Final lý thuyết thuế vòng 2- phần 2- Dạng câu hỏi “liên kết các sắc thuế”

Final lý thuyết thuế vòng 2- phần 2- Dạng câu hỏi “dạng liên kết các sắc thuế”. Đây là đề cương tóm tắt thi thuế vòng 2 phần lý thuyết.  Đề cương do anh Hoàng Nguyễn soạn và chia sẻ tới mọi người.

Nội dung chính:

II. DẠNG LIÊN KẾT CÁC SẮC THUẾ

CÂU 1: Những khoản tiền nào doanh nghiệp chi trả hoặc thanh toán cho cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nhưng vẫn phải tính thuế TNCN? Năm 2012

– Từ tiền lương tiền công nhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Không tính thuế TNDN nhưng vẫn tính thuế TNCN.
– Tiền lương tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ CT TNHH MTV ( 1 cá nhân làm chủ).

– Thù lao cho các sáng lập viên, thành viên hội động thành viên, hội đồng quản trị mã những người này không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh.
– Tiền lương phải trả nhưng chưa trả (vượt mức dự phòng hoặc đến thời điểm xác định thuế TNDN nhưng chưa chi trả)
– Các khoản tiền thưởng/các  khoản có tính chất tiền lương tiền công nhưng không được quy định cụ thể tại hdld, quy chế tiền lương tiền công, quy chế quản lý tài chính…
– Chi trang phục vượt mức quy định

– Thưởng sang kiến mà không có hội đồng nghiệm thu hoặc không được cơ quan nhà nước công nhận ( bằng sáng chế)
– Lãi vay vượt mức khống chế mà DN trả cho người lao động vượt 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố
– Trả cổ tức cho cá nhân- người lao động.

– Các khoản chi phí, công tác phí vượt mức quy định

– Chi phí lưu trú vượt mức quy định (tối đa 1,5)

CÂU 2: Những khoản tiền nào doanh nghiệp chi trả hoặc thanh toán cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nhưng không phải tính thuế TNCN?

– Tiền lương tiền công trả tăng thêm vào các ngày nghỉ lễ, chủ nhật

– Các khoản phụ cấp độc hại, đặc thù nghề nghiệp, phụ cấp thu hút , phụ cấp khu vực.

– Khoản tiền ăn giữa ca theo quy định của bộ LĐTBXH.

– Tiền bồi thường bảo hiểm sức khoẻ

– Phụ cấp lưu trú trong mức quy định, khoản chi công tác phí hoặc điện thoại.

– Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam , người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài 1 năm 1 lần.

– Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài ở VN học tại VN, người VN lao động ở nước ngoài học ở NN theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông.
– Hỗ trợ hiếu hỉ tiền, bệnh hiểm nghèo nhưng không vượt quá mức quy định.

– Khoán chi công ty công tác phí, điện thoại trong mức quy định của doanh nghiệp.

– Tiền trang phục tốt đa 5trđ/người/năm.

– Tiền nhà trả thay vượt trên 15% thu nhập chịu thuế mà DN chi trả.

– Tiền bồi thường của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

CÂU 3: Những khoản thuế nào không được khấu trừ khi xác định thuế GTGT và cũng không được tính trừ khi tính thuế TNDN:

– Thuế GTGT đầu vào không phục vụ cho HĐ SXKD của doanh nghiệp.

– Thuế GTGT đầu vào không hợp pháp.

– Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 trđ trở lên ( bảo gồm cả thuế GTGT) không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Thuế GTGT đầu vào của HHDV bị tổn thất đã xác định được trách nhiệm bồi thường

hoặc đã được bảo hiểm bồi thường.

– Thuế GTGT đầu vào của của tàu bay, du thuyền không dùng cho kinh doanh vận chuyển du lịch, khách sạn.
– Thuế GTGT đầu vào của VTHH vượt định mức tiêu hao do DN tự quy định hoặc do cơ quản nhà nước có thẩm quyền quy định.
– Thuế GTGT đầu vào tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống không sử dụng cho hđ sxkd vận chuyển, du lịch, khách sạn, làm mẫu lái thử cho kinh doanh ô tô.
– Trường hợp được đền bù/bồi thường do bị thiệt hại/tổn thất khách quan như bão lụt/thiên tai thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và cũng không được khấu trừ khi tính thuế TNDN. 

