Hướng Dẫn Viết Thư Chào Hàng cho Sale từ a-Z

Hướng Dẫn Viết Thư Chào Hàng cho Sale – nghề bán hàng từ a-Z. thư chào hàng sản phẩm,mẫu thư ngỏ hay gửi khách hàng, mẫu thư chào hàng tiếng việt, mẫu email chào hàng hiệu quả,email marketing, cách viết thư chào hàng bằng tiếng anh,cách viết email giới thiệu sản phẩm,mẫu thư ngỏ giới thiệu sản phẩm,cách viết thư ngỏ hợp tác
Mẫu thư ngỏ chào hàng bằng tiếng Anh, Mẫu thư chào hàng, Mẫu thư chào hàng có định, Ví dụ về thư chào hàng, Thư chào hàng của vinamilk, Mẫu thư chào hàng xuất khẩu, Mẫu thư chào giá, Mẫu thư ngỏ chào hàng thực phẩm

Hướng Dẫn Viết Thư Chào Hàng cho Sale từ a-Z
Hướng Dẫn Viết Thư Chào Hàng cho Sale từ a-Z

Các chú ý quan trọng trong viết thư ngỏ, thư chào hàng

1. Chú trọng vào khách hàng 

Khách hàng chỉ muốn biết 1 điều duy nhất: họ được gì khi sử dụng sản phẩm của bạn, đó là quy luật tâm lý. Nói thẳng ra, họ chẳng để ý gì đến công ty lẫn sản phẩm của bạn cả, họ chỉ muốn biết đến những cái lợi mà họ sẽ nhận được mà thôi. Vì vậy, khi viết thư chào hàng, hãy sử dụng nhiều và trực tiếp những đại từ “bạn, anh, ông, bà …” thay vì “tôi, chúng tôi”.
Hãy nhớ là bạn đang bán hàng cho khách chứ không phải bán cho chính mình.
Tương tự, hãy nghiên cứu thị trường mục tiêu để biết được tâm lý mua hàng của họ, biết được điều gì khiến khách hàng của mình nhanh chóng móc ví chi tiền.

2. Tạo được sự chú ý ngay tức thì 

Bạn chỉ có vài giây để làm cho khách hàng để tâm đến sản phẩm đang được chào bán. Vì thế hãy tận dụng cơ hội đó và “nói” thế nào để giành được sự chú ý của khách hàng ngay tức thì.
Đề cập đến lợi ích của sản phẩm ngay ở headline đầu tiên một cách ngắn gọn, duyên dáng và trực tiếp. Một headline chỉ nên chứa không quá 17 từ, nếu không nó sẽ không thể phát huy hiệu quả.

3. Thêm phụ đề 

Phụ đề giúp cho một lá thư chào hàng dễ đọc và có vẻ bớt dài dòng hơn đồng thời nhấn mạnh thêm những lợi ích của sản phẩm mà bạn đang chào bán. Cứ 3-4 đoạn hãy thêm 1 phần phụ đề nhằm củng cố và tóm tắt lại nội dung chính.

4. Câu cú ngắn gọn và phải được phân đoạn tốt 

Hãy viết những câu ngắn và chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chỉ nên có từ 4 đến 5 câu và tập trung vào ý chính nhằm giúp người đọc dễ đọc, dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.

5. Có những “bằng chứng” thuyết phục 

Những “chứng thực” này sẽ là một công cụ rất hữu ích. Về tâm lý, khách hàng thường bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác, đặc biệt là ý kiến của những chuyên gia tiếng tăm.
Tiếng nói của họ sẽ là bằng chứng thuyết phục khách hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm củ bạn.Các giải thưởng, bằng khen, chứng nhận … chẳng hạn như chứng nhận “hàng Việt nam
chất lượng cao” hay các tiêu chuẩn như ISO … cũng được xem là những “bằng chứng” rất thuyết phục. Hãy biết cách sử dụng công cụ này một cách khéo léo, hiệu quả và trung thực.

