Công thức tính, mức tăng lương cho cán bộ công chức

Công thức tính, mức tăng lương cho cán bộ công chức 2018. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định nêu trên, công thức tính mức lương như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 1/7/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
Công thức tính mức phụ cấp đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở như sau:
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1/7/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

Công thức tính, mức tăng lương cho cán bộ công chức 2018
Công thức tính, mức tăng lương cho cán bộ công chức 2018

1. Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức tại TP.HCM từ ngày 01/4/2018

Ngày 16/3/2018, HĐND Tp. Hồ Chí Minh đã thông qua Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND về việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức do Thành phố quản lý.

Theo đó, thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết này được chi trả căn cứ vào hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại từng cơ quan, đơn vị do Thủ trưởng đơn vị đánh giá. Cụ thể, hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa trong năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là 0,6 lần, 1,2 lần, 1,8 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ.

Việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức do thành phố quản lý bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2018.

2. Tăng lương cơ sở lên 1.390.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2018

Ngày 13/11/2017, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018.

Theo đó, tăng mức lương cơ sở thêm 90.000 đồng/tháng (từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng).

Thời điểm thực hiện mức lương cơ sở mới này bắt đầu kể từ ngày 01/7/2018.

Ảnh minh họa

3. 08 đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp từ 01/7/2018

Từ ngày 01/7/2018, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng sau đây được tăng thêm 6,92% so với quy định hiện hành. Đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Theo đó, 8 đối tượng sau sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu:

– Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

– Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.

– Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

– Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

– Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

– Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

Nội dung này được đề cập tại Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ ban hành chính thức nhằm phù hợp với mức lương cơ sở đã được Quốc hội thông qua.

 
Update 2021:

Từ 15/8/2021, sẽ có thêm 4 trường hợp về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

 

 4 trường hợp về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên gồm:

1. Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

2. Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

3. Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên thì tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

4. Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bộ Nội Vụ vừa ban hành Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Theo đó, Thông tư 03 bổ sung thời gian cán bộ, công chức, viên chức tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự là một trong các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Như vậy, cùng với 3 trường hợp khác hiện hành vẫn đang áp dụng bao gồm: Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương; Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định; Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, thì sẽ có 7 trường hợp về thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Tiêu chuẩn mới về nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức

Thông tư 03 sửa đổi tiêu chuẩn nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức. Theo quy định hiện hành tại Thông tư 08 thì tiêu chuẩn 1 để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức là: “Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên”.

Tuy nhiên, Thông tư 03 sửa đổi tiêu chuẩn này như sau: “Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên”.

Về chế độ nâng bậc lương trước thời hạn, Thông tư quy định rõ “Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ”.

 Thông tư 03/2021/TT-BNV có hiệu lực thi hành từ 15/8/2021

Xem thông tư số 03/2021/TT-BNV tại đây

Bảng lương cán bộ công chức năm 2021,
Luật tăng lương 2021,
Quyết định tăng lương 2021,
Chốt phương án tăng lương 2021,
Bảng lương theo Nghị quyết 27,
5 bảng lương mới 2021,
Thông tin mới nhất về tăng lương 2021,
Tăng lương 2021,

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);