Hay bị muỗi đốt phải làm sao? Xử lý thế nào khi bị muỗi vằn cắn

Hay bị muỗi đốt phải làm sao? Xử lý thế nào khi bị muỗi vằn cắn Việt Nam là 1 trong 10 nước có tỉ lệ sốt xuất huyêt cao nhất thế giới. Vậy nếu bạn hay bị muỗi đốt phải làm sao? Xử lý thế nào khi bị muỗi vằn . Những thông tin hữu ích về loài muỗi vằn cũng như cách sơ cứu khi bị chúng đốt.Làm gì khi bị muỗi vắn đốt/chích: Không khó để xử lý!

Hay bị muỗi đốt phải làm sao? Xử lý thế nào khi bị muỗi vằn cắn
Hay bị muỗi đốt phải làm sao? Xử lý thế nào khi bị muỗi vằn cắn

Những nguyên nhân khiến bạn hay bị muỗi đốt:

  1. Khí CO2

Khi chúng ta thở, chúng ta thải ra khí CO2. Bạn càng vận động nhiều thì lượng khí thải ra càng nhiều.

Theo nghiên cứu cho thấy, muỗi có thể phát hiện ra sự thay đổi nồng độ khí CO2 trong môi trường. Việc tăng nồng độ khí CO2 có thể là một cảnh báo cho muỗi rằng đang có vật chủ tiềm năng ở khu vực gần đó, và điều này sẽ khiến muỗi tập trung về đó.

  1. Mùi cơ thể

Muỗi có thể bị thu hút bởi một số chất trên da hay mùi cơ thể. Nhiều chất được xác định là hấp dẫn đối với muỗi, có thể kể đến như mùi acid lactic hay mùi amoniac.

Việc có mùi cơ thể hấp dẫn so với muỗi có thể mang tính di truyền. Giả sử cha mẹ của bạn hay bị muỗi đốt thì bạn cũng có thể bị muỗi đốt thường xuyên hơn. Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 cho thấy muỗi rất dễ bị thu hút bởi những cặp song sinh có mùi bàn tay tương tự nhau.

Tình trạng vi khuẩn trên da cũng đóng vai trò định hướng cho muỗi. Theo nghiên cứu, những người có nhiều vi khuẩn trên da sẽ kém hấp dẫn muỗi hơn so với những người có làn da sạch sẽ.

  1. Màu sắc

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng muỗi dễ bị thu hút bởi những người mặc đồ tối màu, tuy nhiên nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng. Nếu bạn mặc đồ tối màu, bạn hoàn toàn có thể dễ bị muỗi đốt hơn những người khác.

  1. Nhiệt độ cơ thể và hơi nước

Cơ thể chúng ta sản sinh ra nhiệt lượng và giải thoát ra ngoài bằng nhiều con đường, trong đó có qua da bằng cách tỏa hơi nước. Đối với muỗi, chúng có thể phát hiện ra nguồn nhiệt và hơi nước. Điều này có thể lý giải cho việc nhiều người hay bị muỗi đốt hơn những người khác.

Theo nghiên cứu, muỗi thường hay di chuyển về vị trí của các nguồn nhiệt gần xung quanh nó. Điều này là khá quan trọng trong việc tìm vật chủ của muỗi. Tuy nhiên, các nhóm động vật khác nhau sẽ lại có nhiệt lượng và hơi nước tỏa ra khác nhau, và điều này có thể không hấp dẫn đối với muỗi thích hút máu người.

  1. Khả năng thích nghi

Muỗi có khả năng thích nghi với một loại vật chủ nào đó nhất định. Chúng có khả năng liên kết những đặc điểm từ một vật chủ có “bữa ăn ngon nhất” với những yếu tố của vật chủ đó, chẳng hạn như mùi hương.

Theo nghiên cứu, các bệnh truyền nhiễm qua muỗi cho thấy 20% vật chủ chiếm tới 80% nguồn truyền bệnh trong cộng đồng. Điều này có nghĩa là muỗi có xu hướng chọn một phần nhỏ vật chủ trong cộng đồng.

  1. Sử dụng đồ chứa cồn

Theo nghiên cứu, việc sử dụng các đồ uống có cồn có khả năng làm hấp dẫn muỗi. Nghiên cứu thấy rằng những người uống bia dường như hấp dẫn muỗi hơn và dễ bị muỗi đốt hơn những người không sử dụng rượu bia.