6. Nên sử dụng các gạch đầu dòng 

Hãy sử dụng thật nhiều công cụ này trong bản thảo của bạn. Mọi người thường rất thích đọc những tài liệu được trình bày kiểu gạch đầu dòng vì nó cho cảm giác ngắn gọn, cô đọng, đỡ tốn thời gian. Do đó, hãy liệt kê những lợi ích và điểm mạnh của bạn dưới dạng các gạch đầu dòng để thêm hiệu quả tác động.

7. Đừng dùng những từ ngữ mang nghĩa phủ định 

Hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng những từ ngữ mang nghĩa phủ định bằng cách chuyển chúng sang nghĩa khẳng định. Đừng sử dụng những từ như “phức tạp”, “sai lầm”, mà hãy viết thường xuyên những từ kiểu như “dễ dàng”, “ chắc chắn”. Những tính từ mang nghĩa phủ nhận hoặc tiêu cực sẽ làm thiệt hại lớn đến kết quả công việc, bởi chúng dễ tạo ra những cảm giác tiêu cực nơi người tiếp nhận.

8. Mời chào hấp dẫn 

Một lời mời chào hấp dẫn đóng góp 25% thành công của thư chào hàng, song nó rất thường hay bị bỏ quên. Hãy tưởng tượng bạn đang chào bán một sản phẩm nào đó với thật nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng. Làm thế nào để chào hàng của bạn càng tạo được ấn tượng và quan tâm ? Hãy khuếch đại giá trị của những món quà khuyến mại kèm theo. Bạn cũng có thể dùng cả thủ thuật này cố gắng tạo cho khách hàng cảm giác rằng giá trị của các
quà tặng còn lớn hơn giá trị của sản phẩm đang chào bán. Thật sự là có những người mua sản phẩm chỉ vì những quà tặng đi kèm mà thôi. (có bà nội trợ mua 1 lần 7kg bột nêm Knor để có được 1 bộ 7 chiếc tô thuỷ tinh trong suốt.)

9. Yêu cầu đặt hàng 

Thật là thiếu sót khi bạn đã nói về sản phẩm, lợi ích, hướng dẫn sử dụng cũng như mọi thứ thông tin liên quan khác nhưng cuối cùng lại không mời gọi người ta đặt hàng. 

Đối với thương mại điện tử cũng vậy, đừng bao giờ để khách hàng thoát ra khỏi website của bạn mà không chi tiền để đặt mua món gì đó. Tạo một đường link kiểu như “hãy click vào đây để đặt hàng”. Hãy hướng dẫn một cách thật rõ ràng, tỉ mỉ và dễ hiểu.Bạn cần phải nói cho khách hàng biết họ phải làm gì tiếp theo để có thể mua hàng của bạn một cách dễ dàng tiện lợi nhất.

10. Phải có Tái bút ( p/s ) 

Dành ít nhất 2 dòng cho tái bút bởi đây là phần khách hàng thường đọc nhiều nhất ngoài headline. Đừng quên viết phần này nếu bạn không muốn bỏ qua những cơ hội tốt để có được những khách hàng tiềm năng.
Có thể nội dung tái bút là (1) nhắc lại và củng cố headline (2) tóm tắt nội dung bạn vừa viết.
Tóm lại, chỉ cần nhớ rằng bạn không nên bỏ qua phần tái bút.

11 . Tiêu đề email cần lôi cuốn

Một yếu tố khác “giết chết” cơ hội bán hàng của bạn chính là hông đưa ra bất kỳ một sự gợi ý nào về nội dung của email ngay trên dòng tiêu đề.
Hành động thường có của một cá nhân đối diện với hàng tá email trong hộp thư điện tử, cùng với sự hạn chế về thời gian và lòng kiên nhẫn, chính là xóa bỏ mọi thứ không nằm trong tầm quan tâm của họ. Thật sai lầm khi cho rằng người đọc sẵn sàng mở đọc các thư điện tử mà chẳng cần biết trước nó chứa đựng nội dung gì .

