Đề và đáp án thi Agribank chính thức vị trí KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

Đề và đáp án thi Agribank chính thức vị trí KẾ TOÁN NGÂN HÀNG. Đề thi mẫu – ôn thi Agribank 2018. Vị trí Kế toán ngân hàng (KV2)- GIẢI ĐỀ THI AGRIBANK 2015 . Tổng hợp các đề thi kế toán có đáp án gửi mọi người ôn luyện.

Đề và đáp án thi Agribank chính thức vị trí KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Đề và đáp án thi Agribank chính thức vị trí KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

Đề thi kế toán Agribank

Câu 1: Giao dịch 1 cửa là gì? Quyền hạn, trách nhiệm của GDV của giao dịch 1 cửa? (30đ)

Câu 2: Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán NHTM? (30đ)

Câu 3: Khi nào ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản thanh toán của khách hàng? (20đ)

Câu 4: Khách hàng X ngày 31/10/2015 đến tất toán sổ tiết kiệm 45 tr đồng kỳ hạn 3 tháng mở ngày 20/4/2015. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 5,4%/năm, lãi suất không kỳ hạn là 1,2%/năm. Tính số lãi ngân hàng phải trả cho khách hàng X. (20đ)

Gợi ý trả lời

Câu 1:

(Theo Quy chế giao dịch 1 cửa áp dụng đối với các TCTD – Kèm QĐ số 1498/2005/QĐ-NHNN ngày 13/10/2005)

Giao dịch 1 cửa là phương thức tổ chức cung ứng dịch vụ của TCTD cho khách hàng, theo đó khách hàng chỉ cần giao dịch với 1 GDV của TCTD và nhận kết quả từ GDV đó.

Quyền hạn & trách nhiệm của GDV:

a) Quyền hạn:

– GDV được cấp 1 mã khóa bảo mật để thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình trong việc lập, kiểm soát, phê duyệt (Ký) chứng từ

– GDV có quyền xử lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn khi có tổn thất xảy ra đối với các giao dịch trong hạn mức giao dịch mà mình phụ trách. Các giao dịch vượt hạn mức phải được kiểm soát viên (KSV) phê duyệt theo quy định trước khi thực hiện

b) Trách nhiệm:

– Giao dịch viên chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng thực hịên giao dịch, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và tính chính xác của nội dung các giao dịch được phân công thực hiện.

– Giao dịch viên phải tuân thủ và thực hiện đúng nhiệm vụ mà mình được phân công, kiểm tra tính khớp đúng giữa chứng từ phát sinh thực tế, số dư tồn quỹ thực tế và số liệu trên hệ thống.

– Giao dịch viên phải tuyệt đối giữ bí mật các m• khóa bảo mật và chữ ký điện tử được cấp theo quy định và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tổng Giám đốc (Giám đốc) và trước pháp luật về những tổn thất xảy ra do để mất hoặc tiết lộ m• khoá bảo mật và chữ ký điện tử.

– Tuân thủ đúng quy trình về giao nhận và kiểm đếm tiền với bộ phận quỹ và khách hàng.
Trường hợp thiếu hoặc vượt hạn mức tồn quỹ, giao dịch viên phải báo cáo để thực hiện đúng

quy định của tổ chức tín dụng về hạn mức tồn quỹ. Cuối ngày phải tiến hành đối chiếu, đảm bảo khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với số tiền ghi trên sổ kế toán, và chuyển toàn bộ số dư tồn quỹ về bộ phận quỹ.

Câu 2: Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán NHTM

Gồm 6 nguyên tắc cơ bản (giống như trong Kế toán doanh nghiệp)

1) Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của TCTD liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền

2) Hoạt động liên tục

BCTC phải được lập dựa trên cơ sở giả định là 1 NH đang trong quá trình hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, hay ngân hàng không có ý định về ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp quy mô hiện tại. Trường hợp một ngân hàng đã có dấu hiệu hoạt động không liên tục hoặc đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở khác và Ban lãnh đạo ngân hàng phải giải thích các cơ sở đã sử dụng để lập BCTC

3) Giá gốc (Giá lịch sử)

Mọi tài sản phản ánh trong các khoản mục trên BCTC phải theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc của TS được ghi chép theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc ghi theo giá hợp lý của TS đó vào thời điểm TS được ghi nhận. Giá gốc của TS không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chế độ kế toán cụ thể.

