Bài tập thuế và quản lý thuế nâng cao dành cho lớp ôn thi cpa 2017 những nguyên tắc chung

Bài tập thuế và quản lý thuế nâng cao dành cho lớp ôn thi cpa 2017 những nguyên tắc chung
Xác định văn bản pháp lý có hiệu lực để làm bài tập:
• Nếu dữ kiện đề bài cho rõ kỳ tính thuế: tháng 5/2017; năm 2016….áp dụng kỳ tính thuế đó
• Nếu dữ kiện đề bài không cho rõ kỳ tính thuế: Năm 20XX, trong năm tính thuế…áp dụng văn bản có hiệu lực mới nhất
Nếu đề bài không cho rõ dữ kiện để tính thuếgiả sử… Đọc kỹ yêu cầu đề thi

 

Nguyên tắc chung về trình bày

• Liệt kê rõ từng căn cứ
• Giải thích rõ cách tính

CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

1) Chỉ tính thuế GTGT
2) Tính thuế XK, thuế NK, thuế GTGT
3) Tính thuế GTGT và thuế TTĐB
4) Tính thuế GTGT và thuế TTĐB với giả định đặc biệt về giá tính thuế
5) Tính thuế GTGT và thuế TTĐB với yêu cầu cụ thể
6) Tính thuế TNDN chi phí xuôi
7) Tính thuế TNDN chi phí ngược
8) Tính bổ sung thuế TNDN so với thuế đã kê khai
9) Tính thuế nhà thầu
10) Tính thuế TNCN người Việt Nam
11) Tính thuế TNCN người nước ngoài

1. DẠNG BÀI CHỈ TÍNH THUẾ GTGT BÀI 1

Một DN kinh doanh ô tô ở TPHCM nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khai thuế theo tháng trong tháng 9/2017 có tình hình như sau:
1/ Mua 40 chiếc xe ô tô chở người 5 chỗ ngồi từ công ty Toyota Việt Nam với giá mua chưa thuế GTGT trên hóa đơn là 1.800 trđ/chiếc. Trong đó 36 chiếc mua theo đơn đặt hàng của khách, 2 chiếc sử dụng làm phương tiện đi lại của cán bộ nhân viên trong công ty. Công ty thanh toán trả chậm theo quy định tại hợp đồng.
2/ Tổng số tiền mua xăng dầu theo giá chưa có thuế GTGT phục vụ hoạt động kinh doanh trong tháng theo các hóa đơn GTGT là 200 triệu đồng. Công ty đã thanh toán qua ngân hàng đúng quy định của pháp luật.
3/ Xuất tiền mặt trả tiền mua công cụ tháng 7/2017 với tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn là 88 triệu đồng. Số thuế GTGT đầu vào mua công cụ này đã khấu trừ ở kỳ khai thuế tháng 7/2017.
4/ Phát hiện tờ hóa đơn mua đồ dùng văn phòng tháng 6/2017 bị bỏ sót chưa kê khai với giá mua chưa thuế GTGT là 6 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Cho biết thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế tháng 9/2017 của công ty này.
2. Xác định tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh tháng 9/2017 của công ty này. Biết rằng, tất cả hóa đơn mua hàng đều là hóa đơn hợp pháp.
3. Giả sử tổng số thuế GTGT đàu ra trong tháng là 7.800 triệu đồng. Hãy xác định số thuế GTGT phải nộp tháng 9/2017 của công ty này.

BÀI 2

Một Doanh nghiệp kinh doanh taxi ở Hà Nội nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kê khai theo tháng trong tháng 9/2016 có tình hình sau:
1/ Mua xăng xe, giá mua đã có thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT 6.600 trđ, hóa đơn hợp pháp và lập đúng quy định pháp luật.
2/ Mua 10 xe oto chở người 5 chỗ phục vụ hoạt động kinh doanh, giá mua chưa thuế GTGT mỗi chiếc ghi trên hóa đơn GTGT hợp pháp 2 tỷ đồng.
3/ Chi trả tiền thuê sửa chữa lớn các xe, giá sửa chữa chưa thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT hợp pháp 400 trđ.
4/ Thuế suất thuế GTGT của các hàng hóa dịch vụ trên đều là 10%
5/ Xăng xe và oto mua vào được thanh toán qua TK mở tại ngân hàng A. Tiền sửa chữa xe thanh toán qua TK mở tại ngân hàng B. Tk mở tại ngân hàng A đã đăng ký với CQT. Tk mở tại ngân hàng B là TK thanh toán vãng lại chưa đăng ký với CQT
Yêu cầu:
1. Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng 9/2016 của công ty này.
2. Giả sử tổng số thuế GTGT đầu ra trong tháng là 400 trđ. Số thuế chưa khấu trừ hết tháng trước chuyển sang là 200 trđ. Hãy xác định số thuế GTGT phải nộp tháng 9/2016 của công ty này.
3. Giả sử hóa đơn mua xăng xe người bán chỉ ghi tổng giá thanh toán, không ghi tách riêng giá bán chưa thuế GTGT, thuế GTGT và tổng giá thanh toán thì việc xử lý khấu trừ thuế GTGT đối với trường hợp này như thế nào?
4. Giả sử tài liệu trên thuộc tháng 1/2017. Hãy xác định lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

BÀI 3 (đề lẻ c3.2015 modified)

Công ty cổ phần Hùng Cường chuyên sản xuất và kinh doanh thủy sản, kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Trong kỳ tính thuế tháng 11/2017, công ty có các số liệu như sau:

1/ Bán 3 tấn cá basa nguyên con do công ty mua của các hộ dân cho Công ty A với giá bán chưa có thuế GTGT là 15.000 đ/kg, Công ty A đã ứng trước 22.000.000 bằng tiền mặt để đảm bảo thực hiện hợp đồng, số còn lại thanh toán đầy đủ qua ngân hàng.

2/ Xuất khẩu 4 tấn phi lê cá basa cho Công ty Naizu của Nhật Bản với giá bán FOB là 3 USD/kg. Lô hàng đã được Công ty Naizu thanh toán bằng L/C.

3/ Bán 5.000 nồi cá basa kho tộ đã tẩm ướp gia vị cho hệ thống siêu thị Coopmart với giá chưa có thuế GTGT là 25.000 đồng/nồi. Phía người mua mới thanh toán trước 70.000.000 đồng, số còn lại sẽ thanh toán tiếp vào hợp đồng sau.

4/ Mua 50 tấn cá basa nguyên con của các hộ dân với giá 12.000 đồng/kg đã thanh toán đầy đủ theo quy định của pháp luật.

5/ Mua 3 tấn thức ăn cho cá của công ty thức ăn thủy sản Nam Anh để phục vụ cho hoạt động nuôi cá, giá chưa có thuế GTGT là 2.000 đồng/kg, đã thanh toán đầy đủ cho người bán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.

6/ Thanh toán tiền điện qua ngân hàng theo quy định của pháp luật cho Công ty Điện lực, giá chưa có thuế là 280 triệu đồng.

7/ Công ty mua vào nhiên liệu của Công ty xăng dầu Cửu Long từ tháng 6/2017 với giá chưa có thuế GTGT là 40 triệu đồng nhưng chưa kê khai. Công ty đã thanh toán qua ngân hàng. Công ty kê khai vào kỳ khai thuế tháng 11/2017.

8/ Bán philê cá basa do Công ty tự nuôi cho công ty B, giá chưa có thuế GTGT là 80 triệu đồng.

9/ Mua gia vị để tẩm ướp cá basa với giá mua chưa thuế GTGT ghi trên hóa đơn hợp pháp là 10 triệu đồng, đã thanh toán bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Xác định số thuế GTGT phải nộp của công ty này trong kỳ tính thuế tháng 11/2017 biết rằng

– Công ty không còn thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết của tháng 10/2017 chuyển sang;

– Tỷ giá tính thuế: 1USD= 21.000 đồng

– Hàng xuất khẩu có đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

BÀI 3B

Một doanh nghiệp sản xuất xi măng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng tính thuế 6/20XX có tình hình sau:

1/ Xuất khi tiêu thụ nội địa 22.000 tấn xi măng. Trong đó, 2.000 tấn tặng khách hàng theo chương trình khuyến mãi (mua 10 tặng 1) đúng quy định pháp luật về thương mại. Giá bán chưa thuế GTGT 1 trđ/ tấn.

2/ Xuất khẩu 10.000 tấn clinker với giá FOB 600.000 đ/tấn. Hàng xuất khẩu có đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

3/ Xuất kho 200 tấn xi măng để xây dựng nhà văn phòng của công ty.

4/ Xuất kho 100 tấn xi măng tặng khách hàng dùng thử không thu tiền. Hoạt động khuyến mãi này chưa đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Yêu cầu:

1. Hãy cho biết, các trường hợp xi măng xuất kho để xây dựng nhà văn phòng, khuyến mãi, tặng khách hàng dùng thử có phải tính thuế GTGT không? Nếu phải tính thuế thì Giá tính thuế được xác định như thế nào?