Quy trình viết thư chào hàng hiện đại

Tâm trí của bạn chuyển sang màu trắng khi bạn bắt đầu viết một bức thư bán hàng? Bạn có những ý tưởng tốt mà bằng cách nào đó không đến được với khách hàng trên giấy? Nếu vậy, bạn không đơn độc. Đây là những trở ngại chung nhiều chủ doanh nghiệp phải đối mặt.
Những lời khuyên bảy có thể giúp bạn viết thư bán hàng hiệu quả hơn:

1. Hãy là người khách hàng như bạn viết. 

Đây là khía cạnh quan trọng nhất của một bức thư bán hàng tốt, nhưng nó thường bị bỏ qua. Hãy tưởng tượng mình là người đọc thư của bạn, và viết những gì khách hàng muốn biết – không phải những gì bạn muốn nói. Bạn có một trang để thu hút khách hàng; bạn sẽ mất cơ hội nếu nhấn mạnh duy nhất của bạn là doanh nghiệp của bạn. Hãy nhớ rằng, mối quan tâm chính của khách hàng là được thực hiện nhu cầu và mong muốn của họ, Chứ không phải việc tăng doanh thu của bạn. Hãy nghĩ như khách hàng và chuẩn bị điều khách hàng cần.

2. Tổ chức thư của bạn. 

Thư bán hàng, giống như bạn viết giới thiệu hồ sơ về bạn, cần giới thiệu, cần giải thích và kết luận. Trong phần giới thiệu, nói lý do tại sao bạn đang gửi thư. Giải thích là “rao hàng” của bạn, nơi bạn sẽ giải thích lý do tại sao đề nghị của bạn là không thể cưỡng lại. Kết
luận kết thúc tốt đẹp nó lên bằng cách đưa một thời gian ngắn điểm của bạn với nhau và yêu cầu khách hàng để tận dụng lợi thế của cung cấp.

3. Làm cho nó dễ đọc. 

Nhiều thư bán hàng được ném đi mà không được đọc đơn giản chỉ vì chúng xuất hiện quá phức tạp. Đừng để điều này xảy ra với bạn. Sử dụng các hướng dẫn sau đây:
-Viết trong một phong cách đàm thoại Cũng giống như bạn thường nói chuyện; Văn phong thường không cần thiết trong thư bán hàng.
-Sử dụng những câu ngắn
Một khi bạn bắt đầu viết chính thức hơn, bạn sẽ nhận thấy câu của bạn sẽ nhận được ngắn
hơn.
-Soạn đoạn văn ngắn
Mọi người muốn có vi phạm trong việc đọc của họ. Nếu nó không chảy thông suốt và âm thanh tự nhiên, viết lại nó.
Chỉnh sửa và sau đó chỉnh sửa thư của bạn Bên cạnh đó là khó khăn để đọc, từ sai chính tả và lỗi ngữ pháp phá hủy độ tin cậy và hiệu quả của thư của bạn.

4. Nắm bắt sự chú ý của người đọc. 

Tiêu không giới hạn quảng cáo. Họ cũng có thể được sử dụng trong thư để nói với độc giả một cái gì đó họ muốn biết một cách táo bạo mà hút sự chú ý của họ.
Bạn cũng có thể sử dụng các tiêu đề dài hơn – lên đến ba hoặc bốn câu – trình bày thông tin quan trọng. Trong cả hai trường hợp, luôn luôn làm cho các tiêu đề hấp dẫn để khách hàng muốn đọc phần còn lại của câu chuyện.

5. Nhận độc giả của bạn quan tâm 

Sự tham gia của người đọc trong thư bằng cách đưa nó vào cuộc sống với một dòng chảy ổn định của thông tin thú vị. Viết trong một giọng nói hoạt động.
Xây dựng trên câu và đoạn văn của bạn để người đọc được khuyến khích tiếp tục đọc. Mỗi câu cần phải được thú vị; một người đọc có thể trở nên buồn chán một cách nhanh chóng.

6. Hãy làm độc giả của bạn muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. 

Điều này được thực hiện tốt nhất bằng cách trả lời câu hỏi của người đọc, Có gì trong đó cho tôi? Mọi người đang bắn phá hàng ngày với biển quảng cáo, quảng cáo và gửi thư trực tiếp – tất cả đang cố gắng bán một cái gì đó. Thư của bạn có thể nổi bật bằng cách không bán, nhưng cung cấp lợi ích.
Mọi người không mua sản phẩm hoặc dịch vụ, họ mua các lợi ích thu được từ mua hàng của họ. Hãy nhớ rằng, bạn không bán một chiếc bàn ăn; bạn đang bán một thiên đường vui vẻ nơi các gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ hạnh phúc gia đình . Có một sự khác biệt lớn giữa hai phương pháp.

