Tài liệu ôn thi Ngân Hàng Chính sách xã hội: môn thi Kế toán Ngân Hàng

Tài liệu ôn thi Ngân Hàng Chính sách xã hội: môn thi Kế toán Ngân Hàng – Link Google driver: Chương thứ nhất: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG. Link tải Google driver ở cuối bài

Lịch sử tuyển dụng:

Căn cứ theo thông tin tuyển dụng từ năm 2017 đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện các thông tin truyền thông liên tục tuyển dụng trải khắp các Tỉnh thành trên toàn quốc, ngay từ thời điểm đầu năm và liên tục kéo dài đến cuối năm.

Tuy nhiên, các đợt tuyển dụng có xu hướng tập trung thi tuyển theo từng vùng, phổ biến vào các khung thời gian như sau:

  • Đợt 1: Tuyển dụng các Chi nhánh từ tháng 3 đến tháng 6
  • Đợt 2: Tuyển dụng các Chi nhánh từ tháng 9 đến tháng 11

Xen giữa 2 đợt này là các thông tin tuyển lẻ của các Chi nhánh khu vực.

CHÚ Ý: Ngân hàng Chính sách Xã hội (VBSP) đã tổ chức tuyển dụng tại các Khu vực trên Toàn quốc vào tháng 06/2019.

Kết cấu Đề thi:

Cùng với Agribank, Ngân hàng Chính sách Xã hội là một trong những Ngân hàng “hiếm hoi” tại Việt Nam vẫn giữ nguyên cách thức thi tuyển 100% tự luận, với nền tảng Kiến thức về Nghiệp vụ, Luật & Bài tập rất đa dạng.

Đặc biệt tất cả các vị trí thi tuyển đều THI CHUNG, việc này gây ra những khó khăn với lượng kiến thức quá rộng với các Ứng viên.

Cụ thể, Ứng viên cần trải qua 2 vòng thi, bao gồm:

  • Vòng 1: Phỏng vấn sơ tuyển
  • Vòng 2: Buổi Sáng thi Nghiệp vụ Kế toán; Buổi Chiều thi Nghiệp vụ Tín dụng

Như vậy, Ứng viên cần được trang bị đầy đủ Kiến thức chung, bao gồm Ngân hàng Thương mại (Tín dụng) + Kế toán Ngân hàng.

CHÚ Ý: Điểm khác biệt Quan trọng nhất trong thi tuyển của Ngân hàng Chính sách Xã hội, đó là hình thức TỰ LUẬN, thi viết 100%. Với cách thức thi tuyển này, Ứng viên đòi hỏi không chỉ nắm chắc được Kiến thức Nghiệp vụ, mà còn nắm vững cách thức triển khai vấn đề, phân tích làm rõ vấn đề nhằm đưa ra được các quan điểm phù hợp nhất theo yêu cầu tuyển dụng.

Với quy định này, ngay cả Ứng viên đã dày dặn kinh nghiệm nhiều năm làm Ngân hàng thực tế cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc trình bày Kiến thức Nghiệp vụ, đặc biệt KHÓ NHẰN NHẤT vẫn luôn là Nội dung Bài tập LỚN.

Mục tiêu: 

Cung cấp kiến thức khái quát về hệ thống ngân hàng của một quốc gia, mối liên hệ giữa các ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia nói chung, cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại. Từ đó sinh viên có cái nhìn về công tác kế toán ngân hàng trong tổng thể của hệ thống tổ chức quản lý.
Sau đó cung cấp một số kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong ngân hàng thương mại bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, làm nền tảng cho các phần hành kế toán các nghiệp vụ cụ thể được giải quyết ở các chương sau.

I. Ngân hàng Nhà nước Việt nam

1.1. Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam Ngân hàng Nhà nước Việt nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan của chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà nội. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước – Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước.

– Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này, xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt nam.
– Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.

– Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết định, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác, quyết định giải thể, chấp thuận chia tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

– Kiểm tra thanh tra các hoạt động của ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);