Phiếu lý lịch tư pháp là gì và dùng vào việc gì?

Phiếu lý lịch tư pháp là gì và dùng vào việc gì? Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp
Phiếu lý lịch tư pháp

Điều 7 Luật này quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức dưới đây có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình;

2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 7 của luật này;

b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 điều 7 của luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Sự khác biệt cơ bản của 2 phiếu này là ở chỗ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ ghi án tích chưa được xóa án. Nếu án đã được xóa thì ghi “không có án tích”. Phiếu số 2 ghi tất cả án tích mà không phân biệt đã được xóa hay chưa.

Theo Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp, thủ tục với cá nhân yêu cầu cấp Phiếu số 1 như sau:

1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu;

b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu,

2. Cá nhân nộp tờ khai yêu cầu cấp phiếu và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp phiếu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền.

Theo Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp, thủ tục đối với cá nhân yêu cầu cấp phiếu số 2 được thực hiện tương tự quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 45 nói trên nhưng không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội.

Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện cần giấy tờ gì?

Cá nhân yêu cầu cấp lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2:

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP) được điền đầy đủ thông tin. Riêng tờ khai xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì bắt buộc phải được chứng thực chữ ký.

– Bản sao có công chứng giấy CMND hoặc hộ chiếu còn giá trị của người yêu cầu cấp phiếu;

– Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu / giấy chứng nhận thường trú/ giấy chứng nhận tạm trú/ thẻ thường trú / thẻ tạm trú.

– Phiếu đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ đường bưu điện (Mẫu số 01/2014/LLTP). Download tại đây

Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục:

Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thay hoặc cha/ mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho con chưa thành niên cần chuẩn bị:

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);

– Bản sao có chứng thực CMND hoặc hộ chiếu đang còn giá trị của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp & người được ủy quyền.

– Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu / giấy chứng nhận thường trú/ giấy chứng nhận tạm trú/ thẻ thường trú / thẻ tạm trú của người xin cấp lý lịch tư pháp.

– Văn bản ủy quyền có công chứng. (Nếu người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của đương đơn thì không cần giấy ủy quyền nhưng phải nộp giấy tờ chứng minh quan hệ như: Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu).

– 01 Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP). Download tại đây.

Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2

Thủ tục nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp qua bưu điện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn gửi hồ sơ làm lý lịch tư pháp qua bưu điện tới Sở Tư pháp.

Lệ phí làm lý lịch tư pháp qua bưu điện:

– Lệ phí: 200.000 đồng/lần/người.

– Học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000 đồng/lần/người

– Người thuộc hộ nghèo / cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn: Miễn phí.

– Nếu yêu cầu cấp trên 2 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi nộp thêm 3.000 đồng/Phiếu.

– Phí dịch vụ bưu chính: Theo thông báo của Sở Tư pháp nơi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Cách thức nộp lệ phí làm lý lịch tư pháp qua bưu điện:

Có 3 hình thức nộp lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp và phí dịch vụ bưu chính:

– Chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của Sở Tư pháp. (Nếu nộp bằng ngoại tệ thì quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỉ giá hiện tại).

– Nộp tiền trực tiếp tại Sở Tư pháp (không áp dụng nộp bằng ngoại tệ).

– Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ kèm theo biên lai chuyển tiền phí đến Sở Tư pháp (không áp dụng nộp bằng ngoại tệ).

Có thể bạn quan tâm:

4 thoughts on “Phiếu lý lịch tư pháp là gì và dùng vào việc gì?

  1. Pingback: 무료웹툰

  2. Pingback: kojic acid soap

  3. Pingback: visit here

  4. Pingback: บอลยูโร 2024

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);