2. Tính thuế GTGT phải nộp trong tháng 9/2016 của doanh nghiệp này. Biết  rằng, tổng thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng 6/20XX là 1.300 trđ. DN không có thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết từ tháng 8/20XX chuyển sang.

BÀI 4

Một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ có trụ sở chính ở Hà Nội trong tháng 5/2017 thuế có số liệu sau:
1/ Mua 100.000 m3 gỗ thông với giá mua chưa có thuế GTGT 400.000 đồng/m3.
2/ Cơ sở chính trực tiếp tiêu thụ 100.000 sản phẩm với giá bán đã có thuế GTGT
330.000 đ/sp.
3/ Nhận 50.000 sản phẩm cơ sở sản xuất trực thuộc sản xuất bàn ghế không tổ chức hạch toán kế toán ở Hà Nam. Trong tháng đã tiêu thụ toàn bộ số sản phẩm này với giá bán chưa thuế GTGT 400.000/sp.
4/ Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ xuất cho cửa hàng trực thuộc đóng trên địa bàn Hà Nội 5.000 SP, cuối kỳ cửa hàng báo về đã tiêu thụ được 4.000 SP với giá chưa có thuế GTGT 310.000 đ/sp.
5/ Điều chuyển một xe vận tải đã sử dụng 2 năm xuống phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nam. Giá trị còn lại của chiếc xe trên sổ sách kế toán là 800 triệu đồng.
6/ Điều chuyển một chiếc xe chở người 5 chỗ đã qua sử dụng cho xí nghiệp hạch toán độc lập sản xuất chân tay giả ở quận Hà Đông, giá trị còn lại của chiếc xe trên sổ sách kế toán là 400 triệu đồng.
7/ Cử một nhóm thuộc phòng kinh doanh tham dự hội chợ triển lãm ở Tuyên Quang với phương châm vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán hàng. Doanh nghiệp đã xuất kho
6.000 sản phẩm đi dự hội chợ và đã bán được tại hội chợ 5.000 sản phẩm với giá bán chưa thuế GTGT 300.000 đồng/sản phẩm.
8/ Thuế GTGT đầu vào của các HHDV khác phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được khấu trừ trong tháng của doanh nghiệp là 220 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Xác định thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp tại Hà Nội, Hà Nam và Tuyên Quang. Biết rằng:
• Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hàng hóa bán ra được lập hóa đơn đúng quy định của pháp luật.
• Thuế suất thuế GTGT của các hàng hoá, dịch vụ nói trên 10%. Cuối tháng doanh nghiệp đã có chứng từ nộp thuế ở Tuyên Quang và Hà Nam
• Hàng hóa mua vào có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và đều thanh toán qua ngân hàng theo quy định của PL.
• Giá thành sản phẩm do chi nhánh Hà Nam sản xuất ra là 360.000 đ/sản phẩm.
2. Giả sử số sản phẩm đem dự hội chợ triển lãm ở Tuyên Quang chỉ bán được 1.000 sản phẩm. Hãy xác định lại thuế GTGT phải nộp ở Hà Nội, Hà Nam và Tuyên Quang.

2. DẠNG BÀI TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU, THUẾ TTĐB VÀ THUẾ    GTGT

 

BÀI 5

Một DN sản xuất vải trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:
1/ Nhập khẩu sợi từ đối tác thuê gia công nước ngoài để gia công vải xuất khẩu. Giá CIF của sợi nhập: 800 trđ. Đơn giá gia công: 50.000đ/m.
2/ Từ số sợi trên doanh nghiệp sản xuất được 10.000 m vải. Khi quyết toán thuế năm, DN xác định đã xuất khẩu ra nước ngoài 3.000 m vải. Số vải còn lại DN bán trong nước với giá chưa thuế GTGT: 150.000đ/m.
3/ Mua 4 tấn tơ tằm từ một doanh nghiệp thương mại với giá mua chưa thuế GTGT
500.000 đ/kg. Từ số tơ này doanh nghiệp đã dệt được 40.000 m vải lụa tơ tằm. Tình hình tiêu thụ vải lụa tơ tằm trong kỳ như sau:
• Bán cho một số doanh nghiệp thương mại 10.000 m với giá bán chưa thuế GTGT:
70.000 đ/m.
• Ủy thác cho một doanh nghiệp khác xuất khẩu 20.000 m với giá FOB 80.000đ/m. Hoa hồng ủy thác chưa thuế GTGT: 5.000đ/m.
Yêu cầu:
1) Xác định thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói trên.
2) Xác định các khoản thuế nội địa phải nộp kê khai với cơ quan thuế. Biết rằng:
• Thuế GTGT của các hàng hoá, dịch vụ khác được khấu trừ là 60 trđ. DN đã nộp thuế GTGT của sợi nhập trước khi khai thuế nội địa. Vải lụa tơ tằm ủy thác xuất khẩu có đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Hàng hóa mua vào có hóa đơn hợp pháp và thanh toán qua ngân hàng.
• Thuế suất thuế NK sợi: 20%. Thuế suất thuế xuất khẩu vải: 1 %.
• Thuế suất thuế GTGT các sản phẩm nói trên: 10%.
• Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo phương pháp thứ nhất.

Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ nhựa trong quý tính thuế GTGT có tình hình sau:
1/ Xuất khẩu một lô hàng đồ nhựa theo giá FOB: 1.000 trđ.
2/ Doanh thu bán đồ nhựa nội địa chưa thuế GTGT: 2.000 trđ.
3/ Nhập khẩu 5 tấn túi ni lông, giá CIF 30 triệu đồng/tấn. Trong tháng, doanh nghiệp đã bán lại toàn bộ số túi ni lông này cho một số doanh nghiệp thương mại với giá bán chưa thuế GTGT: 100.000 đồng/kg.
4/ Mua một xe ô tô 5 chỗ ngồi phục vụ sản xuất, kinh doanh giá chưa thuế GTGT: 2 tỷ đồng.
5/ Mua vật tư phục vụ xây dựng nhà để xe cho nhân viên ở khu vực xưởng sản xuất với giá mua đã có thuế GTGT: 220 trđ.
6/ Trả tiền thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài sang làm việc ở Việt Nam theo giá chưa có thuế GTGT: 20 trđ. Theo hợp đồng giữa hai bên, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu chi phí chỗ ở của chuyên gia nước ngoài; doanh nghiệp nước ngoài chi trả tiền lương và các khoản thu nhập khác cho chuyên gia.
7/ Cho một doanh nghiệp khu chế xuất thuê hội trường với giá thuê chưa có thuế GTGT: 30 trđ. (đây là trường hợp ngoại lệ :10%)
8/ Bán cho một DN chế xuất một số vật tư sản xuất (không nằm trong doanh thu bán hàng nội địa), giá chưa thuế GTGT: 90 trđ.
9/ Thuế GTGT đầu vào tập hợp trên các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ khác được khấu trừ là 20 trđ.
Yêu cầu:
1. Xác định thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế GTGT phải nộp trong quý. Biết rằng:
• Thuế suất thuế GTGT của các hàng hoá, dịch vụ trên: 10%. Thuế suất thuế NK túi ni lông: 20%. Thuế suất thuế XK: 0%.
• Hàng hoá mua vào, bán ra đều thanh toán qua ngân hàng đúng quy định và có hoá đơn hợp pháp. Doanh nghiệp không nợ bất kỳ khoản thuế nào tại thời điểm lập tờ khai thuế GTGT quý. Giá CIF được coi là giá tính thuế NK.
• Lô hàng xuất khẩu có đủ điều kiện được khấu trừ và hoàn thuế.
• Hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp khu chế xuất có đủ hồ sơ theo quy định của PL.
2. Giả sử lô hàng xuất khẩu không thanh toán qua ngân hàng, có xác nhận của Hải quan hàng đã xuất khẩu, các điều kiện khác đều đáp ứng đủ, hãy tự giả định các số liệu cần thiết và xác định lại số thuế GTGT mà doanh nghiệp này phải nộp trong tháng. (D17.TT129)
3. Giả sử theo hợp đồng ký với doanh nghiệp nước ngoài toàn bộ tiền lương chuyên gia do doanh nghiệp Việt Nam chi trả. Hãy xác định lại thuế GTGT nội địa phải nộp của doanh nghiệp này trong quý tính thuế.