7. Yêu cầu độc giả của bạn để hành động. 

Khách hàng tiềm năng sẽ không biết những gì bạn muốn, trừ khi bạn nói với họ phải làm gì tiếp theo. Nếu bạn muốn họ gọi cho bạn, nói rằng trong thư của bạn và cung cấp số điện thoại của bạn. Nếu bạn muốn họ đến thăm cơ sở của bạn, mời họ dừng lại và cung cấp cho họ hướng dẫn rõ ràng và giờ làm việc cụ thể.

Nó cũng quan trọng để thúc đẩy độc giả của bạn phải hành động ngay lập tức. Còn phải mất họ để đáp ứng, ít có khả năng nó là bạn sẽ nghe thấy từ họ. Nếu bạn đang chạy một quảng cáo, cung cấp đặc biệt trong một thời gian hạn chế. Nếu bạn chỉ có một vài đơn vị có sẵn, hãy chắc chắn để khẳng định rằng số lượng rất hạn chế. Điều này tạo ra tính cấp thiết để theo dõi thư của bạn.

Các sai lầm thường gặp trong viết thư ngỏ, thư chào hàng, email marketing

Lý do là gì? Bởi lẽ không ít cá nhân thiết kế Email Marketing, đăng thông cáo báo chí, thư bán hàng trực tiếp, bài viết trên website… bỏ mất những thông tin quan trọng mà chính họ ngỡ rằng khách hàng đã nắm bắt.
Hãy nghĩ đến một khách hàng từng lắng nghe về một sản phẩm bạn bày bán hoặc một sự kiện bạn sắp tổ chức, cảm thấy rất hứng thú và muốn mua hoặc tham gia, song cuối cùng lại không thể hoàn thành ý định ấy chỉ vì không nắm bắt rõ làm thế nào để họ mua hàng hoặc dịch vụ từ bạn.
Nguyên do có lẽ vì quá trình mua bán quá phức tạp, hoặc đơn giản vì lỗi kỹ thuật từ phía người bán. Nghe khá buồn cười song đấy là thực tế diễn ra hằng ngày! Và đâu là cảm nhận của người khách hàng khi tình huống ấy xảy đến? Thất vọng, tức giận hay thậm chí mất đi sự tín nhiệm vào thương hiệu của bạn?

Không quá khó để trả lời câu hỏi này và càng ý nghĩa hơn khi bạn có thể khắc phục những sai lầm thường mắc phải trong việc trao đổi email với khách hàng:

Cho rằng khách hàng nắm bắt mọi chi tiết về lời chào hàng của bạn.
Sự ngộ nhận tồi tệ nhất của một chuyên viên bán hàng chính là ngỡ rằng khách hàng của họ sẽ đọc tất thảy mọi email họ gửi đi, mở xem mọi tin nhắn di động, thư trực tiếp hay nhớ mọi chi tiết trao đổi trong lần gặp gỡ trước đó không lâu.
Khách hàng có quyền quên đi những thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ dù bạn trình bày cùng họ chi tiết đến đâu chăng nữa.
Có lẽ, chính bạn cũng từng nhận đọc một số email nhắc nhở bạn mua sản phẩm ABC hay tham gia sự kiện XYZ, nhưng lại quên đính kèm nơi bán hàng hay địa chỉ sự kiện dù thông tin chi tiết đã được trao đổi trước đó qua điện thoại hay đề cập trong email cũ.
Trừ phi người đọc thật sự hứng thú với sản phẩm hay dịch vụ bạn kinh doanh sẽ sẵn sàng thực hiện công việc tìm hiểu, gọi điện thoại đến bạn để hỏi thăm thông tin, còn phần lớn những người khác sẽ xóa ngay email ấy.

