người.
Lưu ý:
Chọn được ngành rồi thì mới chọn trường tốt nhất vừa sức(ngang, xấp xỉ) với điểm của mình, lúc này trường nào không còn là vẫn đề nữa.
Ví dụ, Bản thân mình quyết định chọn ngành CNTT và lúc đó điểm thi thì vào Viện Đại học Mở Hà Nội là vừa sức và hợp lý nhất.

QUY TẮC 2: NÊN CHỌN NGÀNH CỤ THỂ – ĐỪNG CHỌN NGÀNH CHUNG CHUNG

Điều này khá quan trọng! Nhiều bạn thích khoa Quản trị kinh doanh, nhưng thực sự đây là lựa chọn không tốt lắm, nhất là đối với chương trình học “chuối” như Việt Nam. Học quản trị kinh doanh rất chung chung, ra trường cái gì cũng biết một tý nhưng chẳng sâu cái gì, chuyên môn gần như không có, rất nguy hiểm.
Nên chọn các chuyên môn cụ thể hơn như: Marketing, Quản trị nhân lực, Kế toán – Kiểm toán hay Tài chính – ngân hàng.
Xã hội thì cũng nên chọn cụ thể như Luật, Sư phạm (môn gì đó), Ngoại ngữ nước nào chứ đừng chọn Việt Nam học, Đông phương học ra trường rất khó định hướng công việc.
QUY TẮC 3: TÌM HIỂU KỸ TÍNH CHẤT CỦA CHUYÊN MÔN XEM BẢN THÂN CÓ THẤY THÍCH VÀ PHÙ HỢP KHÔNG RỒI HÃY CHỌN
Chọn ngành nào thì nên đọc về ngành đó kỹ một chút, xem mình có thấy hứng thú, thấy thích nó thì hãy chọn.
Ví dụ :
Quản trị nhân lực thì làm việc với con người nhiều, thiên về công việc nhìn nhận, đánh giá thái độ, tính cách, năng lực của người khác; điều hòa các mối quan hệ; phù hợp với những bạn EQ cao, nhạy cảm, tâm lý, sâu sắc.
Marketing thì cần năng động, sáng tạo, thích kinh doanh.
Kế toán – kiểm toán thì cần người thích các con số, chi tiết, cẩn thân, tỉ mỉ…

QUY TẮC 4: CHỌN TRƯỜNG MẠNH VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐÓ

Mình thấy các trường Đại học Việt Nam mở các ngành học rất vớ vẩn.
Ví dụ: Đại học Điện lực là khối kỹ thuật nhưng lại có khoa Quản trị kinh doanh.
ĐH Nông nghiệp cũng có khoa Quản trị kinh doanh.
Ra trường hỏi bằng gì thì bạn thử bảo bằng QTKD trường Điện lực hay trường Nông nghiệp nghe có buồn cười không?
Học khối Kinh tế thì phải chọn trường nghe nó “kinh tế” một chút như ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, HV Ngân hàng, ĐH Kinh doanh công nghệ…
Đừng học kinh tế ở mấy trường nghe chả liên quan như ĐH Điện Lực, ĐH Công nghiệp hay ĐH Giao thông vận tải. Đã tệ lại còn tệ hơn!
Các khối khác thì tương tự!

QUY TẮC 5: CHỌN TRƯỜNG CÓ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TỐT VÀ NĂNG ĐỘNG

Môi trường ở đây là tổng hợp về sinh viên, danh tiếng, giảng viên, hoạt động ngoại khóa…
Theo mình ĐH Ngoại thương có thê nói là trường ĐH có môi trường học tập tốt nhất ở Hà Nội hiện nay!
Một số trường cũng có môi trường tương đối tốt như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương Mại, ĐH Lao động xã hội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Quốc gia, ĐH Thăng Long…
Một số trường tương đối trầm về không khí học tập và hoạt động ngoại khóa như Học viện hành chính, ĐH Công đoàn…thì nên cân nhắc trước khi chọn.
Tuy nhiên, có một số trường điểm đầu vào tương đối thấp nhưng đào tạo lại khá tốt, ví dụ như Viện Đại học Mở Hà Nội.. ^_^.  Trường này bản thân mình đã học nên chia sẻ nhé.
Đó là 5 quy tắc mà tôi nghĩ sẽ giúp cho các bạn học sinh cấp 3 LỰA CHỌN ngành học, trường học cho mình tốt hơn. Mong là bài viết này sẽ đến được với nhiều bạn cần nó!
Lưu ý: Những thông tin này cũng chỉ mang tính chất tham khảo!
Chúc các bạn có lựa chọn đúng đắn cho mình!

Bài viết tham khảo dựa trên các câu hỏi từ các bạn trường kinh tế và tham khảo kinh nghiệm hướng nghiệp của anh Nguyễn Đức Hải – giám đốc đào tạo công ty Vietfounder.

Nên học ngoại thương hay kinh tế quốc dân?

Bạn nào làm việc với mình một thời gian sẽ biết mình rất thích sinh viên Ngoại thương, vừa thông minh, năng động, có hoài bão, mặt mũi lại sáng sủa, đặc biệt thần thái toả ra rất khác biệt. NGOẠI THƯƠNG VÀ KINH TẾ QUỐC DÂN:) – FTU~NEU.

