Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp một lần

Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp một lần, Cách tính bảo hiểm thất nghiệp COVID, Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp, Tính bảo hiểm thất nghiệp 1 lần, Cách tính BHTN 2021, Vì dụ cách tính bảo hiểm thất nghiệp, Công thức tính bảo hiểm that nghiệp 2021, Tính bảo hiểm that nghiệp online, Phần mềm tính bảo hiểm thất nghiệp E nghỉ việc ở cơ quan e chính thức đc 13 tháng rồi. Giờ e muốn rút tiền Bảo Hiểm #1_lần thì thủ tục như thế nào ạ? Các bác nhìn quá trình e đóng, nếu rút thì sẽ được bao nhiêu ạ?
Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp một lần
Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp một lần

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp COVID

Ngày 24/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

 

Theo đó, Chính phủ quyết định sử dụng khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ BHTN đến hết năm 2020 để hỗ trợ đối tượng là người lao động đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Người lao động đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể như sau:

Thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 01/10/2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12/2021.

Nghị quyết nêu rõ, việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ BHTN bảo đảm nguyên tắc đóng – hưởng, chia sẻ và công bằng đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHTN.

Việc thực hiện chính sách đặt trong cân đối tổng thể chung các nguồn lực của Nhà nước, các quỹ, các nguồn hỗ trợ khác. Có tính tới sự khác biệt và ưu tiên một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Việc thực hiện hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động phải đơn giản, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch và hiệu quả; không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Cổng TTĐT BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về chính sách hỗ trợ này.

Công thức (cách tính) tiền bảo hiểm thất nghiệp mới nhất?

Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 có quy định Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp 2022 như sau:

Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Trong đó mức hưởng của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước và do người sử dụng lao động quy định có thể nhận được số tiền thất nghiệp khác nhau. Cụ thể:

– Với Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng

– Với Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Người sử dụng lao động quy định (ngoài nhà nước) thì mức hưởng hằng tháng tối đa không qua 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ.

 

– Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng quy định như sau: Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng BHTN thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.  Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Lưu ý: Trường hợp người lao động chưa hưởng hết trợ cấp thất nghiệp theo quy định nhưng có việc làm thì sẽ bị chấm dứt hưởng.

Ví dụ cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp

Ông A làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ tháng 9 năm 2015, ông A chấm đứt hợp đồng lao động hợp pháp vào ngày 30/12/2020. Công ty chốt sổ cho ông A, hiện tại quá trình chốt sổ của ông A ghi nhận ông A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 64 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi ông nghỉ việc là 05 triệu đồng/tháng. Như vậy Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2022 được tính như sau:

Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A được tính:

– 36 tháng đầu tiên, ông A được hưởng 03 tháng trợ cấp.

– 24 tháng tiếp theo, ông A được hưởng thêm 02 tháng trợ cấp.

– 04 tháng dư còn lại, ông A sẽ được cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy, ông A sẽ được hưởng 05 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là 5 triệu đồng/tháng x 60% = 3 triệu đồng/tháng. Nếu ông A hưởng đủ 5 tháng thất nghiệp thì tổng số tiền thất nghiệp ông nhận được là 15 triệu đồng.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa năm 2022

Chắc chắn khi tìm hiểu về Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp 2022 nhiều người lao động luôn thắc mắc về mức cao nhất có thể nhận được từ bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu tiền? Do đó trong nội dung bài chúng tôi cũng cung cấp thông tin đó là:

– Đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Do năm 2022, mức lương cơ sở không tăng là 1,6 triệu đồng/ tháng mà vẫn giữ nguyên theo Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa đối với NLĐ sẽ là:

1.490.000 x 5 = 7.450.000 đồng/tháng.

– Đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do NSDLĐ quy định:

Tương tự như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đề xuất không điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2022 mà giữ nguyên như mức tiền lương năm 2020, do đó mức lương tối thiểu vùng có thể vẫn sẽ được giữ nguyên.

Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa đối với NLĐ sẽ được tính theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể:

+ Vùng I: 4.420.000 x 5 = 22.100.000 đồng/tháng.

+ Vùng II: 3.920.000 x 5 = 19.600.000 đồng/tháng.

+ Vùng III: 3.430.000 x 5 = 17.150.000 đồng/tháng.

+ Vùng IV: 3.070.000 x 5 = 15.350.000 đồng/tháng.

Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian được hưởng BHTN (bảo hiểm thất nghiệp) như sau:

– Đối với người đóng đủ từ 12 tháng đến 36 tháng được hưởng 3 tháng trợ cấp;

– Sau 36 tháng, mỗi 12 tháng tham gia đủ BHTN sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp, số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 12 tháng;

– Thời điểm để được hưởng trợ cấp tính từ ngày thứ 16 sau khi nộp đủ hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp;

– Với các khoản hỗ trợ khác sẽ được tính như sau:

Hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm: Miễn phí;

Hỗ trợ học nghề: Thời gian hỗ trợ không quá 6 tháng, tối đa được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng/người

Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp một lần

Trợ cấp thất nghiệp được xem là giải pháp cứu cánh hữu ích cho người lao động đang không có việc làm. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2019 có gì thay đổi so với các năm trước đây?