Biện pháp chỉnh sửa: Cho rằng khách hàng rất hay quên. Vì thế, mỗi một email thông tin đến khách hàng luôn cần thiết đính kèm những mẫu thông tin quan trọng về sản phẩm, cuộc hẹn gặp hoặc sự kiện, thậm chí nêu bật những lợi ích mà người đọc sẽ có được từ đó. Quan trọng hơn, hãy ra cụ thể bước tiếp theo họ nên làm gì.

Đường truyền “chết” sẽ tiêu diệt cơ hội mua bán. 

Một trong những sự khinh suất cần tránh nhất là những đường truyền đính trong email gửi khách hàng. Đấy có thể là những đường link “chết” hoặc dẫn khách hàng đến một điểm đến không chính xác.
Đã bao nhiêu lần bạn nhấp chuột vào một đường link để tìm hiểu thêm thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ, song nó lại đưa đến trang chủ doanh nghiệp, thay vì sản phẩm bạn tìm, thế là công việc tìm kiếm lại phải tự thực hiện?
Một sai lầm không đáng ấy sẽ tạo cảm giác khó chịu nơi người xem, không ngoại trừ khả năng bạn mất trắng một cơ hội bán hàng dù đã nỗ lực đưa khách hàng chạm đến website của doanh nghiệp.
Biện pháp chỉnh sửa: Đừng bao giờ tưởng rằng các đường truyền của bạn luôn hoạt động hiệu quả bất cứ lúc nào. Luôn kiểm tra chúng trước khi gửi email đi và kiểm tra chúng ít nhất mỗi tuần một lần nhằm đảm bảo mọi thứ đang hoạt động tốt.
Ngoài ra, cũng chắc chắn rằng đường truyền kia sẽ dẫn dắt người đọc đến chính xác nơi chứa đựng các thông tin họ muốn đọc. Hoặc tạo ra một cảm giác dễ chịu không chút tì vết, hoặc bằng một cú nhấp chuột, người khách hàng thiếu kiên nhẫn kia sẽ thoát khỏi website của bạn.

Tiêu đề email đã đủ sức lôi cuốn? 

Một yếu tố khác “giết chết” cơ hội bán hàng của bạn chính là không đưa ra bất kỳ một sự gợi ý nào về nội dung của email ngay trên dòng tiêu đề. 

Hành động thường có của một cá nhân đối diện với hàng tá email trong hộp thư điện tử, cùng với sự hạn chế về thời gian và lòng kiên nhẫn, chính là xóa bỏ mọi thứ không nằm trong tầm quan tâm của họ. Thật sai lầm khi cho rằng người đọc sẵn sàng mở đọc các thư điện tử mà chẳng cần biết trước nó chứa đựng nội dung gì.

Biện pháp chỉnh sửa: Kể khách hàng nghe về nội dung sẽ trình bày. Dòng tiêu đề nên giúp người đọc hiểu rõ và khái quát những gì họ sắp tìm thấy trong email.

Thông thường, một lá thư cần thỏa mãn các câu hỏi về ai, việc gì, khi nào, ở đâu và vì sao trong khi dòng tiêu đề cần phản ánh những yếu tố ấy càng nhiều càng tốt.
Nếu bạn có thể giúp người đọc biết được những gì họ có thể kỳ vọng tìm thấy trong đó, những ai thích thú nhất định sẽ mở đọc. Thực tế, không ít các doanh nghiệp chủ động sử dụng các dòng tựa đề vô cùng bắt mắt với hy vọng dấy lên sự tò mò, trừ phi bạn nghĩ rằng đấy là thông tin thật sự cuốn hút, sẽ không hề ngạc nhiên khi số người mở email là rất thấp. 

1. EMAIL CHÀO HÀNG LÀ GÌ?

Email chào hàng (Offer letter) là một email bày tỏ ý định bán hàng và muốn được hợp tác của mình đối với khách hàng.

Sau khi tìm được khách hàng tiềm năng và có được email liên hệ của họ, chúng ta sẽ tiến hành viết email chào hàng để giới thiệu với họ về công ty cũng như các mặt hàng của công ty, cùng với mong muốn được hợp tắc với họ.