CÂU 4: Nêu quy định về kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động gia công. 

Thuế TTĐB:

Đối với Hoạt động gia công: Thì bên nhận gia công và bên giao gia công đều phải kê khai thuế TTĐB.

Bên nhận gia công phải kê khai và nộp thay thuế TTĐB cho bên giao gia công khi xuất    trả hàng gia công.
– Thời điểm kê khai: Theo tháng đối với đơn vị sxkd, kê khai theo từng lần phát sinh đối với hàng mua để xuất khẩu sau đó không xuất khẩu được đem bán trong nước.
– Thời hạn nộp: Theo tháng là chậm nhất 20 ngày của tháng kế tiếp, và đối với từng lần phát sinh là chậm nhất 10 ngày kể tư ngày phát sinh bán.
– Bên đưa gia công: khi lập tờ khai nộp tại cơ quan quản lý thuế của đơn vị phải chuyển cho cả Cơ quan quản lý thuế của đơn vị đưa gia công.

Bên giao gia công phải kê khai và nộp thuế TTĐB khi tiêu thụ hàng hóa. Nếu có chênh lệch tăng về số lượng hay về giá so với số lượng và giá bên nhận gia công đã nộp thay thì nộp bổ sung phần chênh lệch, nếu thấp hơn thì hoàn thuế.
Thuế GTGT:

– Bên nhận gia công kê khai thuế GTGT đầu vào từ thu nhập của việc nhân gia công

– Bên giao gia công kê khai thuế GTGT đầu ra từ việc chi gia công

– Bên giao và nhận gia công đều kê khai thuế GTGT hàng tháng hoặc quý theo quy đinh của pháp luật.

CÂU 5: Trong nh ững trường hợp nào hàng hóa từ một doanh nghiệp sản xuất bán vào khu phi thuế quan (có đủ hồ sơ quy định) không chịu thuếTTĐB và được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

– Theo quy định về thuế TTĐB và thuế GTGT như sau

– Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi khi bán vào khu phi thuế quan thì phải áp dụng thuế GTGT như tiêu dùng nội địa
– Xe ô tô dưới 24 chỗ  ngồi khi bán vào khu phi thuế quan thì vẫn tính thuế TTĐB
– Như vậy tất cả các hh từ 1 doanh nghiệp sản xuất bán vào phu phi thuế qua đều không chịu thuế TTĐB và áp dụng thuế GTGT % ngoài trừ xe ô tô dưới 24 chỗ. 

CÂU 6: Nêu nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau đây: (1) Khuyến mại cho khách hàng; (2)Tiêu dùng nội bộư

Trả lời: 

(1) Khuyến mãi cho khách hàng
– Thuế GTGT:
   ▪ Nếu khuyến mãi theo đúng quy định pháp luật về thương mại thì tính thuế GTGT với giá tính thuế bằng không (0)
   ▪ Nếu khuyến mại không đúng quy định pháp luật thường mại thì giá tính thuế theo mặt hàng cùng loại hoặc tường đương.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Vẫn tính thuế như tiêu dùng bình thường, giá tính thuế theo mặt hàng cùng loại hoặc tường đương
(2)Tiêu dùng nội bộ
– Thuế GTGT:
   ▪ Nếu tiêu dùng phục vụ cho HĐ SXKD thì không phải kê khai tính nộp thuế.

   ▪ Nếu tiêu không phục vụ cho HĐ SXKD thì phải kê khai tính nộp thuế với giá tính thuế theo mặt hàng cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh.
– Thuế TTĐB: Đều phải tính thuế như hh tiêu thụ nội địa.Tính theo giá bán của hh cùng loại hoặc tương đương.

Câu 7: Hàng hóa bị tổn thất do nguyên nhân khách quan thì xử lý khấu trừ thuế GTGT và xác định chi phí được trừ tính thuế TNDN như thế nào?

– Nếu đã xác định được trách nhiệm bồi thường hoặc đã được bảo hiểm bồi thường thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được trừ vào chi phí tính thuế TNDN.
– Nếu có đầy đủ chứng từ hồ sở theo quy định của pháp luật nhưng chưa xác định trách nhiệm bồi thường thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được trừ vào chi phí tính thuế TNDN.
– Nếu không có đầy đủ chứng từ hồ sở theo quy định của pháp luật thì không được khấu trừ thuế GTGT và chi phí được trừ tính thuế TNDN.