Một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu có tình hình kinh doanh trong tháng 5/2017 như sau:
1/ Nhập khẩu 100 xe ô tô chở người 5 chỗ ngồi với giá CIF 20.000 USD/chiếc. Trong tháng, doanh nghiệp đã bán ra trong nước 98 chiếc với giá chưa thuế GTGT 1.300 triệu đồng/chiếc. Chi phí vận chuyển số xe này từ cảng về kho của doanh nghiệp trả cho một công ty vận tải theo giá đã có thuế GTGT là 660 triệu đồng.
2/ Nhập khẩu 3.000 chiếc điều hoà nhiệt độ công suất 90.000 BTU, giá FOB tại cảng nước xuất khẩu là 300 USD/chiếc, chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế cho cả lô hàng là 30.000 USD. Trong tháng, doanh nghiệp đã bán được 2.600 chiếc với giá chưa thuế GTGT 15.4 triệu đồng/chiếc.
Yêu cầu:
1 . Tính thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và GTGT đơn vị phải nộp trong kỳ tính thuế. Biết rằng:
• DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
• Thuế suất thuế nhập khẩu đối với điều hoà nhiệt độ là 10%, xe ô tô là 30%,
• Thuế suất thuế GTGT đối với các HHDV mà doanh nghiệp này mua bán là 10%.
• Thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô là 60%, đối với điều hoà nhiệt độ là 10%.
• Hàng hoá, dịch vụ mua vào có hoá đơn hợp pháp. Hóa đơn bán ra lập đúng quy định.
• Doanh nghiệp không nợ bất kỳ khoản thuế nào tại thời điểm lập tờ khai thuế GTGT tháng.
• Tỷ giá tính thuế: 1 USD = 20.000 đồng Việt Nam.
• Hàng hóa, dịch vụ mua vào đều thanh toán qua tài khoản ngân hàng theo quy định của pháp luật
• Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ khác mua ngoài phục vụ sản xuất, kinh doanh là theo giá chưa thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 7.000 trđ
• Giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá NK.
• Điều hòa nhiệt độ bán cho các công ty con KDTM. Giá bán bình quân chưa thuế GTGT của loại điều hòa này do các công ty con bán ra cho các đơn vị không có quan hệ liên kết là 16.2 trđ/ chiếc.
• Ô tô bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ liên kết.
2. Giả sử giá bán bình quân của điều hòa nhiệt độ mà các công ty con bán cho các đơn vị không có quan hệ liên kết là 18 trđ/ chiếc. Hãy cho biết việc xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ được xác định như thế nào.

Một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trong tháng tính thuế có tình hình sau:
1/ Nhập khẩu 2.000 cục nóng điều hòa loại 12.000 BTU, giá tính thuế nhập khẩu là 200 USD/chiếc. Trong tháng đã bán toàn bộ số cục nóng điều hòa này cho một công ty thương mại không có quan hệ liên kết với giá bán chưa thuế GTGT 5,94 trđ/chiếc. 2/ Mua 100.000 cây thuốc lá điếu từ một nhà máy sản xuất thuốc lá để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế, giá mua chưa thuế GTGT là 70.000 đ/cây. DN chỉ xuất khẩu 60.000 cây với giá bán tại cửa khẩu xuất 100.000 đ/cây. Số còn lại đã tiêu thụ trong nước với giá bán chưa thuế GTGT là 136.000 đ/cây.
3/ Nhận uỷ thác nhập khẩu 10 chiếc xe ô tô loại 5 chỗ ngồi. Giá tính thuế nhập khẩu 400.000.000 đồng/chiếc. Hoa hồng uỷ thác chưa thuế GTGT 4% trên giá tính thuế nhập khẩu.
Yêu cầu:
1 . Xác định thuế XNK, GTGT, TTĐB mà doanh nghiệp phải nộp trong tháng. Biết rằng:
• Thuế suất thuế GTGT của các hàng hoá, dịch vụ trên: 10%.
• Thuế suất thuế TTĐB của thuốc lá: 70%, ôtô: 40%, điều hòa: 10%.
• Thuế suất thuế nhập khẩu điều hòa: 20%, ôtô: 30%.
• Thuế suất thuế xuất khẩu thuốc lá 1 %.
• Doanh nghiệp đã có chứng từ nộp các loại thuế của hai lô hàng nhập khẩu nói trên trước thời điểm lập tờ khai thuế GTGT của tháng tính thuế.
• Hàng hoá xuất khẩu có đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
• Hàng hoá mua vào đều thanh toán không dùng tiền mặt đúng quy định của PL và có hóa đơn hợp pháp.
• Thuế GTGT đầu vào của các hàng hoá, dịch vụ khác được khấu trừ: 50 triệu đồng.
• Tỷ giá mua vào theo hình thức chuyển khoản của VCB cuối ngày thứ năm tuần trước tuần nhập khẩu các lô hàng trên là: 1 USD = 20.000 VND.
2. Giả sử lô hàng cục nóng điều hòa nhập khẩu trong phạm vi giám sát của Hải quan bị giảm chất lượng (móp méo và han gỉ) do nguyên nhân khách quan. Tỷ lệ tổn thất theo giám định của cơ quan có chức năng là 20%. Mọi điều kiện khác không đổi. Hãy xác định lại số thuế ở khâu nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng phải nộp trong nước.

BÀI 9 (L. 2012-modified)

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BAC trong tháng 6/201X có tình hình sau:
1. Nhập khẩu lô hàng xe ô tô du lịch 5 chỗ ngồi. Công ty đã chuyển tiền thanh toán
900.000 USD theo hợp đồng và đã mở tờ khai hải quan để kê khai nộp thuế tại khâu nhập khẩu theo đúng số tiền đã chuyển thanh toán.
2. Nhập khẩu lô hàng xe chở khách 45 chỗ ngồi trị giá 1.2 triệu USD được ngân hàng bảo lãnh thanh toán. Công ty cũng đã khai đúng số tiền này để nộp thuế theo quy định. Yêucầu: Xác định đúng số thuế phải nộp ở khâu nhập khẩu tháng 6/201X, biết rằng:
• Tỷ giá ngoại tệ được quy đổi là 22.000 VND/USD;
• Trị giá các lô hàng nhập khẩu đã bao gồm cả phí vận tải, bảo hiểm từ cảng nước ngoài về đến cảng nhập khẩu;
• Xe ô tô chở người 5 chỗ áp dụng thuế nhập khẩu 30%, thuế tiêu thụ đặc biệt 150%;
• Xe chở khách áp dụng thuế nhập khẩu 20%;
• Thuế GTGT áp dụng chung cho cả hai loại xe trên là 10%;
• Hợp đồng nhập khẩu quy định Bên nước ngoài trả lại số tiền 100.000 USD mà công ty đã trả thừa cho các lô hàng trước và trừ vào trị giá thanh toán lô hàng xe ô tô 5 chỗ ngồi;
• Hợp đồng nhập khẩu xe chở khách 45 chỗ ngồi quy định ngân hàng bảo lãnh thanh toán.

BÀI 10 (L. 2013)

Công ty cổ phần bia Đức Chính chuyên sản xuất bia và đồ uống giải khát có ga. Công ty là đối tượng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 9/2017 có tình hình sau:
1/ Nhập khẩu 1.250.000 lít bia nước với giá nhập 0,85 USD/lít, thuế nhập khẩu đối với bia nước là 15%, công ty đã nộp thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và có đủ chứng từ nộp thuế theo quy định. Trong tháng, xuất kho 700.000 lít để sản xuất 2.100.000 hộp bia. Lượng bia hộp sản xuất ra đã được nhập kho thành phẩm và xuất tiêu thụ.
2/ Theo số liệu kế toán phản ánh về tình hình tiêu thụ bia trong tháng thì số lượng bia hộp còn tồn cuối tháng là 75.000 hộp.
3/ Biết rằng, số bia hộp còn tồn đầu tháng là 85.000 hộp. Giá bán xuất xưởng đã có thuế TTĐB là 17.400 đồng/hộp; thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 45%. Thuế suất thuế GTGT đối với bia là 10%. Tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng tại thời điểm kê khai, nộp thuế nhập khẩu là 1 USD = 21.000 đồng. Theo quy định hiện hành, khi xác định thuế TTĐB phải nộp trong kỳ, công ty được khấu trừ thuế TTĐB đã nộp đầu vào tương ứng với số sản phẩm bán ra.
Yêucầu: Tính số thuế nhập khẩu phải nộp khi nhập khẩu nguyên liệu bia; số thuế TTĐB và thuế GTGT mà công ty bia Đức Chính phải nộp cho số bia hộp tiêu thụ trong tháng 9/2017.
Thiếu dữ kiện về thuế TTĐB của 85.000 hộp bia đầu kỳ, giả sử – không sử dụng bia nước nhập khẩu
– Sử dụng bia nước nhập khẩu với đơn giá bằng lô hiện tại

