BỘ CÂU HỎI THI CÔNG CHỨC BỘ TÀI CHÍNH, SỞ TÀI CHÍNH

BỘ CÂU HỎI THI CÔNG CHỨC BỘ TÀI CHÍNH, SỞ TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC được sở nội vụ tỉnh Quảng Ngãi biên soạn và cung cấp, giúp các bạn có tài liệu chính tắc để dựa vòa sườn đó ôn thi

 

Câu 1: Trình bày vị trí và chức năng của Sở Tài chính Quảng Trị theo quy định tại Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị.

Câu 2: Hãy nêu các văn bản Sở Tài chính Quảng Trị có nhiệm vụ, quyền hạn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh được quy định tại Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị.

Câu 3: Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị, quy định về tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Tài chính Quảng Trị như thế nào?

Câu 4: Hãy nêu những nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính Quảng Trị về quản lý ngân sách nhà nước được quy định tại Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị.

Câu 5: Hãy nêu những nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính Quảng Trị về quản lý vốn đầu tư phát triển được quy định tại Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị.

Câu 6: Hãy nêu những nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính Quảng Trị về quản lý tài sản nhà nước tại địa phương được quy định tại Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị.

Câu 7: Hãy nêu những nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính Quảng Trị về quản lý tài chính doanh nghiệp được quy định tại Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị.

Câu 8: Hãy nêu những nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính Quảng Trị về quản lý giá và thẩm định giá được quy định tại Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị.

Câu 9: Trình bày các nguyên tắc phân cấp cụ thể từng nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách và chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2002.

Câu 10: Trình bày trách nhiệm của cơ quan tài chính trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2002.

Câu 11: Trình bày những quy định điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2002.

Câu 12: Trình bày hệ thống ngân sách Nhà nước Việt nam theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Câu 13: Trình bày các nguyên tắc xác định tỷ lệ % phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối ngân sách Nhà nước theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Câu 14: Trình bày những căn cứ lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Câu 15: Trình bày nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan tài chính các cấp trong quá trình lập, tổng hợp và phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Câu 16: Trình bày trách nhiệm của cơ quan tài chính trong việc quản lý chi ngân sách Nhà nước theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Câu 17: Nêu các nguyên tắc xét duyệt quyết toán năm theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Câu 18: Trình bày quyền của Cơ quan Tài chính khi thực hiện thẩm định quyết toán theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Câu 19: Nêu các quyền của Thanh tra Tài chính khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Câu 20: Theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, những cấp nào được lập quỹ dự trữ tài chính? Nguồn hình thành, mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp? Việc Quản lý và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính như thế nào?

Câu 21: Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2002, Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn gì về ngân sách thuộc cấp mình quản lý?
 Câu 22: Theo quy định của Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, điều kiện được chi ứng trước dự toán năm sau? Thẩm quyền quyết định chi ứng trước dự toán? Việc thu hồi các khoản chi ứng trước dự toán được thực hiện

Câu 23: Theo Quyết định 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Tài chính, phân loại theo chương và cấp quản lý là gì? Trình bày cách mã hóa các nội dung phân loại theo chương.

Câu 24: Theo Quyết định 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Tài chính, phân loại theo ngành kinh tế (loại, khoản) là gì? Trình bày cách mã hóa và hạch toán các nội dung phân loại theo ngành kinh tế.

Câu 25: Theo Quyết định 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Tài chính, phân loại theo nội dung kinh tế (mục, tiểu mục) là gì? Trình bày cách mã hóa và hạch toán các nội dung phân loại theo nội dung kinh tế.

Câu 26: Theo quy định của Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003, thế nào là đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp II, đơn vị dự toán cấp III?

Câu 27: Theo quy định của Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, điều kiện để thực hiện chi ngân sách nhà nước? Trong trường hợp nào thì Kho bạc nhà nước được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi? Tạm dừng thanh toán các khoản chi?

