Cẩn thận với những tin lừa đảo tuyển dụng mới nhất hiện nay

Cẩn thận với những tin lừa đảo tuyển dụng mới nhất hiện nay  và cách lọc các công ty mà HR họ tử tế hay không? Dưới đây là một bài chia sẻ từ một bạn HR về cách nhận biết 1 tin tuyển dụng cẩn thận và tránh lừa đảo Việc làm 600k 1 ngày có lừa đảo, Các chiêu lừa đảo tuyển dụng trên mạng, Tuyển dụng Big C lừa đảo, Những cty tuyển dụng lừa đảo, Lotte Cinema tuyển dụng lừa đảo, Tuyển dụng tplus lừa đảo, Tuyển dụng tplus có lừa đảo không, Lừa đảo khi xin việc làm.

Cẩn thận với những tin lừa đảo tuyển dụng mới nhất hiện nay
Cẩn thận với những tin lừa đảo tuyển dụng mới nhất hiện nay

 

Mẹo nhận biết mánh khóe tuyển dụng lừa đảo

Hiện nay, có rất nhiều hình thức và các kênh đăng tải thông tin tuyển dụng tới người lao động. Các ứng viên có nhu cầu tìm việc có thể phải “ngụp lặn” trong biển thông tin tuyển dụng nhiều vô kể nhưng chất lượng “vàng thau lẫn lộn”. Tin tuyển dụng tới từ các cơ quan doanh nghiệp uy tín thì không sao. Nhưng có rất nhiều tin tuyển dụng “mang mùi lừa đảo” núp dưới những cái tên hào nhoáng đầy hứa hẹn với ức lương khủng và đãi ngộ tốt. Để luôn tỉnh táo phân biệt bạn có thể tham khảo 4 mẹo nhỏ sau.

1. Thông tin tuyển dụng không rõ ràng

Bạn chỉ cần bỏ ra 5 phút lướt mạng hay đi dạo trên đường là có thể dễ dàng bắt gặp những bài đăng hoặc mẩu tin tuyển dụng có nội dung không rõ ràng, chung chung. Chẳng hạn như: “Cần tuyển gấp nhân viên kinh doanh, nhân viên bất động sản, nhân viên trực tổng đài, nhân viên bán vé…Liên hệ với số điện thoại…”. Đi kèm với những thông tin này là công việc làm khá nhẹ nhàng nhưng có mức thu nhập rất ổn, nhất là đối với đối tượng sinh viên muốn kiếm thêm để trang trải cuộc sống, hoặc những người có nhiều thời gian rảnh muốn có công việc làm thêm. Không thời hạn tuyển dụng, không tên công ty hoặc nếu có tên công ty thì không có địa chỉ cụ thể, và cũng không có yêu cầu rõ ràng gì về bằng cấp hay kinh nghiệm. 

Nghe qua thì với mức thu nhập cao thì đây có thể là một công việc khá hấp dẫn nhưng đây có thể chỉ là chiêu trò lôi kéo của các công ty “ma”. Nếu là một công ty có uy tín và thực sự có chế độ đãi ngộ tốt, họ sẽ không bao giờ đăng tải những tin tuyển dụng mập mờ và chung chung như thế. 

Và rõ ràng, sẽ không dễ dàng để có một công việc vừa nhẹ nhàng mà lương “khủng” như bạn tưởng đâu. Và nếu bạn không có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc mà vẫn được hứa hẹn lương cao thì rất có thể đó chính là mồi câu cho những trò lừa đảo.

2. Phải đặt cọc trước khi làm việc

Hãy tỉnh táo và suy nghĩ lại quyết định của bạn nếu nhà tuyển dụng đòi bạn phải “đóng tiền cọc”, tiền hồ sơ hay bất cứ khoản chi phí nào trước khi bạn được nhận. Dĩ nhiên họ sẽ có cách nói vô cùng khéo léo để bạn nghe theo và khoản tiền này khó có thể quay trở về với bạn.

Có một mâu thuẫn là đối tượng sinh viên không có tiền mới đi làm thêm nhưng lại bị bắt đóng tiền cọc. Bạn nên xem xét lại ngay nếu có nhận được lời đề nghị tương tự bởi đó có thể sẽ là chiêu lừa đảo.

Một ví dụ của việc thu tiền cọc này là công việc nhập mã – công việc có thể làm online, thu nhập tốt với mô tả kiểu: “nhập mã, mỗi mã dài thường khoảng 5-10 ký tự, 95% là dễ nhìn còn 5% còn lại chỉ mang tính thử thách, phân hóa nhân viên giỏi khá.  Cứ 1.000 mã công ty trả 15.000 đồng. Nếu giỏi máy tính chỉ cần mất 30 phút là gõ được 1000 mã. Nếu làm tích cực thì một ngày có thể kiếm được 100.000đ, thậm chí là hơn”. 

 Lúc này, nhà tuyển dụng sẽ thu tiền cọc của bạn là 200,000 đồng tiền phần mềm và yêu cầu như: trong vòng 2 tháng phải hoàn thành hơn 30.000.000 mã và công ty sẽ trả lại tiền cọc ban đầu, nếu không hoàn thành công ty không gửi lại tiền nhưng vẫn nhận được lương bình thường.

Thoạt nghe thì hấp đẫn nhưng đây chỉ là mồi câu lừa đảo. Gõ mã captcha rất mất thời gian vì khó nhìn mà lại yêu cầu nhanh và chính xác. Với lời hứa 30 phút 1000 tin là khó có thể làm được. Khi này bên công ty tuyển dụng sẽ quy định nếu bạn gõ sai, tài khoản sẽ bị khóa và phải đóng thêm tiền 200,000 đồng để xin lại.

