Bao nhiêu năm thì quyết toán thuế 1 lần?

Bao nhiêu năm thì quyết toán thuế 1 lần QUYẾT TOÁN THUẾ BAO NHIÊU NĂM MỘT LẦN ? Chia sẻ tới các bạn bài viết hay được share nhiều về việc quyết toán thuế bao nhiêu năm một lần.Quyết toán thuế là công việc bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp nhằm hoàn tất nghĩa vụ thuế trong khoảng thời gian cụ thể của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không chủ động Quyết toán thuế, cơ quan thuế trực tiếp quản lý sẽ dựa vào quy mô và tính chất ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mà định ra thời gian quyết toán thuế cho mỗi doanh nghiệp. Thời gian quyết toán không cố định trong bao năm, thông thường là 3 hoặc 5 năm, nhưng có thể là mỗi năm một lần.

Bao lâu thì doanh nghiệp nên quyết toán thuế một lần? Các doanh nghiệp có nên chủ động quyết toán thuế không? Tối đa bao lâu doanh nghiệp sẽ bị thanh tra, quyết toán thuế?

1 Thời gian quyết toán thuế

– Theo điểm a, b, khoản 1, điều 10, TT 156/2013/TT-BTC : Doanh nghiệp phải tính và xác định tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước; phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ nội dung trong tờ khai theo quy định của Bộ tài chính => Khi kê khai và làm báo cáo thuế doanh nghiệp phải tự khai, tự chịu trách nhiệm về số liệu mình đã khai
– Theo quy định về kiểm tra kế toán tại điều 35, Luật kế toán số 03/2003/QH11 thì Doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan thuế không quá 1 lần trong năm về cùng 1 nội dung , khi Cơ quan thuế xuống kiểm tra thì phải thông báo trước với doanh nghiệp bằng văn bản ít nhất là 7 ngày
– Có thể bạn đang nhầm lẫn mốc thời gian giữa“ thời hạn quyết toán thuế” với “ thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế” . Theo điều 4, chương I, thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thuế:
+ Trong thời gian 2 năm nếu doanh nghiệp vi phạm thủ tục thuế: chậm nộp hồ sơ thuế, khai không đúng nội dụng tờ khai,…. => Phạt về hành vi vi phạm thủ tục thuế và phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.
+ Trong thời gian 5 năm: doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự => Bị phạt vi phạm về hành vi trốn thuế, gian lận thuế và phải nộp tiền thuế phải nộp + nộp chậm .
+ Trong thời gian 10 năm: Nếu quá thời gian xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước
– Khoản 1, Điều 56, Chương VIII, thông tư 28/2011/TT-BTC quy định về thanh tra thuế có nội dung
”1. Việc thanh tra thuế được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm và thanh tra đột xuất. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Việc lập kế hoạch thanh tra phải được xây dựng đối với các trường hợp quy định tại Điều 81 của Luật Quản lý thuế và phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế, từ đó phát hiện, lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, nội dung, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.”
Như vậy, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy cụ thể thời gian doanh nghiệp phải quyết toán thuế nên cơ quan thuế có quyền kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong tất cả các năm mà không căn cứ là 3 hay 5 năm. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu quyết toán thuế bằng văn bản