  1. Mang thai

Việc mang thai dẫn đến khả năng bị muỗi đốt cao hơn. Đây là kết luận của nghiên cứu về mối liên quan giữa mang thai và khả năng bị muỗi đốt. Một cách lý giải cho điều này là những phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt cao hơn so với người bình thường, và họ cũng có chuyển hóa hô hấp và đào thải khí CO2 cao hơn người bình thường.

Muỗi vằn Aedes albopictus cũng như cách sơ cứu khi bị chúng đốt.

Muỗi Aedes albopictus thích sống ở các bụi cây, đám cỏ, chủ yếu ở vùng nông thôn. Sau khi hút máu một người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu một người lành hoặc virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi sau đó 8-10 ngày hút máu người lành có thể truyền bệnh.

 

Mùa hè đến cùng với việc tận hưởng những kỳ nghỉ dài ngày, dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời bên bạn bè và người thân thì cũng là thời điểm côn trùng sinh sôi và hoạt động mạnh mẽ nhất, đặc biệt là với loài muỗi.

Ở Việt Nam, một trong những loài muỗi phổ biến mà ta hay gặp nhất chính là muỗi vằn. Chúng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm sốt xuất huyết và Zika.

Làm gì khi bị muỗi vắn  cắn, đốt (chích))

Bạn có biết trong 30 quốc gia có mật độ lưu hành sốt xuất huyết cao nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ ba. Hôm nay, tôi xin gửi tới các bạn những thông tin cơ bản về loài muỗi vằn cũng như cách sơ cứu khi bị chúng đốt.

Đừng chần chờ thêm nữa, hãy kéo chuột ngay xuống phía dưới để cập nhật thêm cho mình những kiến thức hữu ích trong việc tự bảo vệ sức khỏe.

Muỗi vằn Aedes là gì?

Không giống như các loại muỗi khác, muỗi vằn hay còn biết đến với tên gọi Aedes, chúng lây truyền hai căn bệnh nguy hiểm là sốt xuất huyết và virút Zika.

Loại muỗi vằn này có nguồn gốc từ Châu Phi nhưng di chuyển và sinh sản nhiều ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới.

 
Hay bị muỗi đốt phải làm sao
Hay bị muỗi đốt phải làm sao

Làm gì khi bị muỗi vắn cắn,  đốt (chích))

Không giống như các loại muỗi khác, muỗi vằn không mang sẵn mầm bệnh trong người, chúng cũng là đối tượng nhiễm bệnh và truyền bệnh cho người khác. Chúng bị nhiễm virút Dengue và Zika khi đốt những người bị bệnh và truyền sang cho những người khác bằng cách đốt họ.

Sơ cứu khi bị muỗi vằn cắn, đốt

Cho dù là muỗi vằn hay các loại muỗi khác, phản ứng đầu tiên khi bị muỗi đốt sẽ là ngứa.

Những vết mẩn đỏ luôn khiến bạn cảm thấy khó chịu, đó là quá trình amin sinh học histamine giải phóng trong cơ thể để phản ứng lại với nước bọt của muỗi được truyền vào cơ thể thông qua quá trình hút máu gây nên.

Vậy nên, nếu bạn tiếp tục gãi, bạn sẽ càng cảm thấy ngứa hơn do sự gia tăng phản ứng histamine. Tốt nhất bạn nên rửa phần da bị đốt với xà phòng và nước lạnh đầu tiên để giảm ngứa cũng như giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh từ muỗi.

Sau đó bạn có thể bôi thuốc trị côn trùng cắn lên phần da bị đốt.

Nếu không, hãy thử sử dụng đá lạnh để làm dịu vết muỗi đốt bớt ửng đỏ và sưng tấy.

Nếu bạn vẫn còn phân vân không biết nên bôi gì khi bị muỗi đốt (chích) thì bài viết này sẽ là “cứu cánh” cho bạn. Đừng bỏ qua nhé!

Sau khi bôi thuốc lên vết chích, hãy quan sát xem cơ thể của bạn có gặp triệu chứng nào bất thường không vì không phải loại muỗi vằn nào đốt cũng gây ra bệnh sốt xuất huyết hay virút Zika.

