Công chức được miễn tập sự khi nào? thủ tục ra sao?

Công chức được miễn tập sự khi nào? thủ tục ra sao?mẫu đơn xin miễn tập sự, “đơn đề nghị miễn chế độ tập sự”, miễn tập sự đối với công chức,chế độ tập sự của viên chức, miễn chế độ tập sự đối với viên chức,trường hợp được miễn chế độ tập sự,chế độ tập sự của công chức,quy định thời gian tập sự đối với giáo viên.
Công chức được miễn tập sự khi nào? thủ tục ra sao?
Công chức được miễn tập sự khi nào? thủ tục ra sao?

Thủ tục miễn tập sự

cTheo đó, để được miễn chế độ tập sự, người trúng tuyển viên chức phải có nghĩa vụ đưa ra giấy tờ, tài liệu hợp pháp để chứng minh người đó “đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng”. Nếu không đưa ra được giấy tờ, tài liệu, hoặc không đưa ra đủ giấy tờ, tài liệu để chứng minh thì họ phải thực hiện chế độ tập sự.

Luật BHXH quy định người có thời gian làm việc từ 12 tháng trở lên tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước; cơ quan Đảng; doanh nghiệp; tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Do vậy, việc chứng minh thời gian làm việc, công việc đã làm thông qua hồ sơ BHXH là đơn giản và chính xác nhất.

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV, ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức thì người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

– Đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;

– Trong thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên, đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Căn cứ hướng dẫn điều kiện miễn chế độ tập sự nêu trên, người trúng tuyển viên chức chỉ cần nộp giấy tờ là bản sao Sổ BHXH (có chứng thực) cho cơ quan tuyển dụng viên chức.

Trên Sổ BHXH có các mục, cột ghi các thông tin liên quan đến nơi làm việc; chuyên môn nghiệp vụ, ngạch bậc lương, hệ số lương; thời gian đóng, mức đóng BHXH. Những thông tin đó do cơ quan BHXH và người đã sử dụng lao động trước đây cùng ký tên, đóng dấu xác nhận trên Sổ BHXH sẽ phản ánh trung thực về người trúng tuyển viên chức đã có hay chưa có “thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng”.

Căn cứ thông tin từ Sổ BHXH (nếu cần thì đối chiếu với hệ thống cơ sở dữ liệu BHXH), cơ quan tuyển dụng viên chức sẽ quyết định áp dụng chế độ tập sự hay miễn chế độ tập sự đối với người được tuyển dụng.

Việc xác định thông tin qua hồ sơ BHXH sẽ đảm bảo xác định đúng đối tượng miễn chế độ tập sự, phòng ngừa hồ sơ gian lận. Đây là thủ tục giản gọn nhất để chứng minh điều kiện được miễn chế độ tập sự cho người được tuyển dụng.

Theo luật sư, hướng dẫn về điều kiện miễn chế độ tập sự đối với người trúng tuyển viên chức tại khoản 1, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV đã làm rõ hơn quy định này tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP và khoản 1 Điều 27 Luật Viên chức.

Mẫu đơn xin miễn tập sự, 

Linkdown ở đây

Công chức được miễn tập sự khi nào?

 Bà Nguyễn Thanh Hương (Vĩnh Phúc) công tác tại một trường Cao đẳng (đơn vị sự nghiệp công lập) được 7 năm, có bằng thạc sĩ 5 năm. Bà hưởng lương, đóng BHXH theo mức lương bậc 3/9, hệ số 3,00 ngạch giảng viên, mã số 15.111.

Do nhà trường không tuyển sinh ngành bà đang giảng dạy nên bà Hương được điều chuyển làm công việc kế toán viên tại phòng kế toán của trường với thời gian 16 tháng (chưa được chuyển ngạch, chức danh nghề nghiệp kế toán viên).