Nếu như thư chào hàng không thu hút, không ấn tượng ngay từ tựa đề Email lẫn nội dụng thì họ có thể sẽ không mở email, không trả lời email đó hoặc thậm chí có thể đánh Spam. Như vậy thì nỗ lực tìm kiếm khách hàng của chúng ta coi như vô ích rồi. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải biết cách viết email chào hàng để có thể “ghi điểm” ngay lần đầu với khách hàng.

2. CÁCH VIẾT EMAIL CHÀO HÀNG?

Thực ra không có một Form cố định nào đối với việc Email chào hàng, vì tùy và từng công ty, từng loại mặt hàng sẽ có cách viết Email chào hàng khác nhau. Bạn có thể tham khảo cách viết Email chào hàng dưới đây của Hanexim nhé.

2.1 Đối với chào hàng thụ động (trước đó đã nhận được thư hỏi hàng của người mua)

+ Phần mở đầu (Opening): cảm ơn khách hàng đã gửi thư hỏi hàng đến công ty mình.

VD: We thank you for your inquiry of 27th Nov asking for leather handbags and we are happy to make you an offer on the following terms and conditions:

+ Phần nội dung chính của email: trả lời những câu hỏi của người mua. Gửi cho họ Catalog, hàng mẫu (samples), bảng giá (quotation), thời hạn giao hàng (delivery time), phương thức thanh toán (method of payment), điều kiện giảm giá (discount).

+ Phần kết: Ngỏ ý mong đợi sự trả lời của khách hàng và hứa hẹn.

Phần thư chào hàng thụ động bạn có thể tham khảo nhiều cách trả lời hơn ở bài viết Cách Trả Lời Thư Hỏi Hàng Và Làm Báo Giá, bài viết này Hanexim sẽ tập trung hơn vào phần thư chào hàng chủ động.

2.2 Đối với chào hàng chủ động (chủ động chào hàng khi chưa nhận được thư hỏi hàng

Chào hàng chủ động là sau khi đã tìm kiếm được thông tin của khách hàng (email, website, các mặt hàng mà khách đang kinh doanh…), chúng ta chủ động viết email cho khách để ngỏ ý muốn bán hàng và hợp tác với khách hàng.

– Tiêu đề Email: Là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khách có mở Email hay không.

+ Đề cập đến ích lợi của hàng hóa hoặc đưa ra đề xuất, mục đích của email ngay ở tiêu đề.

VD: FINDING AN IMPORTER OF TEXTILE PRODUCTS.

+ Một tiêu đề email chỉ nên chứa không quá 17 từ

– Nội dung Email: viết ngắn gọn, súc tích, không dài dòng, đi thẳng vào vấn đề chính. Vì khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để đọc một email dài dòng mà không đề cập được gì. Phần nội dung cần bao gồm:

+ Giới thiệu về bản thân, chức vụ tại công ty (Sales Executive) và sơ lược về công ty (công ty kinh doanh mặt hàng gì, thị trường chính,…)

VD: I am Anna Tran, sales executives of Hanexim company. We are an exporter specializing in textile products.

+ Bạn biết thông tin khách hàng qua đâu? Đã tìm hiểu gì về công ty hay các sản phẩm của khách hàng (nên dành 1 câu để khen sản phẩm của khách)

VD: I have searched for information of some textile importers and luckily, I got your information. I visited your website and found that you have so many wonderful products and I think our products may be suitable for your business.

+ Sau đó giới thiệu sản phẩm mà bạn muốn chào hàng cho khách. Có thể ghi thông tin chi tiết của sản phẩm trên email hoặc bạn gửi kèm catalogue với thông tin sản phẩm cho khách hàng tham khảo.

+ Cuối email bày tỏ mong muốn được có cơ hội trở thành đối tác với họ và mong nhận được phản hồi sớm.

Sau đây là một số mẫu Offer Email cho các bạn tham khảo nhé:

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Hướng Dẫn Viết Thư Chào Hàng cho Sale từ a-Z

  1. Pingback: Read Full Article

  2. Pingback: link

  3. Pingback: ข่าวบอล

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);