Câu 8. Nêu căn cứ tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu? Tại sao lại có thuế nhập khẩu trong giá tính thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu?

Trong giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu bao gồm thuế nhập khẩu vì: Nhà nước muốn hạn chế nhập khẩu, bảo hộ hàng hóa trong nước, đảm bảo công bằng với hàng hóa trong nước

Câu 9. Qua nghiên cứu luật thuế TNDN, anh/chị hãy cho biết điều kiện xác định chi phí được trừ của doanh nghiệp? Tại sao lại quy định như vậy?

Các điều kiện xác định chi phí được trừ được quy định như vậy vì:
+ Thực hiện việc tính thuế phải nộp vào ngân sách là đầy đủ và hợp lệ, thực hiện theo nguyên tắc doanh thu phải có chi phí đầu vào tương ứng
+ Góp phần khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật
+ Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng, kiểm soát giao dịch thanh toán dễ dàng hơn, tránh các rủi ro về mua bán khống, giá trị không thực tế, các bên thông đồng với nhau lập hóa đơn giả
+ Thể hiện sự ưu tiên đối với những lĩnh vực ưu tiên chủ chốt, quan trọng của đất nước như quốc phòng, an ninh, giáo dục nghề nghiệp

Câu 10. Nêu căn cứ tính thuế giá trị gia tăng đói với hàng hóa tiêu dùng nội bộ? Giải thích vì sao quy định như vậy?

Quy định như vậy bởi vì 3 lý do sau đây:
– Thứ nhất, Thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Do đó hàng tiêu dùng nội bộ cũng thuộc khâu sản xuất do đó sẽ bị tính thuế giá trị gia tăng.
– Thứ hai, đảm bảo nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, đảm bảo nguồn thu của Nhà nước, để chắc chắn rằng DN sẽ phải kê khai khoản tiêu dung nội bộ tránh thất thoát nguồn thu ngân sách
– Thứ ba, Hàng hóa tiêu dùng nội bộ người bán và người mua đều chủ thể là doanh nghiệp nên không có căn cứ để xác minh cụ thể giá tính thuế là bao nhiêu; giữa người bán và người mua không có thỏa thuận trao đổi giá cả nên lấy giá giao dịch tương đương trên thị trường là giá khách quan nhất và phù hợp nhất

Câu 11. Ý nghĩa miễn, giảm, hoàn thuế:

– Nhằm xác định số thuế hợp lý, phù hợp với thực tế phát sinh của các đối tượng nộp thuế
– Chiếu cố hoàn cành cụ thể của đối tượng nộp thuế gặp khố khăn do nguyên nhân khách quan
– Đảm bảo công bằng hợp lý trong phân phối thu nhập
Câu 12 Mục tiêu quản lý sử dụng hóa đơn:
– Dưới góc độ Nhà nước: nhằm đảm bảo hoạt động điều phối, giám sát, kiểm tra của CQT và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các quan hệ phát sinh của các chủ thể liên quan trong quá trình tạo, lập, sử dụng hóa đơn
– Từ đây cơ quan thuế có thể xác định chính xác số thuế mà người nộp thuế phải nộp

Câu 12. Ý nghĩa xây dựng các thủ tục về thuế:

– Là những tiêu chuẩn về hoạt động và điều chỉnh hành vi của công dân và công chức ngành thuế cần thực hiện căn cứ quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của cơ quan thuế
– Đảm bảo các thể chế, luật pháp về thuế được dưa vào thực tế của đời sống xã hội
– Đảm bảo các chính sach, pháp luật thuế được thi hành thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thuế thông qua thủ tục thuế
– Là công cụ điều hành cần thiết của CQT
– Là sự biểu hiện trình độ văn hóa, mức độ văn minh của nền hành chính thuế

 

Series lý thuyết thuế vòng 2 final:

Phần 1 ở đây
Phần 2 ở đây
Phần 3 ở đây
Phần 4 ở đây
Phần 5 ở đây (vừa ổ sung thêm)

Series một số vấn đề lý thuyết cần nhớ ôn vòng 2 thuế

Phần 1 xem ở đây
phần 2 xem ở đây
 phần 3 xem ở đây
Phần 4 xem ở đây
Phần 5 xem ở đây
Phần 6 xem ở đây
Phần 7 xem ở đây

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);