3. DẠNG BÀI XÁC ĐỊNH THUẾ GTGT VÀ THUẾ TTĐB

BÀI 11
Tại một doanh nghiệp sản xuất ô tô trong tháng tính thuế có tình hình sau:
1/ Tiêu thụ trong nước qua các đại lý thương mại 50 xe ô tô 5 chỗ ngồi, giá bán đã có thuế GTGT: 570 trđ/chiếc.
2/ Xuất khẩu 20 xe ô tô 7 chỗ ngồi, giá FOB 680 trđ/chiếc.
3/ Bán cho một doanh nghiệp chế xuất 2 xe ô tô 7 chỗ ngồi, giá bán chưa thuế GTGT: 760 trđ/chiếc.
4/ Mua một số phụ tùng ô tô từ một doanh nghiệp sản xuất với giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn: 1.200 trđ.
5/ Số thuế GTGT đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế GTGT của phụ tùng ô tô nhập khẩu 300 trđ.
6/ Tổng số thuế GTGT của các hàng hóa, dịch vụ khác tập hợp trên các hóa đơn GTGT là: 110 trđ.
Yêucầu: Xác định thuế TTĐB và thuế GTGT doanh nghiệp này phải nộp trong tháng, biết rằng:
• Thuế suất thuế TTĐB của loại xe ô tô 5 và 7 chỗ mà doanh nghiệp sản xuất đều là 90%. Thuế suất thuế GTGT: 10%.
• Hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp mua vào đều thanh toán không dùng tiền mặt đúng quy định của PL. Ô tô xuất khẩu có đủ hồ sơ theo quy định.
• Hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra đều là hóa đơn hợp pháp.
• Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
• Các đại lý ô tô không có quan hệ liên kết với doanh nghiệp sản xuất ô tô

Một DN sản xuất thuốc lá nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng có tình hình sau:
1/ Gia công cho doanh nghiệp B ở trong nước 4.000 cây thuốc lá, đơn giá gia công đã có thuế GTGT và thuế TTĐB là 78.000 đồng/cây. Doanh nghiệp B đã nhận đủ hàng.
2/ Sản xuất và bán ra 20.000 cây thuốc lá, trong đó: 10.000 cây xuất khẩu với giá FOB là 100.000 đồng/cây; 4.000 cây bán cho công ty thương mại để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài với giá bán chưa thuế giá trị gia tăng 95.000 đồng/cây;
6.000 cây bán trong nước với giá bán chưa có thuế GTGT là 136.000 đồng/cây.
3/ Bán cho doanh nghiệp C 10 tấn thuốc lá sợi, giá bán chưa có thuế GTGT 323 trđ/tấn.
Yêu cầu:
a) Xác định thuế GTGT, thuế TTĐB doanh nghiệp phải nộp trong tháng, biết rằng:
• Thuế suất thuế TTĐB của thuốc lá là 70%; Thuế suất thuế GTGT của các hoạt động trên đều là 10%.
• Thuốc lá sản xuất, gia công và bán ra là cùng loại. Cơ sở đưa gia công không thông báo giá bán cho cơ sở nhận gia công.
• Hàng xuất khẩu và bán cho công ty thương mại đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật.
• Hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra đều có hóa đơn hợp pháp.
• Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 60 triệu đồng.
b) Giả sử số thuốc lá xuất khẩu không thanh toán qua ngân hàng. Hãy đưa ra các giả định cần thiết để xác định lại số thuế GTGT, thuế TTĐB trong trường hợp này và so sánh kết quả với trường hợp (a).

Một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng tính thuế có tài liệu sau:
1/ Doanh thu chưa thuế GTGT của hoạt động kinh doanh sân golf như sau:
• Phí hội viên: 2.000 trđ, trong đó: tiền thuê xe (buggy): 100 trđ, thuê người giúp việc (caddy): 200 trđ.
• Phí chơi golf hàng ngày: 400 trđ, trong đó, tiền thuê người giúp việc (caddy): 40 trđ.
• Doanh thu dịch vụ ăn uống trong sân golf: 360 trđ.
• Doanh thu cho thuê phòng nghỉ tại sân golf: 240 trđ.
2/ Doanh thu cho thuê phòng hát karaoke chưa thuế GTGT: 260 trđ. Doanh thu bán bánh kẹo, hoa quả trong phòng hát karaoke chưa thuế GTGT: 130 trđ.
3/ Doanh thu bán bia trong phòng hát karaoke chưa thuế GTGT: 260 trđ. 4/ Doanh thu bán vé xem đua ngựa đã có thuế GTGT: 440 trđ.
5/ Doanh thu bán vé đặt cược đua ngựa đã có thuế GTGT: 965 trđ. 6/ Tiền trả thưởng cho khách thắng cược đua ngựa: 250 trđ.
Yêucầu: Xác định thuế TTĐB và thuế GTGT phải nộp trong tháng liên quan đến tình hình trên. Biết rằng:
• Thuế suất thuế TTĐB của kinh doanh golf là 20%; của các dịch vụ còn lại đều là 30%.
• Thuế suất thuế GTGT là 10%.
• Hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp được lập đúng quy định của pháp luật.
• Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng tính thuế là: 40 trđ.

Một doanh nghiệp sản xuất bia nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ trong tháng 4/2017 có tình hình sau:
1/ Bán 2 triệu lít bia hơi cho các của hàng bán lẻ với giá chưa thuế GTGT 9.600 đồng/ lít.
2/ Bán 500.000 két bia chai theo phươngthứcthuđổivỏchai cho các công ty thương mại với giá chưa thuế GTGT 192.000 đồng/két.
3/ Bán cho một công ty TM 200.000 két bia chai theo phương thức Không thu đổi vỏ chai để xuất khẩu theo hợp đồng dã ký với nước ngoài (có đủ hồ sơ quy định) với giá chưa thuế GTGT 120.000 đồng/két. Cuối tháng công ty TM chỉ xuất khẩu 140.000 két. 4/ Trong tháng 4 thực hiện quyết toán số tiền đặt cọc vỏ chai bia quý I/2017 cho các công ty thương mại. Mức tiền đặt cọc theo giá đã có thuế GTGT là 1.100 đồng/vỏ chai. Tổng số tiền đặt cọc đã thu trong quý I là 800 triệu đồng. Số chai bia không thu hồi được là 160.000. Công ty đã trừ tiền đặc cọc vỏ chai khi thanh toán với các công ty thương mại theo số lượng vỏ chai không thu hồi được. Số tiền đặt cọc còn lại tương tứng với số vỏ chai bia thu hồi được đã được công ty và các công ty thương mại thống nhất chuyển sang đặt cọc cho quý II/2017.
5/ Nhập khẩu 2 tân malt để sản xuất bia. Tổng số thuế GTGT đã nộp cho malt NK là 900 triệu đồng.
Yêucầu: Xác định thuế TTĐB và thuế GTGT mà doanh nghiệp này phải nộp trong tháng 4/2017. Biết rằng:
– Thuế suất thuế TTĐB đối với bia 60%; Thuế suất thuế GTGT 10%;
– DNSX và công ty TM không có mối quan hệ liên kết;
– DN không có thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ trước chuyển sang
– Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ khác là 10.135 triệu đồng

4. DẠNG BÀI TÍNH THUẾ GTGT VÀ THUẾ TTĐB VỚI GIẢ ĐỊNH ĐẶC BIỆT VỀ GIÁ TÍNH THUẾ

BÀI 15

Một DN sản xuất rượu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng tính thuế có tình hình sau:
1/ Tiêu thụ trong nước 10.000 chai rượu, giá bán chưa thuế TTĐB và chưa thuế GTGT:
60.000 đồng/chai.
2/ Xuất khẩu 5.000 chai rượu, giá FOB 70.000 đồng/chai.
3/ Mua men rượu từ một cơ sở sản xuất trong nước với giá chưa có thuế GTGT: 150 trđ.
4/ Thuế GTGT của các hàng hoá, dịch vụ khác phục vụ sản xuất, kinh doanh trong tháng là 12 trđ.
Yêucầu: Xác định thuế GTGT và thuế TTĐB phải nộp, biết rằng:
• Hàng hoá, dịch vụ mua vào đều thanh toán qua ngân hàng theo quy định của PL và có hoá đơn hợp pháp.
• Thuế suất thuế TTĐB của rượu là 30%.
• Thuế suất thuế GTGT 10%.

5. DẠNG BÀI TÍNH THUẾ TTĐB VÀ THUẾ GTGT VỚI YÊU CẦU CỤ THỂ BÀI 16

Một doanh nghiệp sản xuất ô tô trong tháng tính thuế có tình hình sau:
1/ Tiêu thụ trong nước 10 chiếc xe ô tô 5 chỗ ngồi loại có dung tích 1.800cc, giá bán đã có thuế GTGT: 638 trđ/chiếc.
2/ Tiêu thụ trong nước 20 chiếc xe ô tô 15 chỗ ngồi, giá bán chưa thuế GTGT: 720 trđ/chiếc.
3/ Bán cho một bệnh viện 2 chiếc xe thiết kế chuyên dùng làm xe cứu thương loại chở được 12 người, giá bán chưa có thuế GTGT: 650 trđ/chiếc.
4/ Mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh theo giá chưa có thuế GTGT:
4.000 trđ.
Yêucầu: Xác định thuế GTGT và thuế TTĐB mà doanh nghiệp này phải nộp có liên quan đến tình hình trên (Phải xác định riêng từng yếu tố của căn cứ tính thuế, không được tính tắt). Biết rằng:
• HHDV mua vào với tổng giá thanh toán từng lần từ 20 trđ trở lên đều thanh toán không dùng tiền mặt. Riêng xăng xe được mua từ nhiều cửa hàng khác nhau của một DN kinh doanh xăng dầu với mỗi lần mua không quá 20 trđ nên thanh toán bằng tiền mặt nhưng do DN có nhiều xe mua ở những cửa hàng khác nhau nên tổng số tiền mua một ngày vượt ngưỡng 20 trđ. Tổng giá thanh toán của số tiền mua xăng trong trường hợp này là 220 trđ.
• Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
• Thuế suất thuế TTĐB đối với xe 5 chỗ ngồi là 45%, đối với xe từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi là 20%.
• Thuế suất thuế GTGT của ô tô và các hàng hóa, dịch vụ mua vào đều là 10%. Riêng xe cứu thương áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%
• Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đều là hóa đơn hợp pháp. Hóa đơn mua xăng của DN kinh doanh xăng dầu có ghi rõ tên của cửa hàng theo số quy định của DN.
• Hóa đơn bán hàng lập đúng quy định của PL.
• Doanh nghiệp sản xuất ô tô và các doanh nghiệp mua ô tô không có mối quan hệ liên kết