Điều kiện hưởng

Người lao động khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng trợ cấp thấp nghiệp.

Mức hưởng

Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Mức hưởng hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%

Lưu ý:

– Trường hợp người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp thì mức bình quân được tính trên tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2019

    Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:

    “Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”

    Theo quy định pháp luật, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng người lao động được hưởng bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên, đối với người hưởng lương theo lương cơ sở thì mức tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở, từ 1/7/2018 lương cơ sở là 1.390.000 đồng; đôi với người lao động hưởng lương theo lương tối thiểu vùng thì mức tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.

Thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2019

    Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:

    “Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”

    Theo quy định pháp luật, người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng cho đền 36 tháng thì được hưởng 03 tháng bảo hiểm thất nghiệp, từ năm thứ tư trở đi mỗi một năm đủ 12 tháng được hưởng thêm 01 tháng bảo hiểm thất nghiệp nữa nhưng tối đa không quá 12 tháng. Cụ thể:

  • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 1 năm đến đủ 3 năm = 03 tháng thất nghiệp.
  • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 4 năm = 04 tháng thất nghiệp.
  • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 5 năm = 05 tháng thất nghiệp.
  • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 năm = 12 tháng thất nghiệp.
  • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 năm trở lên = 12 tháng thất nghiệp.

   Như vậy, bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm 5 tháng thì bạn được hưởng 5 tháng bảo hiểm thất nghiệp, mỗi tháng bạn sẽ được hưởng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Có thể thấy, số tiền trợ cấp thất nghiệp hiện nay không phải nhiều nhưng cũng không quá ít đủ để người lao động trang trải trong thời gian thất nghiệp, tìm kiếm công việc mới.

(Nguồn. Luật Việt Nam)

Theo cách tính của mình thì:

-Từ T11/2013 đến T12/2013: 2.650.000 x 2 tháng = 5.300.000
– Từ 1/2014 đến 12/2014: 3.000.000 x 12 tháng = 36.000.000
-Từ 1/2015 đến 12/2015: 3.750.000 x 12 tháng = 45.000.000
-Từ 1/2016 đến 5/2017: 4.150.000 x 17 tháng = 70.550.000
Tổng số tháng đóng BH là: 2+12+12+17=43 tháng
Tổng số tiền lương đóng là: 5.300.000+36.000.000+45.000.000+70.550.000=156.850.000
Lương bình quân là 156.850.000/43=3.647.674
Trước 2014 trợ cấp mỗi năm nhân hệ số 1,5 nhưng bạn có 2 tháng lẻ nên đc hắt sang tính cùng các tháng lẻ sau 2014.
Vậy từ năm 2014 đến năm 2016 bạn đc: 3.647.674 x 3 năm x hệ số 2 = 21.886.047
2 tháng của năm 2013 + 5 tháng của 2017 = 7 tháng tính tròn 1 năm được: 3.647.674 x 1 năm x hệ số 2 = 7.295.349
Tổng bạn được 29.181.395

Thông tin thêm:

1. Về bảo hiểm thất nghiệp 

Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013

“Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp…”

Khoản 3 Điều 39 Nghị định 28/2015/ND-CP hướng dẫn Luật việc làm và bảo hiểm thất nghiệp quy định:

‘’3. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về viên chức.’’

Do đó, thời gian người lao động đang hưởng chế độ thai sản thì vẫn được tính là thời gian làm việc để trả trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật.

Theo thông tin bạn cung cấp, 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp của bạn bao gồm: tháng 2/2016; tháng 1/2016; tháng 12/2015; tháng 11/2015; tháng 10/2015; tháng 9/2015.

Bạn có thể được hưởng số tiền bảo hiểm thất nghiệp = 60%  x bình quân 6 tháng tiền lương từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2016.

2. Về bảo hiểm xã hội

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu bạn không muốn bảo lưu bảo hiểm xã hội. Trường hợp của bạn sau 1 năm nghỉ việc có thể nhận bảo hiểm xã hội 1 lần theo  Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội màchưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

Hiện tại bạn chưa đủ điều kiện để thanh toán bảo hiểm 1 lần sau 1 năm nghỉ việc bạn sẽ đủ điều kiện nhận bảo hiểm.

Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định:

“1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư này. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:

Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng I = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng I  x Tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i

4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

….
5. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
….”

Căn cứ trên thông tin bạn cung cấp, số năm bạn đóng bảo hiểm được tính như sau:

Từ tháng 07/2012 đến tháng 12/2013 được tính đóng trước năm 2014 được làm tròn 2 năm

Từ tháng1/2014 đến 3/2016, được là tròn là 2,5 năm

Tổng số tiền bảo hiểm 1 lần bạn được thanh toán được được tính theo công thức:

Số tiền bảo hiểm 1 lần được hưởng = 1,5 tháng x 2 năm + 2 tháng x 2,5 năm x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Có thể bạn quan tâm:

One thought on “Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp một lần

  1. Pingback: buy weed online

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);