Nay, bà trúng tuyển vào công chức Kho bạc Nhà nước, vị trí kế toán viên. Bà Hương hỏi, bà có được chuyển sang công chức và giữ nguyên hệ số lương hiện tại là 3,00 không? Bà đã làm công việc kế toán trước đó được hơn 12 tháng, vậy tại đơn vị mới bà có được xem xét miễn chế độ tập sự không? BHXH bà tiếp tục đóng như thế nào?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bà Nguyễn Thanh Hương như sau:

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức thì việc xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc khi được tuyển dụng thực hiện như sau:

Trường hợp đang được xếp lương theo ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm theo bảng lương do Nhà nước quy định được bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống thì, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định xếp ngạch, bậc lương theo thẩm quyền và theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Theo Điểm c, Khoản 3, Mục II và Điểm a, Khoản 9, Mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV, trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch đang giữ thì phải chuyển ngạch.

Căn cứ vào hệ số lương đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác (gọi tắt là hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ) để chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch công chức được bổ nhiệm (ngạch tương đương hoặc ngạch thấp hơn so với ngạch cũ).

Thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch công chức mới được bổ nhiệm được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch công chức, viên chức mới được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức; nếu nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

Trường hợp bà Nguyễn Thanh Hương đã có thời gian làm việc 7 năm, có bằng thạc sĩ được 5 năm tại 1 trường Cao đẳng là đơn vị sự nghiệp công lập. Tại thời điểm trúng tuyển vào công chức Kho bạc nhà nước bà Hương hưởng lương, đóng BHXH theo mức lương bậc 3/9, hệ số 3,00 ngạch giảng viên, mã số 15.111 (nay là chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III mã số V.07.01.03), thang lương loại A1 (chuyên viên và tương đương) theo bảng lương số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Nhưng thực tế, trước khi thi tuyển công chức, bà Hương đã được điều chuyển làm công việc kế toán viên tại phòng kế toán của trường được 16 tháng.

Nhận thấy, khi trúng tuyển công chức ngạch kế toán viên Kho bạc Nhà nước, bà Hương đã có thời gian công tác, có đóng BHXH 7 năm, trong đó có 16 tháng làm công việc kế toán viên (mặc dù chưa được chuyển ngạch, chức danh nghề nghiệp kế toán viên) cho nên, khi được tuyển dụng vào công chức ngạch kế toán, để được cơ quan tuyển dụng, quản lý công chức xem xét miễn chế độ tập sự, bà Hương cần xuất trình quyết định của Hiệu trưởng trường điều chuyển bà đến làm công việc kế toán viên tại phòng kế toán của trường, và có xác nhận của nhà trường về thời gian làm công việc kế toán.

Do công việc được tuyển dụng là kế toán viên, không phù hợp với ngạch, chức danh nghề nghiệp giảng viên bà Hương đang giữ ở trường cao đẳng, cho nên cơ quan tuyển dụng, quản lý công chức sẽ chuyển ngạch, bổ nhiệm ngạch công chức kế toán viên (mã ngạch 06.031).

Căn cứ vào hệ số lương 3,00 (bậc 3/9) đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác, cơ quan tuyển dụng công chức sẽ xem xét để chuyển xếp cho bà Hương hệ số lương bằng 3,00 (bậc 3/9) ở ngạch công chức được bổ nhiệm.

Do chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch công chức mới được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng 0, nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ (0,33)  nên thời gian nâng bậc lương tiếp theo được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

Trường hợp qua rà soát diễn biến tiền lương ở đơn vị cũ, nếu cơ quan tuyển dụng, quản lý công chức phát hiện thấy trong thời gian làm việc ở Trường Cao đẳng mà bà Hương được xếp lương chưa đúng với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật tại các thời điểm tương ứng, thì phải xếp lại lương cho phù hợp, sau đó mới thực hiện chuyển xếp lương vào ngạch bậc công chức được bổ nhiệm theo hướng dẫn nêu trên.

Về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH sẽ được thực hiện theo quyết định bổ nhiệm công chức và xếp lương công chức khi bổ nhiệm.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Nguồn : tác giả tự tổng hợp và http://baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);