6. DẠNG BÀI TÍNH THUẾ TNDN VỚI KIỂU XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XUÔI

BÀI 17
Một công ty TNHH kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trong năm tính thuế 2017 có tài liệu sau:
1/ Doanh thu bán hàng chưa thuế GTGT: 400 tỷ đồng.
2/ Chi phí kinh doanh phân bổ cho doanh thu tiêu thụ trong năm:
• Khấu hao TSCĐ: 30 tỷ đồng trong đó: khấu hao trong thời gian 12 tháng dừng hoạt động để sửa chữa của TSCĐ là: 200 triệu đồng, khấu hao của xe ô tô đưa đón công nhân trích theo chế độ quy định: 300 triệu đồng.
• Giá mua của hàng bán ra: 260 tỷ đồng, trong đó, chi phí HH bị hư hỏng do hết hạn sử dụng: 5 tỷ đồng.
• Tiền lương phải trả người lao động: 24 tỷ đồng; đã trả người lao động tính đến hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm: 20 tỷ đồng.
• Chi tài trợ cho Hội Người cao tuổi địa phương: 60 trđ.
• Phí BHBB phải nộp theo chế độ quy định là 5,04 tỷ đồng. Công ty đã nộp 4 tỷ. Còn nợ BHXH 1,04 tỷ đồng.
• Chi mua bảo hiểm hưu trí cho người lao động theo quy định tại hợp đồng lao động: 1,2 tỷ đồng.
• Chi nộp các khoản phạt: 1 tỷ đồng, trong đó: phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 800 trđ; phạt khai thiếu thuế: 200 trđ.
• Các chi phí khác 50 tỷ đồng, trong đó chi phí chơi gôn của giám đốc 500 trđ.
• TNCT khác: Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 900 trđ.
Yêu cầu:
1. Rà soát các khoản chi DN kê khai để xác định các khoản được trừ và không được trừ với mức cụ thể.
2. Xác định thuế TNDN phải nộp trong năm biết rằng
• Thuế suất thuế TNDN: 20%.
• Các khoản chi phí của doanh nghiệp đều có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của PL. Các hồ sơ phải nộp cho cơ quan thuế đều được nộp đúng thời hạn quy định.
• Doanh nghiệp có trích lập quỹ lương dự phòng ở mức tối đa theo quy định của pháp luật.
• Doanh nghiệp có 200 người lao động.
3. Giả sử số tiền lương đã trả người lao động khi đến hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm là 22 tỷ đồng. Số tiền nợ lương còn lại là do DN trích lập dự phòng quỹ lương ở mức tối đa theo quy định của pháp luật. Các điều kiện khác không đổi. Hãy xác định lại thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
3. Giả sử trong năm 2016, công ty trích lập quỹ lương dự phòng là 500 trđ nhưng đến hết ngày 30/6/2017, công ty mới sử dụng để chi trả tiền lương còn nợ người lao động của năm 2016 là 300 trđ. Các điều kiện khác không đổi. Hãy xác định lại thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

7. DẠNG BÀI TÍNH THUẾ TNDN KIỂU CHI PHÍ NGƯỢC BÀI 18

Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trong năm 2016 có tài liệu sau (đơn vị tiền: triệu đồng):
1) Doanh thu tính thu nhập chịu thuế: 120.000
2) Tổng chi phí công ty kê khai để xác định thu nhập chịu thuế TNDN: 100.000. Trong đó:
• Chi ủng hộ Hội Phụ nữ địa phương tổ chức đại hội: 200
• Chi phí khấu hao xe ô tô chở người 5 chỗ ngồi trích theo phương pháp đường thẳng đúng thời gian quy định: 400, trong đó phần nguyên giá tương ứng vượt trên 1,6 tỷ đồng: 200
• Chi hỗ trợ Công đoàn của công ty ABC tổ chức phong trào thi đua: 300
• Chi đóng góp hình thành nguồn kinh phí quản lý cho công ty mẹ của công ty ABC: 120
• Chi phí mua vé máy bay cho nhân viên đi công tác nước ngoài : 400
• Chi khoán tiền đi lại, ăn ở và công tác phí cho nhân viên theo quy chế tài chính công ty : 600
• Chi đầu tư xây dựng một khu nhà kho chứa sản phẩm: 300
• Chi thưởng hoàn thành kế hoạch cho nhân viên: 400
• Các khoản chi phí còn lại không kể trên đều được trừ theo quy định của PL.
3) Thu nhập chịu thuế khác:
• Chuyển nhượng bất động sản: -400 (lỗ).
• Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại quốc gia M sau khi nộp thuế cho nước này với thuế suất 17%: 3.320.
Yêucầu: Tính thuế TNDN doanh nghiệp này phải nộp tại Việt Nam trong năm tính thuế và giải thích cách tính. Biết rằng:
• Quốc gia M chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam.
• Các khoản chi của doanh nghiệp đều có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Riêng khoản tiền thưởng hoàn thành kế hoạch được quy định trong hợp đồng nhưng không ghi rõ mức và điều kiện hưởng. Các văn bản khác của doanh nghiệp cũng không thể hiện điều này.
• Các khoản chi đều được thanh toán từ tài khoản thanh toán của DN. Riêng khoản chi mua vé máy bay cho nhân viên đi công tác nước ngoài được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân
• DN áp dụng thuế suất phổ thông. Doanh nghiệp không thuộc diện được ưu đãi thuế TNDN, không có lỗ kết chuyển, không trích lập quỹ PTKHCN.

Tại một công ty TNHH nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong năm tính thuế 2016 có tình hình sau (Đơn vị tiền: triệu đồng):
1) Doanh thu tính thu nhập chịu thuế: 50.000
2) Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 40.000; trong đó:
• Chi phí vật tư 10.000; trong đó, phần bị tổn thất do thiên tai đã xác định được trách nhiệm bồi thường: 400, không xác định được trách nhiệm bồi thường: 100.
• Thuế TNDN nộp thay cho một nhà thầu nước ngoài: 60.
• Chi phí khấu hao một sân tennis do công ty đầu tư xây dựng trích theo chế độ quy định: 160.
• Tiền lương phải trả theo hợp đồng lao động: 10.500. Tiền lương đã trả tính đến 31/3/2017: 9.600.
• Chi phí thuê cửa hàng trả trước 2 năm theo giá chưa thuế GTGT: 800.
• Chi phí lãi vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh vay của NHTM với lãi suất 10%/năm: 600.
• Các khoản chi phúc lợi trực tiếp cho người lao động: 900
Yêucầu: Xác định thuế TNDN mà công ty này phải nộp trong năm tính thuế. Biết rằng:
• Tất cả các khoản thu chi của công ty đều có hoá đơn và chứng từ hợp pháp.
• Các khoản chi đều thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
• Công ty có trích lập dự phòng quỹ lương theo chế độ quy định.
• Vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn tính đến thời điểm phải góp vốn tháng 12/2016: 4 tỷ đồng.
• Hợp đồng ký với nhà thầu nước ngoài ký theo giá đã bao gồm thuế, thuế nhà thầu do bên nước ngoài chịu.
• Trong năm công ty được hoàn một khoản thuế nhập khẩu đã nộp của năm tính thuế trước: 200.
• Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với công ty này là 20%.
• Công ty không được ưu đãi thuế TNDN. không có lỗ kết chuyển, không trích lập quỹ PTKHCN.