Muỗi vằn  và bệnh sốt xuất huyết

Nếu vết muỗi đốt của bạn dịu dần đi thì bạn không cần phải lo lắng nhưng nếu trong vòng 3 ngày mà vết cắn không có dấu hiệu dịu xuống hay cơ thể bạn còn gặp các phản ứng dưới đây thì bạn đã bị mắc bệnh sốt xuất huyết.

– Ngày đầu tiên: Sốt cao đột ngột, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau.
– Ngày thứ hai: Tiếp tục sốt cao và có thể đã xuất hiện dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ.
– Ngày thứ ba: Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Tình trạng sốt cao vẫn tiếp diễn và có thể xảy ra tình trạng xuất huyết da niêm mạc. Điển hình nhất là chảy máu mũi, chảy máu răng…Thêm vào đó, cơ thể còn có cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói.

Nếu gặp phải các triệu chứng trên bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và chữa trị vì nếu để các triệu chứng này vẫn tiếp tục diễn ra sang đến các ngày tiếp theo sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời.

Vậy nên khi bị muỗi đốt đặc biệt là muỗi vằn đốt, hãy cẩn thận để ý xem cơ thể của bạn có xuất hiện các triệu chứng bất thường nào không.

Ba ngày đầu tiên là khoảng thời gian cơ thể phản ứng rõ ràng nhất nếu bạn bị nhiễm vi rút Dengue. Loại vi rút này sẽ bắt đầu lan ra các bộ phận trên cơ thể của bạn và gây ra các triệu chứng lạ khiến cho cơ thể bạn có những phản ứng khác với thường ngày.

Khi gặp phải các triệu chứng nguy hiểm trên, bạn tuyệt đối không được phép tự ý uống thuốc hay chữa trị vì cơ thể của bạn đang rất nhạy cảm và có thể gây ra các phản ứng phụ trái ngược làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hãy ngay lập tức đến các trung tâm y tế hay bệnh viện gần nhất để nhận được lời khuyên từ các bác sĩ và những người có chuyên môn.

Làm thế nào để giảm ngứa do muỗi đốt?

Nếu bạn bị muỗi đốt, bạn có thể làm một số việc sau để giảm ngứa:

  • Tránh gãi. Thực tế là bạn không nên gãi, vì gãi sẽ làm sưng và có thể tổn thương bề mặt da.
  • Chườm lạnh. Bạn có thể sử dụng một miếng gạc hay khăn lạnh và chườm vào vị trí muỗi đốt. Điều này có thể giúp giảm sưng và ngứa.
  • Sử dụng các thuốc kem bôi. Có nhiều loại kem giảm ngứa có sẵn, bao gồm những kem có chứa hidrocortisol hay kem dưỡng da chứa calamine.
  • Hãy cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamine nếu tình trạng của bạn không quá nghiêm trọng.

Đa phần các nốt muỗi đốt sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bắt gặp các tình trạng như sốt, sưng đau hay đau đầu sau khi bị muỗi đốt, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Làm thế nào để tránh muỗi đốt?

Nếu bạn đang chuẩn bị đến những nơi có khả năng có nhiều muỗi, hay chuẩn bị vào mùa muỗi phát triển, bạn có thể thực hiện những cách dự phòng sau:

  • Sử dụng các thuốc chống côn trùng
  • Mặc quần dài, áo dài tay và đi tất nếu có thể
  • Chọn các loại quần áo sáng màu.
  • Tránh các thời điểm hoạt động mạnh nhất của muỗi, ví dụ như chập tối hay hoàng hôn.
  • Loại bỏ các môi trường sống của muỗi.
  • Giữ cho muỗi không bay vào trong nhà.

Lời kết, Xử lý thế nào khi bị muỗi vằn cắn

Qua bài viết trên hy vọng bạn đã trang bị được cho mình nhiều kiến thức bổ ích để sơ cứu các vết thương do muỗi vằn gây ra.

Để tránh bị muỗi đốt bạn nên giữ gìn nơi ở khô thoáng sạch sẽ cũng như áp dụng những cách đuổi muỗi để loài động vật gây hại này không có cơ hội “làm phiền” bạn nữa nhé!

Chúc bạn và người thân luôn khỏe mạnh và không bị loài muỗi quấy rầy. Cám ơn các bạn đã lắng nghe.

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Hay bị muỗi đốt phải làm sao? Xử lý thế nào khi bị muỗi vằn cắn

  1. Pingback: lwrc arm sale

  2. Pingback: faceless niches

  3. Pingback: browning firearms for sale

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);