Tổng hợp đề thi nâng ngạch công chức các năm chính thức

Tổng hợp đề thi nâng ngach công chức các năm chính thức,Đây chủ yếu là các đề có môn kiến thức Chung.
Phần tài liệu tin học chính thức ở cuối bài- link down trực tiếp
Tổng hợp đề thi nâng ngạch công chức các năm chính thức
Tổng hợp đề thi nâng ngạch công chức các năm chính thức

Tài liệu nâng ngạch công chức

1/ Bộ câu hỏi trắc nghiệm

2/ Chuyên đề 1: Những vấn đề cơ bản về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

3/ Chuyên đề 2: Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ hiện nay

4/ Chuyên đề 3: Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

5/ Chuyên đề 4: Nền hành chính và cải cách hành chính nhà nước

6/ Chuyên đề 5: Chế độ công vụ và quản lý cán bộ, công chức

7/ Chuyên đề 6: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

Tài liệu ôn thi môn tin học- kì thi nâng ngạch chính thức ở đây

Đề thi thử trắc nghiệm chuyên viên chính

Đề thi trắc nghiệm chuyên viên chính 2019

Đề thi nâng ngạch chuyên viên chính được tổ chức hàng năm, bên cạnh phần thi chuyên môn nghiệp vụ viết các bài phân tích ra, thì nội dung không kém phần quan trọng đó là phần kiến thức chung 60 câu trắc nghiệm.

Các bạn có thể tham khảo một số câu trong bộ đề thi nâng ngạch chuyên viên chính qua các năm dưới đây:

Câu 1: Quản lý theo ngành bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây?

  1. Quy hoạch và đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của toàn tổng cục
  2. Quy hoạch và đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của toàn ngành;
  3. Quy hoạch và đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của toàn khu vực
  4. Quy hoạch và đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của toàn miền

Câu 2. Việc phân chia hệ thống đơn vị hành chính lãnh thổ:

  1. Phụ thuộc vào trình độ quản lý nhà nước, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của lãnh thổ cũng như của quốc gia
  2. Theo nhu cầu của địa phương
  3. Vì mục tiêu phát triển của địa phương
  4. Theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Câu 3. UBND các cấp thực hiện nhiệm vụ:

  1. Quản lý tài nguyên có ý nghĩa quốc gia (đất, nước, khoáng sản quan trọng, tài nguyên biển…).
  2. Thanh kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển trên địa bàn;
  3. Quản lý chung về đối ngoại, an ninh quốc phòng
  4. Xây dựng kế hoạch và quản lý đầu tư công (đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên tỉnh)

Câu 4. Ngành là:

  1. Các đơn vị sản xuất kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế – kỹ thuật
  2. Các tổ chức có cùng mục đích
  3. Các bộ phận có cùng đặc trưng
  4. Cả 3 phương án trên.

Câu 5. Nguyên tắc phân ngành

  1. Phân chia ngành đảm bảo tính phù hợp với yêu cầu kinh tế – kỹ thuật của quy trình sản xuất sản phẩm xã hội
  2. Đảm bảo sự phát triển của địa phương
  3. Đảm bảo cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 6. Quản lý nhà nước theo ngành là việc:

  1. Cơ quan quản lý nhà nước sử dụng bộ máy, công cụ của mình để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành.
  2. Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và trên phạm vi từng địa phương hay trên phạm vi một vùng lãnh thổ.
  3. Việc quản lý nhà nước theo ngành được thực thi theo quy định của pháp luật.
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 7. Cơ quan quản lý nhà nước theo ngành:

  1. Bộ ở Trung ương
  2. Cơ quan chuyên môn ở địa phương
  3. Phương án A và B
  4. UBND các cấp

Câu 8. Nội dung quản lý nhà nước theo ngành:

  1. Quản lý và điều chỉnh mục tiêu phát triển của ngành.
  2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
  3. Đánh giá việc thực hiện các chủ trương, mục tiêu phát triển ngành theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành
  4. Cả 3 phương án trên.

Câu 9. Chủ thể quản lý nhà nước theo lãnh thổ

  1. Hội đồng nhân dân
  2. Ủy ban nhân dân
  3. Cả phương án A và B
  4. Các đoàn thể chính trị – xã hội.

Câu 10. Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh thổ nhằm:

  1. Đảm bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
  2. Đảm bảo yêu cầu về chất lượng của các quyết định quản lý
  3. Đảm bảo sự tác động giữa các ngành trên cùng một lãnh thổ
  4. Cả 3 phương án trên.

Đề thi tiếng anh chuyên viên chính

Môn ngoại ngữ

+ Hình thức thi: thi trên máy tính;

+ Nội dung thi: 30 câu hỏi, kiểm tra về các kỹ năng đọc hiểu một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Thời gian thi: 30 phút.

Đề thi tin học chuyên viên chính

Việc đáp ứng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm là một trong những yêu cầu để được đăng ký dự tuyển viên chức. (theo Điều 22 Luật Viên chức hiện hành).

Theo đó, tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, môn tin học là một trong những môn thi bắt buộc tại vòng 1 cùng với phần thi kiến thức chung và ngoại ngữ. Cụ thể, người dự thi phải trả lời được 30 câu hỏi tin học trong thời gian 30 phút theo yêu cầu của vị trí việc làm.

 

Đề thi môn kiến thức chung chuyên viên chính

Bài thi chuyên viên chính môn kiến thức chung sẽ thi chuyên môn nghiệp vụ dưới hình thức thi viết.

+ Nội dung thi: kiến thức, năng lực, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ của người dự thi.

+ Thời gian thi: 180 phút.

Đề thi chuyên viên chính môn kiến thức chung: Download bộ câu hỏi và câu trả lời môn kiến thức chung

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);