ABB là công ty cổ phần hoạt động sản xuất bánh kẹo. Số liệu báo cáo của năm tính thuế 20XX như sau:
1. Doanh thu bán hàng chưa thuế GTGT là 44.000 trđ.
2. Tổng chi phí phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ doanh nghiệp xác định là
40.000 trđ, trong đó:
• Chi đầu tư xây dựng thư viện của công ty: 140 trđ.
• Chi học phí THPT cho con NLĐ là người nước ngoài học tại VN theo hợp đồng lao động : 280 trđ
• Chi trả lãi vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh vay của nhân viên trong công ty với lãi suất 15%/năm: 1.500 trđ.
• Chi nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 40 trđ.
• Chi khoán phương tiện đi lại theo đơn giá quy định trong Quy chế tài chính công ty: 400 trđ.
• Chi trang phục lao động cho nhân viên bằng tiền: 350 trđ.
• Thuế TNCN (hợp đồng lao động quy định lương không bao gồm thuế thu nhập cá nhân): 360 trđ.
• Chi thuê kho hàng trả trước 4 năm: 800 trđ.
3. Các khoản thu nhập khác
• Tiền hỗ trợ nghiên cứu cải tiến công nghệ thực phẩm sạch từ Sở Khoa học và Công nghệ: 420 trđ.
• Lãi tiền gửi thanh toán tại ngân hàng: 60 trđ.
• Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 80 trđ.
• Thu nhập từ góp vốn liên kết trong nước đã nộp thuế tại nơi góp vốn: 400 trđ.
• Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng BĐS: 2.000 trđ. Tổng chi phí của hoạt động chuyển nhượng BĐS: 2.300 trđ.
Yêu cầu:
1 . Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty này phải nộp trong năm tính thuế 20XX. Biết rằng:
• Các khoản chi của công ty đều có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật;
• Các khoản chi còn lại không kể trên đều được trừ;
• Các cổ đông đã góp đủ vốn điều lệ;
• Công ty có 50 nhân viên;
• Lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố: 9%/năm.

BÀI 21 (L. 2014- modified)

Tại một doanh nghiệp trong năm tính thuế 2016 có số liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng):
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chưa thuế GTGT: 80.000
2. Tổng chi phí được trừ doanh nghiệp kê khai để tính thuế thu nhập doanh nghiệp (có hóa đơn, chứng từ hợp pháp): 60.000, trong đó:
• Tiền lương phải trả trên hợp đồng lao động: 3.000
• Chi trang phục bằng tiền: 240
• Tài trợ thiết bị y tế cho bệnh viện Bạch Mai: 180
• Chi ủng hộ Đoàn TNCSHCM nơi doanh nghiệp đóng trụ sở: 25
• Chi trả lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh của ngân hàng thương mại với lãi suất 10%/năm là 800
• Chi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 80
• Các khoản chi còn lại đều đủ điều kiện xác định chi phí được trừ.
3. Thu nhập khác
• Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 100
• Thu nhập từ hợp đồng SXKD ở nước ngoài là 3.000. Đây là thu nhập sau khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài với mức thuế suất 25%.
4. Lỗ năm trước chuyển sang: 40
Yêucầu: Xác định thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm 2016, biết rằng:
• Vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn tính đến ngày 31/12/2015: 3.000
• Đến thời hạn quyết toán thuế năm 2016, doanh nghiệp còn nợ lương người lao động
500. Doanh nghiệp có trích lập quy dự phòng tiền lương tối đa theo quy định.
• Doanh nghiệp có 40 người lao động.
• DN áp dụng thuế suất phổ thông, không được miễn, giảm thuế trong năm tính thuế.

BÀI 22

Tại một Công ty cổ phần kinh doanh vận chuyển khách nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trogn năm tính thuế 2016 ( ĐV tiền: Triệu đồng)
1/Doanh thu tính thuế: 30.000
2/Chi phí tính TNCT do doanh nghiệp kê khai đều có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và thanh toán không dùng tiền mặt (trừ những trường hợp được lưu ý trong mục 3 dưới đây): 26.000. Trong đó
– Khấu hao TSCĐ ô tô 5 chỗ ngồi tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng 200
– Thưởng nhân ngày Thành lập doanh nghiệp cho người lao động trong DN: 100

– Chi trả lãi vay ngân hàng đối với khoản vay dùng để góp vốn điều lệ vào công ty CDF: 200

– Thù lao thành viên Hội đồng quản trị không trực tiếp điều hành doanh nghiệp: 120

– Ủng hộ xây nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật 300

– Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật: 140

– Thuế GTGT phải nộp và đã nộp 250

– Chi mua trang phục tập luyện cho lực lượng tự vệ công ty: 120

– Các khoản chi còn lại được trừ khi xác định TNCN 3/ Một số lưu ý về các khoản chi đã kể trên:
– Khoản tiền thưởng nhân viên nhân ngày thành lập DN không được ghi trong hợp đồng lao động nhưng được ghi cụ thể mức và điều kiện hưởng trong Quy chế Tài chính của DN

– Khoản chi thưởng sáng kiến cái tiến kỹ thuật có quyết định khen thưởng của Giám đốc DN nhưng không có biên bản họp của hội động nghiệm thu sáng kién

– Khoản chi mua trang phục tập luyện cho lực lượng tự vệ được thanh toán bằng tiền mặt

4/ Các khoản thu nhập khác:

– Thu nhập từ hoạt động liên kết kinh tế trong nước: 200 ( được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế TNDN)
– Tiêu thụ phế phẩm thu được 150, chi phí thu hồi 18, chi phí tiêu thụ 12

Yêu cầu

1- Tính thuế TNDN phải nộp năm 2016 biết rằng DN áp dụng thuế suất thuế TNDN ở mức 20% và cổ đông đã góp đủ vốn điều lệ.
2- Giả sử tổng số thuế TNDN mà doanh nghiệp tạm nộp 4 quý năm 2016 là 400 triệu đồng. Số thuế còn phải nộp sau quyết toán thuế năm đã được nộp vào ngày 31/03/2017. Hãy xác định số tiền chậm nộp thuế TNDN của doanh nghiệp này.

8. DẠNG BÀI TÍNH BỔ SUNG THUẾ TNDN SO VỚI SỐ THUẾ PHẢI NỘP ĐÃ KÊ KHAI BÀI 23

Tại một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí và khai thác khoáng sản trong năm 2016 có các số liệu sau: (Đơn vị tiền: triệu đồng)
1. Thuế TNDN phải nộp theo tài liệu kê khai quyết toán thuế TNDN của doanh nghiệp: 3.800
2. Tài liệu kiểm tra của cơ quan thuế đã được doanh nghiệp chấp nhận:
• Trong thu nhập chịu thuế khác mà doanh nghiệp kê khai chưa có khoản thu từ phạt vi phạm hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đã nhận được trong năm: 100
• Số lỗ của hoạt động chuyển nhượng dự án khai thác khoáng sản đã bù trừ vào lãi của hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí là 90
• Trong tổng chi phí được trừ đã kê khai có một số khoản chi phí sau:
• Chi nộp thuế TNCN cho người lao động (theo hợp đồng lao động là lương đã bao gồm thuế): 150.
• Tài trợ xây dựng một trường đại học công lập: 260
• Tài trợ giải bóng đá Đoàn TN địa phương: 60
• Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ : 300
• Chi nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 80
• Chi tiền nhà ở cho người lao động theo hợp đồng lao động: 480
Yêucầu: Xác định thuế TNDN doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm 2016, biết rằng:
• Thực tế trong năm doanh nghiệp chỉ sửa chữa lớn TSCĐ 100 và doanh nghiệp chưa hạch toán giảm chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
• Các khoản chi của doanh nghiệp đều có hóa đơn chứng từ hợp pháp và thanh toán không dùng tiền mặt. Các khoản chi còn lại không kể trên đều được trừ theo quy định của pháp luật.
• DN áp dụng thuế suất phổ thông, không có lỗ kết chuyển từ những năm trước , không thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế.

9. DẠNG BÀI TÍNH THUẾ NHÀ THẦU BÀI 24

Tháng 11/2015 Công ty VVF ký hợp đồng thuê một công ty nước ngoài không có cơ sở thường trú ở Việt Nam đào tạo nhân viên cho công ty. Địa điểm đào tạo ở Việt Nam. Tổng giá trị hợp đồng theo giá đã bao gồm thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài la
1.900.000 USD.
Ngay sau khi ký hợp đồng, Công ty VVF phải trả trước cho bên nước ngoài 950.000 USD. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán cho bên nước ngoài khi kết thúc hợp đồng đào tạo vào tháng 5/2016
Yêu cầu:
1. Xác định thuế TNDN mà công ty VVF phải khấu trừ và nộp thay cho công ty nước ngoài. Biết rằng, tỷ lệ thuế TNDN đối với dịch vụ đào tạo: 5%; tỷ giá tính thuế: 1 USD
= 20.000 đồng.
2. Giả sử theo hợp đồng số tiền phải trả cho công ty nước ngoài nói trên là số tiền phải trả sau thuế, toàn bộ thuế TNDN do bên Việt Nam chịu. Hãy xác định lại số thuế TNDN mà công ty VVF phải khấu trừ và nộp thay cho công ty nước ngoài.