Câu 28: Trình bày quy định về công tác xử lý ngân sách cuối năm đối với số dư tài khoản tiền gửi của các đơn vị sử dụng ngân sách theo hướng dẫn của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính.

Câu 29: Trình bày quy định về công tác xử lý ngân sách cuối năm đối với số dư dự toán ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách theo hướng dẫn của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính.

Câu 30: Trình bày quy định về công tác xử lý số dư tạm ứng sau thời gian chỉnh lý quyết toán trong công tác xử lý ngân sách cuối năm theo hướng dẫn của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính.

Câu 31: Trình bày quy định về ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước trong công tác xử lý ngân sách cuối năm của các cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính.

Câu 32: Trình bày quy định về chi chuyển nguồn, quyết toán chi theo niên độ và xử lý kết dư ngân sách trong công tác xử ngân sách cuối năm theo hướng dẫn của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính.

Câu 33: Trình bày một số nội dung trong công tác quyết toán và báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm theo hướng dẫn của Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính: Đối chiếu số thu, chi ngân sách; trách nhiệm lập, báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị dự toán; báo cáo thuyết minh quyết toán

Câu 34: Trình bày nội dung, thẩm quyền, hình thức và thời gian công khai số liệu ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh) và ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính.

Câu 35: Trình bày chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính.
Câu 36: Trình bày trách nhiệm kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện công khai tài chính quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính.

Câu 37: Trình bày nội dung chất vấn và trả lời chất vấn trong thực hiện công khai tài chính; Nêu những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công khai tài chính quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính.

Câu 38: Trình bày nội dung nhiệm vụ kế toán, yêu cầu kế toán và nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

Câu 39: Trình bày đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

Câu 40: Trình bày khái niệm chứng từ kế toán và các nội dung chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

Câu 41: Trình bày nội dung về lập chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

Câu 42: Trình bày quy định chung về ký chứng từ kế toán và quy định quản lý, sử dụng chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003? Nêu rõ quy định ký chứng từ kế toán trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính.

Câu 43: Trình bày khái niệm tài liệu kế toán và quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

Câu 44: Trình bày tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán và quy định những người không được làm kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

Câu 45: Trình bày các hành vi nghiêm cấm theo quy định của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003?

Câu 46: Trình bày quy định chung về hệ thống tài khoản kế toán trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính.

Câu 47: Trình bày khái niệm về sổ kế toán và nêu các loại sổ kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính.

Câu 48: Trình bày một số quy định chung về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán; trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo tài chính; thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính.

40 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI CÔNG CHỨC SỞ TÀI CHÍNH

Câu 1: Trình bày Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2015.

Trả lời: Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2015:

Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách

1. Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.

2. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật này.

3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấptrên địa bàn.

4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.

5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyềncho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấpdưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.

6. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấpdưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triểncân đối giữa các vùng, các địa phương.

7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách:

a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;

b) Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định;

c) Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới;

d) Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.

Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

đ) Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.

8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.

9. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau:

a) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợpcần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế – xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;

b) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;

c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.

Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.

 

Câu 2: Trình bày Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2015.

Trả lời: Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2015:

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm:

– Cơ quan thu các cấp ở địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấptrên, cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan thu ở trung ương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực được giao phụ trách, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước.

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

– Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Luật này, báo cáo Ủy bannhân dân cùng cấp.

– Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấpxem xét, cho ý kiến. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan theo quy định để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ; đồng thời gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát.

– Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

– Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.

Có thể bạn quan tâm:

5 thoughts on “BỘ CÂU HỎI THI CÔNG CHỨC BỘ TÀI CHÍNH, SỞ TÀI CHÍNH

  1. Pingback: benefits of joining illuminati

  2. Pingback: ห้องพักรายวัน คู้บอน

  3. Pingback: รับแพ็คสินค้า

  4. Pingback: บอลยูโร 2024

  5. Pingback: ทุบตึก

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);