2. Lợi ích khi doanh nghiệp chủ động quyết toán

2.1 Lợi ích khi chủ động quyết toán thuế

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay có tư tưởng “ nước đến chân nhảy vẫn kịp”, không có kế hoạch chuẩn bị quyết toán nên khi có công văn kiểm tra quyết toán mới vội vàng chuẩn bị hồ sơ sổ sách, chứng từ. Tuy nhiên, khối lượng chứng từ sổ sách trong một thời gian dài thường rất nhiều và do vội vàng chuẩn bị nên hay mắc sai sót dẫn đến bị bóc chi phí, phạt vi phạm là điều khó tránh khỏi.
Thuế Địa Nam đưa ra cho bạn sự so sánh về việc chủ động và bị động quyết toán thuế qua bảng sau:
Tiêu chí
Chủ động quyết toán thuế
Bị động
Thời gian chuẩn bị
– Doanh nghiệp có kế hoạch để quyết toán thuế nên đã lên được kế hoạch thời gian tìm hiểu và chuẩn bị hồ sơ, sổ sách
– Thường sau khi nhận được thông báo thì doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tối đa khoản 2 tháng từ khi nhận được thông báo
Sai sót
– Doanh nghiệp phát hiện sai sót và tìm cách khắc phục chi tiết
– Doanh nghiệp phát hiện sai sót chộp giật và khó xử lý đối với những sai sót từ những năm cũ
Bóc chi phí
– Khi doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị quyết toán thì phải chuẩn bị đầyđủ và hoàn thiện ở mức tối đa=> Chi phí bị loại ít hơn
– Với kiểu xử lý theo kiểu chộp giật, vội vàng => Chi phí bị loại cao
Tinh thần
Nắm thế chủ động nên kế toán có thời gian nắm rõ các khoản chi phí => Dễ dàng giải trình khi cần
Kế toán bị áp lực vì chuẩn bị hồ sơ liên tục không có thời gian nghỉ ngơi=> Khó giải thích rõ ràng cho cán bộ thuế
Nhằm giúp doanh nghiệp vừa giải quyết những khó khăn trước mắt trong kỳ quyết toán vừa kiện toàn hoạt động tài chính doanh nghiệp, hạn chế sai sót trong tương lai,Đại lý thuếĐịa Nam xin cung cấp dịch vụ “ Quyết toán thuế”
Dịch vụ quyết toán thuế của Đại lý thuếĐịa Nam sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
+ Chứng từ hoá đơn: Trải qua một thời gian dài hoạt động, doanh nghiệp có thể làm thất thoát hoá đơn chứng từ => Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại, sắp xếp, điều chỉnh hoá đơn, chứng từ cho phù hợp với quy định từng thời kỳ
+ Sổ sách kế toán: Nếu doanh nghiệp thường “đổi đời” kế toán thì cách hạch toán, theo dõi sổ sách, làm báo cáo tài chính không thống nhất, có thể sai sót => Đại lý Thuế Địa Nam sẽ sắp xếp, chỉnh sửa theo quy chuẩn của Bộ tài chính. Đồng thời thông qua hệ thống sổ sách báo cáo chúng tôi có thể ước tính mức độ rủi ro về thuế và đưa ra phương án giải quyết phù hợp cho doanh nghiệp
+ Chịu trách nhiệm giải trình khi thuế thực tế

2.2 Căn cứ và hồ sơ xin quyết toán thuế

* Căn cứ xin quyết toán thuế
Doanh nghiệp thường căn cứ vào thời gian hoặc doanh thu hàng năm để yêu cầu quyết toán
Ví dụ tham khảo:
Thời gian (năm)
Mức doanh thu (tính theo năm)
1 năm/ lần
>100 tỷ
3 năm /lần
100 tỷ> Doanh thu> 50 tỷ
5 năm/lần ; 10 năm/ lần
Doanh thu<50 p=”” t=””>*Hồ sơ xin quyết toán thuế
Khi doanh nghiệp có kế hoạch quyết toán thuế thì doanh nghiệp chỉ cần nộp“ Công văn xin quyết toán thuế”. Đợi công văn trả lời của chi cục thuế và tiến hành chuẩn bị hồ sơ!</50>

 Chưa có quy định quyết toán thuế mấy năm 1 lần

Hiện nay, liên quan tới vấn đề quyết toán thuế của các đơn vị kinh doanh, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định, giới hạn hay bắt buộc mốc thời gian cụ thể.

Căn cứ vào Điều 10 của Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Bộ tài chính đã quy định nguyên tắc tính và khai thuế như sau: Người nộp thuế phải tính và khai số tiền thuế nộp vào ngân sách Nhà nước một cách trung thực, đầy đủ và chính xác theo các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế.

Cùng với đó, khi tiến hành kê khai bất kể loại thuế nào thì các cá nhân, đơn vị kinh doanh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý với các thông tin, số liệu mà mình đã kê khai.