BÀI 25

Công ty FTT ký hợp đồng thuê một doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú ở Việt Nam thực hiện quảng cáo tại Việt Nam với số tiền là 931.000 USD. Theo hợp đồng toàn bộ thuế GTGT và thuếTNDN nhà thầu do bên Việt Nam chịu.
Yêu cầu:
1. Xác định thuế GTGT và thuế TNDN mà công ty FTT phải khấu trừ và nộp thay cho cty nước ngoài. Biết rằng:
• Tỷ lệ thuế GTGT đối với hoạt động trên: 5%.
• Tỷ lệ thuế TNDN: 2%.
• Tỷ giá tính thuế: 1 USD = 20.000 đồng.
2. Giả sử quảng cáo được thực hiện ở nước ngoài thì có phải nộp thuế nhà thầu không?
3. Giả sử quảng cáo được thực hiện trên internet thì có phải nộp thuế nhà thầu không?

BÀI 26

Một công ty nước ngoài không có cơ sở thường trú ở Việt Nam ký hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị kèm theo dịch vụ hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng. Giá CIF của máy móc thiết bị là 1 triệu USD. Giá trị phần dịch vụ hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng là 200.000 USD. Theo hợp đồng, toàn bộ thuế nhà thầu bên nước ngoài chịu; bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay.
Yêu cầu:
1. Xác định thuế GTGT và thuế TNDN mà bên Việt Nam phải khấu trừ và nộp thay cho công ty nước ngoài. Biết rằng:
• Tỷ lệ thuế GTGT đối với dịch vụ: 5%.
• Tỷ lệ thuế TNDN đối với cung cấp hàng hoá: 1 %; đối với dịch vụ nói trên: 2%.
• Tỷ giá tính thuế: 1 USD = 20.000 đồng.
2. Giả sử hợp đồng không tách riêng được giá trị hàng hoá và dịch vụ, hãy xác định lại thuế GTGT và thuế TNDN nhà thầu nước ngoài. Biết rằng, tỷ lệ thuế GTGT áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ khác là 3%.
3. Giả sử theo hợp đồng, bên nước ngoài không cung cấp dịch vụ hướng dẫn lắp đặt và sử dụng, chỉ có dịch vụ bảo hành sản phẩm. Hãy xác định lại nghĩa vụ thuế nhà thầu.

BÀI 27

Một công ty nước ngoài không có cơ sở thường trú ở Việt Nam ký hợp đồng xây dựng một nhà máy giấy ở Việt Nam (Có bao thầu nguyên vật liệu). Giá trị hợp đồng là 100 triệu USD (Thuế do bên nước ngoài chịu). Theo hợp đồng, công ty nước ngoài sẽ giao bớt một phần giá trị xây lắp cho một nhà thầu Việt Nam với giá trị 20 triệu USD.
Yêu cầu: Xác định thuế GTGT và thuế TNDN mà bên Việt Nam phải khấu trừ và nộp thay cho công ty nước ngoài. Biết rằng:
• Tỷ lệ thuế GTGT đối với xây dựng có bao thầu NVL: 3%.
• Tỷ lệ thuế TNDN đối với hoạt động xây dựng: 2%.
• Tỷ giá tính thuế: 1 USD = 20.000đ

10. DẠNG BÀI THUẾ TNCN ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM

BÀI 28

Trong năm tính thuế 2016, ông An – người Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội tài liệu sau:
1/ Tổng thu nhập từ tiền lương tại doanh nghiệp trước khi trừ phí bảo hiểm bắt buộc: 620 trđ.
Trong đó:
• Tiền lương được trả tăng thêm do làm thêm giờ: 20 trđ.
• Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp: 30 trđ
• Phụ cấp độc hại: 40 trđ
• Tiền ăn giữa ca: 18 trđ
• Tiền thưởng tăng năng suất lao động: 46 trđ.
• Lương tháng thứ 13: 36 trđ
2/ Được một người thân ở nước ngoài gửi tặng 10.000 USD và một chiếc xe ô tô trị giá kê khai 46.000 USD.
3/ Ông A có căn hộ cho một doanh nghiệp thuê với tổng số tiền thuê thu được theo kê khai đã bao gồm thuế GTGT là 300 trđ.
Yêu cầu:
1- Xác định thuế TNCN ông An phải nộp và còn phải nộp sau khi quyết toán trong năm 2016. Biết rằng:
• Phí bảo hiểm bắt buộc trừ vào lương là: 26 trđ
• Doanh nghiệp đã thực hiện khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương của ông A và cấp chứng từ khấu trừ 28 trđ.
• Giá tính lệ phí trước bạ của xe ô tô nói trên là: 50.000 USD.
• Ông An có một người phụ thuộc đủ điều kiện được giảm trừ.
• Ngoài các khoản thu nhập từ tiền lương nêu trên, trong năm ông An còn được hưởng một số khoản phúc lợi khác từ doanh nghiệp đó là
– Được DN mua bảo hiểm sức khỏa với mức phí 6trđ
– Thưởng cho con ông An thi đỗ đại học : 10trđ
– Tiền thưởng cho danh hiệu Chiến sĩ thi đua : 1trđ
– Tiền phúng viến cho bố ông An mất: 3trđ
• Tỷ giá tính thuế: 1 USD = 20.000 VND.
• Trong năm, ông A đã góp quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt qua Đài truyền hình Việt Nam (có chứng từ đúng quy định của pháp luật): 4 trđ.
• Tỷ lệ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ cho thuế nhà là 5%
2- Giả sử toàn bộ tiền cho thuê nhà của ông An chỉ là 100 triệu đồng. Hãy xác định lại số thuế TNCN ông An phải nộp trong năm.

Ông Trần Kiên làm việc tại công ty Unilever Việt Nam. Số liệu về tình hình thu nhập và thuế TNCN của ông Kiên trong năm 2016 như sau:
1/ Tổng tiền lương trên hợp đồng lao động chưa trừ các khoản đóng góp bắt buộc: 660 trđ, trong đó: phụ cấp trách nhiệm 66 trđ, phụ cấp độc hại 42 trđ.
2/ Tiền nghỉ mát do công ty Unilever Việt Nam chi trả: 14 trđ.
3/ Thu nhập nhận được do tham gia hội thảo khoa học sau khi đã bị khấu trừ thuế TNCN 10% tại nguồn: 18 trđ (Có chứng từ khấu trừ thuế theo quy định).
4/ Thu nhập nhận được từ hợp đồng chuyển nhượng bản quyền cải tiến kỹ thuật cho công ty Unilever Việt Nam: 100 trđ.
5/ Theo hợp đồng lao động Unilever Việt Nam phải trả tiền thuê nhà cho ông Kiên. Số tiền thuê nhà phải trả mỗi tháng 12 triệu đồng
6/ Thu nhập nhận được từ hợp đồng chuyển nhượng bản quyền cải tiến kỹ thuật cho công ty Unilever Việt Nam: 200 trđ
7/ Thu lãi tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng: 60 trđ 8/ Cổ tức được chia sau khi khấu trừ thuế : 38trđ Yêu cầu:
1/Xác định tổng số thuế ông Trần Kiên phải nộp trong năm 2016. Biết rằng:
• Ông Trần Kiên đăng ký giảm trừ 2 người phụ thuộc, có chứng từ đúng quy định.
• Tổng số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đã trừ vào tiền lương của ông Kiên trong năm là 26 trđ.
• Năm 2016, ông Kiên ủng hộ đồng bào bị bão lụt thông qua Hội chữ thập đỏ Việt Nam 15 trđ, có chứng từ đúng quy định.
• Cho biết: Mức giảm trừ và biểu thuế.

2/Giả sử Unilever Việt Nam không trả thay tiền nhà cho ông Kiên mà trả tiền nhà để ông Kiên tự thuê nhà ở với mức như trên. Hãy xác định lại thuế TNCN ông Kiên phải nộp trong năm

Ông B là đối tượng cư trú ở Việt Nam làm việc trong một công ty cổ phần trong năm tính thuế 20XX có tài liệu sau:
1/ Thu nhập trong thời gian 7 tháng làm việc ở Việt Nam:
• Thu nhập chịu thuế từ tiền lương trước khi trừ bảo hiểm bắt buộc: 200 triệu đồng.
• Tiền bồi thường bảo hiểm thân thể nhận được từ một công ty bảo hiểm: 30 triệu đồng.
• Tiền thù lao dịch sách sau khi đã khấu trừ thuế 10% tại NXB: 27 trđ.
• Giải thưởng một cuộc thi trên truyền hình sau khi đã khấu trừ thuế: 55 trđ.
• Chuyển nhượng phần vốn đã đầu tư vào một công ty TNHH với giá chuyển nhượng 1 tỷ đồng. Tổng giá vốn của phần vốn có chứng từ hợp pháp chứng minh là 900 trđ
• Nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ một căn nhà trị giá 4 tỷ đồng. Sau khi nhận thừa kế, ông B bán căn nhà mình đang ở được 3 tỷ đồng.

2/ Thu nhập trong thời gian 5 tháng lao động ở nước ngoài là 270 triệu đồng (sau khi đã nộp thuế ở nước ngoài 30 trđ). Nước này chưa ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam.