Đối với ngân hàng, giá gốc của TS phản ánh trong các khoản mục của BCTC là các giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được hoặc cho vay, đầu tư tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ phát hành cổ phiếu, trong trường hợp giá bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá thì số tiền thu được do bán cổ phiếu sẽ được tách thành 2 phần: Số tiền thu theo mệnh giá của CP được ghi vào TK Vốn điều lệ, phần vượt mệnh giá cổ phiếu (thặng dư) sẽ được ghi vào Tài khoản Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

4) Phù hợp

Nguyên tắc này quy định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

Tại ngân hàng việc quán triệt nguyên tắc phù hợp thể hiện ghi nhận thu nhập và chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo thu nhập xét theo kỳ kế toán. Thường ngân hàng không thể, và không nhất thiết phải: Ghi nhận 1 khoản thu nhập thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí có liên quan tương ứng đến việc tạo ra thu nhập đó.

5) Nhất quán

Nguyên tắc này quy định kế toán ngân hàng phải áp dụng thống nhất các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong 1 niên độ kế toán (1 năm). Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thì phải giải trình trong Thuyết minh BCTC.

6) Thận trọng

Nguyên tắc này yêu cầu khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết như:

• Trích lập các khoản dự phòng không quá lớn hoặc không quá thấp

• Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

• Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí

• Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có các bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí

7) Trọng yếu

Các thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của tohong tin đó có thể làm sai lệch đang kể BCTC, làm ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên BCTC.

Câu 3: Ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản thanh toán của khách hàng khi:

– Khách hàng ủy quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản của mình và ghi có cho tài khoản khách hàng để thanh toán cho các giao dịch được thoả thuận trước bằng văn bản như: Ủy nhiệm chi để gửi tiền tiết kiệm, ủy nhiệm chi để chuyển khoản, ủy nhiệm chi trả lương cho nhân viên…

– Trong trường hợp khách hàng vay vốn bị quá hạn (từ nhóm 2 trở lên), khi TK khách hàng dư có thì NH sẽ tự động trích nợ tài khoản để thanh toán gốc và lãi vay đang quá hạn (cả phần phí phạt chậm trả).

– Khách hàng sử dụng các sản phẩm ghi nợ trực tiếp vào tài khoản như Thẻ tín dụng, Vay thấu chi,…

Câu 4: Khách hàng X ngày 31/10/2015 đến tất toán sổ tiết kiệm 45 tr đồng kỳ hạn 3 tháng mở ngày 20/4/2015. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 5,4%/năm, lãi suất không kỳ hạn là 1,2%/năm. Tính số lãi ngân hàng phải trả cho khách hàng X. (20đ)

Lãi cho kỳ hạn (từ 20/4/2015 đến 20/7/2015), tròn 3 tháng là: 45 x 5,4%/4 = 0,6075 (tr đồng)
Lãi nhập gốc kỳ 1: 45,6075 (tr đồng)

Lãi cho kỳ hạn mới (từ 20/7/2015 đến 20/10/2015), tròn 3 tháng là: 45,6075 x 5,4%/4 = 0,6157 (tr đồng)

Lãi nhập gốc kỳ 2: 46,2232 (tr đồng)

Lãi cho kỳ hạn (từ 20/10/2015 đến 31/10/2015), 12 ngày là: 46,2232 x 1,2% x 12/360 = 0,0185 (tr đồng)
Lãi và gốc khi trả cho KH vào ngày 31/10/2015: 46,2417 (tr đồng)

Vậy tổng số lãi mà ngân hàng phải trả cho KH X (khi khách gửi từ 20/4/2015 đến 31/10/2015) là:  46,2417 – 45 = 1,2417  (tr đ ồng)

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Đề và đáp án thi Agribank chính thức vị trí KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

  1. Pingback: Buy golden Teacher mushroom online

  2. Pingback: pk789

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);