 

Trong Luật Kế toán số 03/2003/QH11, tại Điều 35, Quốc hội đã quy định mọi đơn vị kinh doanh đều phải chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế không quá 01 lần/năm về cùng một nội dung kiểm tra. Khi xuống kiểm tra cơ quan thuế sẽ thông báo trước với đơn vị kinh doanh ít nhất là 07 ngày.

Đối với vấn đề thanh tra thuế, tại Khoản 1, Điều 56, Chương VIII, Thông tư số 28/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định cụ thể như sau: 

– Việc thanh tra thuế phải được thực hiện theo kế hoạch thanh tra hàng năm hoặc thanh tra đột xuất. Nếu thanh tra hàng năm thì sẽ được tiến hành đúng kế hoạch đã lập và phê duyệt trước đó. Nếu thanh tra đột xuất sẽ được tiến hành khi phát hiện đơn vị kinh doanh nào đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra đột xuất để giải quyết khiếu nại, tố cáo; hoặc thanh tra đột xuất theo như yêu cầu từ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hay chỉ đạo từ Bộ Tài chính.

– Việc lập kế hoạch thanh tra sẽ được xây dựng căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, quy định tại Điều 81, Luật Quản lý thuế và dựa trên cơ sở phân tích thông tinh về người nộp thuế, đơn vị nộp thuế. Thông thường, kế hoạch thanh tra sẽ bao gồm các nội dung cơ bản: Đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, nội dung thanh tra và thời gian dự kiến thanh tra.

Thực tế, dù chưa có một văn bản pháp luật nào quy định bắt buộc các đơn vị kinh doanh phải khai quyết toán thuế định kỳ mấy năm 1 lần nhưng Bộ Tài chính cũng đã giới hạn mức thời gian tối đa các DN phải hoàn thành quyết toán thuế 1 lần là: Không quá 5 năm.

 

Cụ thể, trong thông tư số 166/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định như sau: Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt sẽ là 05 năm, tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm tới ngày có quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm được tính từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà đơn vị kinh doanh vi phạm.

Quy định trên đồng nghĩa rằng, nếu quá 5 năm các đơn vị kinh doanh không thực hiện quyết toán thuế thì sẽ bị quy vào trường hợp có hành vi trốn thuế, đồng thời phải chịu trách nhiệm, nhận xử phạt theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Tóm lại, các đơn vị kinh doanh có thể tùy ý quyết toán thuế 1 năm, 2 năm, 3 năm hay 4 năm/lần. Nhưng tuyệt đối không được quyết toán thuế quá thời hạn 5 năm/lần nhằm tránh các trường hợp vi phạm xảy ra.

2. Những loại thuế nào DN phải quyết toán hàng năm?

Hàng năm, theo đúng quy định của pháp luật, các đơn vị kinh doanh sẽ phải tiến hành lập hồ sơ quyết toán thuế theo năm cho tất cả các loại thuế mà trong năm đơn vị mình đã nộp.

 

DN phải quyết toán thuế TNDN và một số thuế khác hàng năm.

Thường thì hồ sơ quyết toán thuế năm sẽ bao gồm: Tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế TNCN, báo cáo tài chính và các phụ lục đi kèm khác.

Thời hạn quyết toán thuế năm sẽ là 90 ngày, tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. 

Riêng đối với các đơn vị kinh doanh chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể hay chấm dứt hoạt động kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm sẽ là 45 ngày, kể từ ngày có quyết định từ cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp tới độc giả thắc mắc: DN phải quyết toán thuế mấy năm 1 lần và DN phải quyết toán những loại thuế nào hàng năm. 

Bao nhiêu năm thì quyết toán thuế 1 lần, Doanh nghiệp 10 năm chưa quyết toán thuế, Thời hạn quyết toán thuế TNCN 2021, Thời hạn kiểm tra quyết toán thuế, Khi nào cơ quan thuế xuống quyết toán, Quy định về hoãn thời gian kiểm tra thuế, Thời điểm quyết toán thuế, Quyết toán thuế la gì,

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Bao nhiêu năm thì quyết toán thuế 1 lần?

  1. Pingback: ราวตากผ้าคอนโด

  2. Pingback: Paket Liburan Ke Bali Murah

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);