Yêu cầu: Xác định thuế TNCN ông B phải nộp (hoặc phải được khấu trừ tại nguồn) và còn phải nộp sau khi quyết toán thuế năm. Biết rằng:
• Số thuế thu nhập từ tiền lương mà công ty này đã khấu trừ và nộp đối với thu nhập của ông B là 8 trđ (Có chứng từ đúng quy định).
• Phí bảo hiểm bắt buộc đã trừ vào lương: 16 trđ.
• Ông B có nuôi 2 con đang học đại học, không có thu nhập và một ông bác ruột hết tuổi lao động không nơi nương tựa, không có thu nhập. Ông bác này sống cùng với ông B (Có đủ hồ sơ theo quy định pháp luật).

BÀI 31 (L. 2012-modified)

Thông tin: Ông Phạm Đình Cường công tác tại Tổng công ty xây dựng công nghiệp. Ông Cường cũng được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT của Công ty cổ phần TKV. Năm 2016 ông Cường có tình hình về thu nhập và thuế TNCN như sau:
1/ Thu nhập tại cơ quan Tổng công ty được tổng hợp từ Bảng tổng hợp thanh toán lương, phụ cấp thực trả vào tài khoản cá nhân là 416,6 trđ.
2/ Tiền thù lao thành viên HĐQT công ty TKV ông Cường thực nhận được trong năm là 108 trđ, sau khi bị khấu trừ thuế TNCN tại nguồn 10%.
3/ Tiền bán cổ phần của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trị giá 4 tỷ đồng
4/ Tiền cho thuê nhà ông Cường thực nhận sau thuế GTGT và thuế TNCN là 270 trđ/năm .Theo Hợp đồng thuê nhà, toàn bộ tiền thuế do bên đi thuê chịu.
5/ Cuối năm ông Cường được cơ quan cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN, số tiền thuế đã thực khấu trừ là 19 trđ. Chứng từ khấu trừ đối với thù lao thành viên HĐQT công ty TKV ông đã nhận được và tổng hợp để khai thuế.

Yêu cầu:
Tính thuế TNCN phải nộp cần thể hiện trên Tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2016 của ông Cường theo các bước:
• Xác định thu nhập chịu thuế
• Xác định giảm trừ gia cảnh
• Xác định số thuế phải nộp
• Xác định số thuế đã nộp
• Tính số còn phải nộp/hoặc được hoàn lại Biết rằng:
• Ông Cường đăng ký giảm trừ gia cảnh và thực tế đang nuôi 2 cha/mẹ già yếu trên 70 tuổi không có thu nhập và 1 con gái nhỏ đang đi học và họ đều không có thu nhập, thủ tục giấy tờ đầy đủ theo quy định.
• Tỷ lệ TNCN và thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê nhà đều là 5% trên doanh thu
• Mức giảm trừ gia cảnh…
• Biểu thuế lũy tiến từng phần…
Ghi chú: Khi xác định thu nhập chịu thuế, thí sinh bỏ qua phí bảo hiểm bắt buộc.

BÀI 32

Ông Vũ Huy Thiệp có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội và hiện đang làm kỹ sư trưởng cho công ty ABS. Ông Thiệp hiện đang là cổ đông nắm giữ 1,6 triệu cổ phiếu của công ty cổ phần VNG. Ông Thiệp đăng ký giảm trừ 2 người phụ thuộc: con lớn 8 tuổi đang học tiểu học, con nhỏ mới sinh ngày 28/03/2017 ( có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
Tình hình thu nhập của ông Thiệp trong quý I/2017 như sau (thu nhập từ tiền lương là thu nhập sau khi trừ đi các khoản BHBB)

Tháng 1/2017:

– Ngày 5/1 : nhận 18 triệu đồng tiền lương còn lại của tháng 12/2016
– Ngày 15/1: tạm ứng 50% lương tháng 1/2017: 20 triệu đồng
– Ngày 31/1: được công ty cổ phần VNG chia cổ tức bằng cổ phiếu: 200.000 cổ phiếu, mệnh giá 20.000 đồng/ cổ phiếu

Tháng 2/2017

– Ngày 5/2 nhận 20 triệu đồng tiền lương còn lại của tháng 1/2017
– Ngày 15/2: tạm ứng 50% lương tháng 2/2017: 20 triệu đồng
– Ngày 20/2: nhận giải thưởng kỹ sư xuất sắc nhất năm 2016 do công ty ABS trao: 25 triệu đồng
– Ngày 26/2: nhận tiền bản quyền sau khi đã khấu trừ thuế TNCN: 67 triệu
đồng Tháng 3/2017
– Ngày 5/3 nhận 22 triệu đồng tiền lương còn lại của tháng 2/2017
– Ngày 15/3: tạm ứng 50% lương tháng 3/2017: 20 triệu đồng
– Ngày 22/3:Chuyển nhượng 180.000 cổ phiếu VNG với giá chuyển nhượng
18.000 đồng/ cổ phiếu.
– Ngày 28/3:Chuyển nhượng 100.000 cổ phiếu VNG với giá chuyển nhượng
22.000 đồng/ cổ phiếu.

Yêucầu: Tính số thuế TNCN mà ông Thiệp phải nộp/ phải tạm nộp hoặc phải được khấu trừ tại nguồn trong quý I/2017. Biết rằng ông Thiệp là đối tượng cư trú và không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật; Cho biết thuế suất. Ghi chú: Khi xác định TNCT và TNTT bỏ qua BHBB

11. DẠNG BÀI THUẾ TNCN ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẾN LÀM VIỆC Ở VIỆT NAM
BÀI 33

Ông Kerry, là người Kenya đến Việt Nam và làm việc liên tục cho công ty Sumco Việt Nam từ ngày 12/03/2016 đến 31/10/2016
Trong quãng thời gian ở Việt Nam, ông Kerry được công ty Sumco trả các khoản thu nhập tại Việt Nam như sau:

– Tiền lương tháng 3 là 40 triệu; các tháng còn lại là 80 triệu
– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo mỗi tháng 10 trđ tính cho các tháng từ tháng 3 đến tháng 10/2016
– Trợ cấp chuyển vùng 1 lần khi về nước theo quy định của pháp luật : 20 trđ.
Trong thời gian này ông Kerry được công ty mẹ ở Kenya chi trả tiền thưởng
2.000 USD sau khi nộp thuế cho Kenya 400 USD

Yêu cầu:

Xác định thuế TNCN ông Kerry phải nộp trong năm tính thuế 2016. Biết rằng: Ông Kery không có người phụ thuộc được giảm trừ.
Ông Kerry tham gia bảo hiểm bắt buộc ở Keny. Số tiền bảo hiểm bắt buộc mà ông Kerry đã nộp ở Kenya trong thời gian làm việc ở Việt Nam là 3.000 USD ( có đủ chứng từ chứng minh)

Tỷ gí tính thuế 1USD=22.000 VNĐ.

BÀI 34

Ông Smith là người Mỹ đến làm việc ở Việt Nam theo hợp đồng lao động 3 năm với công ty ADB (ADB) bắt đầu từ ngày 1/12/2013. Ông Smith đã ly dị vợ và có hai đứa con, đứa lớn học THPT, đứa thứ hai học THCS. Trong năm 2015, tình hình thu nhập của ông Smith như sau:
• Tiền lương cả năm: 1.200 trđ. Theo hợp đồng lao động, toàn bộ thuế TNCN của ông Smith do công ty ADB chịu.
• Tiền học phí cả năm bậc THPT của đứa con thứ nhất học tại Mỹ do công ty ADB chi trả thay cho ông Smith là 6.000 USD.
• Tiền học phí cả năm bậc THCS của đứa con thứ hai học tại Việt Nam do ADB chi trả thay cho ông Smith là 4.000 USD.
• Ông Smith được ở nhà do ADB thuê. Số tiền thuê nhà theo giá đã bao gồm thuế GTGT mỗi tháng ADB phải trả là 40 triệu đồng.
• Tháng 8/2015, ông Smith cưới cô Lan là nhân viên của một công ty đối tác của ADB. ADB tặng quà cưới cho ông Smith 20 trđ. Sau khi cưới, ông Smith quyết định đưa vợ về Mỹ nghỉ phép năm 2015. Tiền vé máy bay khứ hồi để về phép của ông Smith do ADB chi trả là 2.000 USD.
Yêucầu: Xác định số thuế TNCN ông Smith phải nộp năm 2015. Biết rằng:
• Ông Smith tham gia bảo hiểm bắt buộc ở Mỹ. Trong thời gian ở Việt Nam, ông Smith vẫn chuyển tiền về nộp phí BHBB. Số phí BHBB đã nộp ở Mỹ năm 2015 là 5.000 USD;
• Ông Smith đã đăng ký và có đủ hồ sơ để giảm trừ gia cảnh cho 2 đứa con;
• Tỷ giá tính thuế: 1 USD = 21 .000 đồng Việt Nam;
• Cho biết công thức quy đổi thu nhập;
• Cho biết biểu thuế.

 

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Bài tập thuế và quản lý thuế nâng cao dành cho lớp ôn thi cpa 2017 những nguyên tắc chung

  1. Pingback: More hints

  2. Pingback: my latest blog post

  3. Pingback: walmart cornhole boards

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);