Lần nào tuyển thực tập sinh hay người làm dự án mình cũng nói với các em là ưu tiên cho t sinh viên Ngoại thương NGOẠI THƯƠNG VÀ KINH TẾ QUỐC DÂN:) – FTU~NEU.:)).

Nhưng sáng nay ngủ dậy, chợt giật mình nhận ra rằng tất cả những học trò ưng ý nhất của mình hiện tại thì không có ai là sinh viên Ngoại thương cả. Mặc dù dân Ngoại thương đi học lớp nhân sự khá nhiều.

Sinh viên Kinh tế quốc dân thì mặt bằng chung không bằng sinh viên Ngoại thương, cả về sự năng động, ngoại hình, hoài bão… Cái này thì gần như ai cũng nhận thấy.

Nhưng không hiểu sao, trong một số cuộc thi (như ứng viên tài năng chẳng hạn) thì sinh viên Kinh tế quốc dân rất hay đứng giải nhất, cựu sinh viên kinh tế quốc dân thì toàn quan chức chính phủ to rồi doanh nghiệp cỡ bự. Trong khi cựu sinh viên Ngoại thương thì đa số là đi làm thuê cho tập đoàn lớn hoặc khởi nghiệp công ty vừa và nhỏ. Anh bạn mình nói rằng: Anh có mấy đứa bạn Ngoại thương, chúng nó cũng mở doanh nghiệp, làm ăn tốt, nhưng sau khi kiếm được vài triệu đô thì bán công ty, để một mớ tiền trong tài khoản rồi đi du lịch.

 Tiếp xúc lâu với sinh viên Ngoại thương, mình hiểu định vị của các bạn ấy luôn cao hơn sinh viên các trường khác một bậc. Một phần lớn là do được kế thừa từ các cựu học viên, họ nhắm đến các môi trường chuyên nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia hay đi du học từ rất sớm. Có thể họ cũng không biết tại sao mình hướng đến đó hay hoạch định cho mình một con đường nghề nghiệp dài hạn mà thường là đi theo con đường của những người đi trước để lại. Đương nhiên, rất nhiều người thành công trên con đường đó, lương họ vài ngàn đô, vị trí cao và một hình thức hào nhoáng càng là động lực thúc đẩy thế hệ trước đi theo.

Chính vì hướng đến những môi trường chuyên nghiệp ngay từ đầu mà mình nhận thấy sinh viên Ngoại thương có 2 nhược điểm lớn: 1 là thiếu CĂN BẢN, gốc rễ kiến thức thiếu chắc chắn. Khi nền móng kiến thức không chắc mà lao vào xây nhà cao tầng ngay thì họ sẽ rất nhanh chạm đến giới hạn của bản thân. Mà vì họ xây nhà cũng rất tốt nên đến khi nhà cao quá rồi nên họ không thể quay lại xây móng được nữa (cái tôi đã quá lớn, ngại bắt đầu từ những điều nhỏ). Vì nền móng không vững chắc nên khó có thể xây dựng doanh nghiệp lớn được. Cộng thêm việc thiếu lý tưởng và ham muốn thành công từ sớm (vì đều là những người có tố chất rất cao), nên khi đạt được mức độ nhất định về tiền thì họ dừng lại. Nhược điểm lớn thứ 2 là THIẾU TẬP TRUNG. Có quá nhiều cơ hội tốt trước mắt họ. Mình có cảm giác cơ hội trải nghiệm ở Ngoại thương hơn các trường khác đến 5 lần. Bất cứ sinh viên Ngoại thương nào dù mới chỉ trải qua hết năm nhất thì CV đã đầy trải nghiệm. Họ thích những trải nghiệm ngắn để tìm hiểu bản thân rõ hơn, chứ chưa xác định cho mình con đường nào là dài hạn. Chính vì thế, thường hay bị MẤT ĐỊNH HƯỚNG. Đọc confession FTU sẽ thấy rất rất nhiều thực trạng này.

Liên tưởng lại đưa mình đến trận đấu giữa Âu Dương Khắc và Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu. Một bên là chàng trai thông minh, đào hoa, con nhà nòi, võ công rất lợi hại, một bên vừa ngố, vừa đần nhưng được cái chăm chỉ, cần cù và quyết tâm. Lần đầu gặp, Quách Tĩnh thua xa Âu Dương Khắc, 2 đẳng cấp khác hoàn toàn nhau. Nhưng sau 2-3 năm, Quách Tĩnh, nhờ nắm chắc căn bản, có sự chỉ dạy của sư phụ giỏi và tính cách chăm chỉ đã đánh bại được Âu Dương Khắc trong sự ngỡ ngàng không thể đỡ nổi của chàng ta.

Kết quả sau này còn thú vị hơn nữa, Âu Dương Khắc tàn phế, bị Dương Khang hại chết còn Quách Tĩnh trở thành Ngũ Tuyệt, một trong 5 người võ công đệ nhất thiên hạ.

Thế mới biết, cái căn bản, cái nền móng, sự chăm chỉ, không ngại làm từ những việc nhỏ nhất mới khiến con người có thể trở nên thành công thực sự và bền vững 

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Học Kinh tế Quốc Dân có dễ xin việc không?Nên học ngoại thương hay kinh tế quốc dân?

  1. Pingback: http://spherenetworking.com/?wptouch_switch=desktop&redirect=https://rental-car.company/

  2. Pingback: about us

  3. Pingback: สล็อตเว็บตรง

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);