Thu nhập từ kinh doanh tạp hóa- 12 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Bán tạp hóa có lãi không? Thu nhập từ kinh doanh tạp hóa- 12 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa. Rất nhiều người có dự kiến sẽ mở cửa hàng kinh doanh một ngành hàng nào đó như hàng tạp hóa, quần áo thời trang, mỹ phẩm, văn phòng phẩm,… nhưng đa số lại chưa tự trang bị trước các kiến thức về kinh doanh bán lẻ. Bài viết này chỉ ra những điều mà các bạn cần quan tâm trước khi mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ.

 

12 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

1. Trước tiên, bạn cần xác định rõ mình sẽ phục vụ cho đối tượng nào là chủ yếu. Xác định tiếp những đối tượng nào khác vào shop của bạn. Bạn nên định hình một phần nào đó, cho dù chưa chính xác.

2. Chọn địa điểm mở shop cũng khá quan trọng. Địa điểm chọn sẽ phụ thuộc vào việc bạn chọn đối tượng khách hàng nào. Ví dụ đối tượng khách hàng của bạn học sinh, sinh viên, giới teen thì bạn nên chọn địa điểm gần khu trường học. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc giá cả của địa điểm thuê. Xem xét lượng tiền của mình bỏ ra thuê được bao lâu. Tránh trường hợp giá thuê nhà không phù hợp, được vài tháng mới làm ăn đã hết tiền thuê nhà.

3. Xác định quy mô cửa hàng, ước lượng số tiền đầu tư ban đầu thì quy mô cửa hàng cũng từa tựa như vậy. Nơi thuê cửa hàng nên phù hợp với quy mô của mình. Tính toán cho kỹ, đừng để quy mô nhỏ mà cửa lại to đùng, nhìn rất loãng và trống vắng.

4. Cửa hàng mới mở, chú trọng việc quảng cáo cho cửa hàng. Có nhiều hình thức như trang trí cửa hàng, làm biển hiệu, phát tờ rơi, giới thiệu qua các mối quan hệ người thân, bạn bè. Bạn nên tìm nhiều cách và chịu khó tiếp thị cho cửa hàng mình để mọi người biết đến. Cửa hàng mới mở, không nên im lìm ngồi chờ khách vãng lai, mà phải chủ động tìm tới khách hàng.

5. Quảng cáo, xây dựng thương hiệu trên mạng Internet: Bạn đặc biệt nên chú trọng vào kênh quảng cáo, marketing online cho cửa hàng của bạn như xây dựng website với nhiều nội dung chất lượng, làm quảng cáo trên google, đặt textlink, pr & marketing trên các mạng xã hội (social network) như facebook, G+, twitter…

6. Đưa ra giá cả hấp dẫn, khuyến mại… thu hút khách hàng mới. Chuyên môn phải thật chắc, theo mình nghĩ thì làm với giá rẻ nhất đi nữa, bạn cũng nên làm thật đẹp cho khách. Mục tiêu là phải giữ được khách và tạo một hệ thống những khách hàng quen cho cửa hàng. Đây sẽ là nguồn thu duy trì sự sống cửa hàng bạn lúc ban đầu này.

7. Giao tiếp với khách hàng đến cửa hàng bạn cũng rất quan trọng. Nên cố gắng cởi mở, vui vẻ và nhẹ nhàng với khách hàng của bạn. Bỏ qua mọi thứ, bạn chỉ luôn nghĩ làm sao để khách vừa lòng và chắc chắn rằng lần sau khách hàng sẽ quay lại với bạn

8. Nếu cửa hàng bạn có đối thủ cạnh tranh, bằng cách nào đó, bạn cần tìm hiểu những đối thủ đó, xem họ ưu điểm nào, nhược điểm nào. Sau đó bạn cố gắng làm cho cửa hàng bạn có những ưu điểm đó và khắc phục những nhược điểm của họ. Cái này là tùy theo hoàn cảnh và nguồn tài chính của bạn. Điều đặc biệt, bạn cũng cần có một sắc thái riêng cho cửa hàng – điều này sẽ làm cho cửa hàng bạn khác với những cửa hàng khác. Mọi người sẽ chú ý.

9. Quản lý tài chính phải thật rõ ràng: Sổ sách phải ghi đầy đủ, khoa học. Phải biết ngày hôm nay mình làm được bao nhiêu tiền, lời bao nhiêu. Tính toán chi phí bỏ ra hàng ngày, hàng tháng như: tiền ăn, điện, nước, mỹ phẩm, chi phí ngoài ý muốn. Đặc biệt bạn cần kiểm soát hàng tồn kho, công nợ một cách nhanh chóng, tức thời… Tốt nhất, để quản lý hiệu quả thì bạn nên trang bị 1 phần mềm bán hàng hiệu quả để hỗ trợ công việc quản lý kinh doanh của mình.

10. Quản lý nhân viên bán hàng: Nhân viên bán hàng là đại diện cho thương hiệu của bạn, họ là người trực tiếp giao tiếp với khách hàng và đem lại doanh thu cho cửa hàng. Vì thế bạn cần phải có được những nhân viên bán hàng tốt nhất, bắt đầu từ khâu tuyển dụng, đào tạo và quản lý.

11. Bạn nên ghi chép những đối tượng vào cửa hàng mình nên thống kê số đối tượng này. Xem đối tượng nào nhiều nhất, ít nhất. Tìm hiểu vì sao lại như thế . Từ đó bạn sẽ có được kế hoạch phát triển cho cửa hàng đối với những đối tượng đó.

12. Điều cuối cùng, trước khi bạn làm những điều trên thì bạn cần lập cho mình một bộ kế hoạch thật chi tiết, phải trung thực với chính mình.

Bày trí cửa hàng tạp hóa ra sao:

 

Xem thêm bài viết kinh doanh tạp hóa:

Lợi nhuận từ cửa hàng tạp hóa là bao nhiêu?
Làm tạp hóa có giầu không?
Người ta chỉ tự kinh doanh khi nào
Kinh nghiệm nhập hàng tết cho cửa hàng bán lẻ
12 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Mẫu sắp xếp cửa hàng tạp hóa mới
Nguồn: Anh Tuấn Hải

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Thu nhập từ kinh doanh tạp hóa- 12 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

  1. Pingback: astro pink weed

  2. Pingback: เสื้อยูนิฟอร์ม

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);