Bạn chính thức sập bẫy. 

Tương tự, việc thu chứng minh nhân dân bản gốc hay bất cứ bản chính của một giấy tờ tùy thân khác cũng là một chiêu trò để “buộc chân” người lao động. Vì thế, bạn không nên nộp bản gốc của giấy tờ tùy thân nào khi được yêu cầu.

3. Phải ký những giấy tờ, hợp đồng mập mờ, vô lý

Bên tuyển dụng có thể dùng mánh khóe nào đấy để dụ người lao động ký hợp đồng hoặc giấy tờ với nội dung không rõ ràng, các điều khoản mập mờ, vô lý. Chỉ cần đặt bút ký, bạn sẽ rơi vào ràng buộc như không thể nghỉ việc hoặc nghỉ việc không lương,.. 

Để tự bảo vệ mình, người lao động nên tỉnh  táo, đọc rõ các điều khoản, hiểu hết nội dung và yêu cầu làm rõ nội dung nếu cảm thấy nội dung dễ gây hiểu nhầm hoặc chung chung. Và sau khi được giải đáp mà vẫn còn nhiều suy nghĩ thì bạn nên từ chối ký hợp đồng.

4. Nộp hồ sơ, phỏng vấn ở ngoài trụ sở công ty

Nộp hồ sơ một nơi, phỏng vấn một nơi, công ty một nẻo,… đây là một trong những dấu hiệu mà người lao động nên cẩn thận. Rất nhiều công ty ma hoặc lừa đảo sử dụng những địa chỉ ảo để đánh lừa người tìm việc. Đã có những câu chuyện sinh viên tìm đến điểm hẹn để phỏng vấn, nộp hồ sơ mà lại ngơ ngác vì đó là quán café, nhà riêng… hoặc là nơi lạ hoắc, chẳng liên quan gì đến công việc.

Để tránh mất tiền oan, mất thời gian công sức mà lại rước bực vào người, Trước khi tới nộp hồ sơ hay phỏng vấn, bạn nên ngồi tra cứu thông tin của công ty một cách kỹ lưỡng về địa chỉ, quá trình phát triển, hình thức hoạt động, kinh doanh và những thành tựu để có thêm thông tin cũng như xác định được đây có phải là một công ty chân chính.

Ví dụ tin lừa đảo tuyển dụng

Ê các anh chị, đăng tin tuyển dụng mà không ghi tên công ty là thế nào?

Và cả kiểu “để lại email mình gửi JD” nữa.
Cho dù các anh chị có được email của chúng tôi để làm data khách hàng, thì chúng tôi cũng sẽ mãi mãi ko bao h mua sản phẩm hay đọc thư spam quảng cáo của các anh chị.

Thế nên,

Tin tuyển dụng chuẩn tốt hơn là theo mẫu

– Tên công ty
– Vị trí
– Mô tả công việc
– Mức lương, ghi con số cụ thể, đừng có “thỏa thuận” hay từ x đến y. Có thể viết là: “Lương tối thiểu X triệu và có thể thỏa thuận thêm theo năng lực”
– Không dùng từ “chấp nhận sinh viên mới ra trường”. Sinh viên mới ra trường tuy đóng góp cho công ty chắc chắn là ko nhiều nhưng họ cũng mất công ăn học, mất thời gian để đi làm. Sinh viên mới ra trường ko phải là con nghiện mới đi trại về hay là thành phần làm ô uế xã hội.

Mới gọi đi phỏng vấn thì đừng yêu cầu người ta nộp hồ sơ công chứng và giấy khám sức khỏe, đm đắt vãi lồn đấy. Các anh chị lấy cái đấy về làm gì, lương tâm các anh chị tự biết nhá tôi đéo nói ra đây.

Gọi ứng viên đi phỏng vấn thì gọi điện thoại thưa gửi đàng hoàng. Gọi ngày T thì hẹn người ta đến ít nhất ngày T+2. Có thể người ta đang đi làm, xin nghỉ cần báo trước. Hoặc đang ở quê, muốn lên thành phố phải thu xếp. Chứ đéo phải nhà ng ta ở bên kia đường mà bảo: “Chiều nay em đến phỏng vấn được ko?”. Chiều cái ….

Nếu JD đã ghi rõ “Ko yêu cầu kinh nghiệm” thì đến khi phỏng vấn đừng hỏi họ “Em đã có kinh nghiệm gì ở vị trí này chưa”.

Bận đến mấy cũng phải in CV của ứng viên ra và đọc trước, ít nhất phải biết tên người ta là gì trước khi ng ta giới thiệu về bản thân. Trong khi ng ta nói thì tranh thủ đọc thêm về học vấn và quê quán. Đừng để ng ta nói 1 thôi 1 hồi rồi lại ngẩn ra hỏi: “Em quê đâu nhỉ?”. Quê ở clm anh hi hi

Xác định là trả lương ng ta thấp thì đừng có test IQ EQ rồi vòng 1 vòng 2,

Cv xấu, Cv đơn giản ko có nghĩa là người đó là súc vật. Ko tuyển thì thôi đừng phán xét.

Gặp ứng viên lồi lõm thì đéo tuyển nó là được, đừng lôi nó vào các status kiểu như: “sinh viên bây giờ/ Tôi vừa phỏng vấn 1 bạn sáng nay”. Để nó đọc được ko hay đâu. Hôm nay nó là người đến chỗ anh xin việc nhưng biết đâu nửa năm sau anh lại đến chỗ nó xin việc. Đời là vô thường. Biết giữ mồm thì vạn kiếp bình yên.

Không tuyển ng ta thì cũng nên gửi mail thông báo đỗ/trượt và cảm ơn đã đến phỏng vấn.
Nguồn: Facebook Ngoa

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);