Share chuyên đề 16-17 – ôn thi công chức thuế- bản Word đánh tay đẹp

Share chuyên đề 16-17 – ôn thi công chức thuế- bản Word đánh tay đẹp cùng link Google driver. Cùng với chuyên đề 18 và 19 lần trước. Bạn nào đã down ở bản lần trước rồi thì thôi nhé. Bản word giúp các bạn dễ chắt lọc những phần quan trọng để làm.

Share chuyên đề 16

A. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VIỆT NAM
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ chức nền kinh tế mà trong đó, sự vận hành của nó vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của bản thân hệ thống kinh tế thị trường, lại vừa bị chi phối bởi  những nguyên tắc và những quy luật phản ánh bản chất xã hội hoá-xã hội chủ nghĩa. Do đó, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa mang tính chất chung, phổ biến đó là “tính kinh tế thị trường” vừa mang tính đặc thù đó là “tính định huớng XHCN”.
1- Kinh tế thị trường:
1.1. Đặc trưng của kinh tế thị trường
a- Khái niệm kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó thị trường quyết định về sản xuất và phân phối.
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế, mà trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà sản xuất-kinh doanh tác động lẫn nhau thông qua thị trường để xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Trong nền kinh tế thị trường, thị trường quyết định phân phối tài nguyên cho nền sản xuất xã hội.
b- Đặc trưng của kinh tế thị trường.
– Một là, quá trình lưu thông những sản phẩm vật chất và phi vật chất từ sản xuất đến tiêu dùng phải được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua-bán.
Sở dĩ có sự luân chuyển vật chất trong nền kinh tế là do có sự phân công chuyên môn hoá trong việc sản xuất ra sản phẩm xã hội ngày càng cao, cho nên sản phẩm trước khi trở thành hữu ích trong đời sống xã hội cần được gia công qua nhiều khâu chuyển tiếp nhau. Bên cạnh đó, có những người, có những doanh nghiệp, có những ngành, những vùng sản xuất dư thừa sản phẩm này nhưng lại thiếu những sản phẩm khác, do đó giữa chúng cũng cần có sự trao đổi cho nhau.
Sự luân chuyển vật chất trong quá trình sản xuất có thể được thực hiện bằng nhiều cách: Luân chuyển nội bộ, luân chuyển qua mua-bán. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu để trao đổi thông qua thị trường.
– Hai là: Người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham gia trao đổi trên thị trường ở ba mặt sau đây:
+ Tự do lựa chọn nội dung sản xuất và trao đổi
+ Từ do chọn đối tác trao đổi
+ Tự do thoả thuận giá cả trao đổi
+ Tự do cạnh tranh
– Ba là: Hoạt động mua bán được thực hiện thường xuyên rộng khắp, trên cơ sở một kết cấu hạ tầng tối thiểu, đủ để việc mua-bán diễn ra được thuận lợi, an toàn với một hệ thống thị trường ngày càng đầy đủ.
– Bốn là: Các đối tác hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều theo đuổi lợi ích của mình. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế.
– Năm là: Tự do cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, có lợi cho cả người sản xuất và ngjười tiêu dùng.
– Sáu là: Sự vận động của các quy luật khách quan của thị trường dẫn dắt hành vi, thái độ ứng xử của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, nhờ đó hình thành một trật tự nhất định của thị trường từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng.
Một nền kinh tế có được những đặc trưng cơ bản trên đây được gọi là nền kinh tế thị trường. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất trong từng quốc gia và sự hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu đã tạo điều kiện và khả năng vô cùng to lớn để phát triển nền kinh tế thị trường đặt đến trình độ cao-kinh tế thị trường hiện đại.
Kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế có đầy đủ các đặc trưng của một nền kinh tế thị trường, đồng thời nó còn có các đặc trưng sau đây:

– Một là, có sự thống nhất mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị-xã hội.
– Hai là, có sự quản lý của Nhà nước, đặc trưng này mới hình thành ở các nền kinh tế thị trường trong vài thập kỷ gần đây, do nhu cầu không chỉ của Nhà nước-đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền, mà còn do nhu cầu của chính các thành viên, những người tham gia kinh tế thị trường.
– Ba là, có sự chi phối mạnh mẽ của phân công và hợp tác quốc tế, tạo ra một nền kinh tế thị trường mang tính quốc tế. vượt ra khỏi biên giới quốc gia động và mở, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên một chính thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận gắn bó hữu cơ với các bộ phận khác.
1.2. Các loại kinh tế thị trường:
Tuỳ theo cách tiếp cận, người ta có thể phân loại kinh tế thị trường theo các tiêu chí khác nhau:
– Theo trình độ phát triển, có:
+ Nền kinh tế hàng hoá giản đơn, kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp
+ Nền kinh tế thị trường hiện đại
– Theo hình thức hàng hóa, có:
+ Nền kinh tế thị trường với hàng hoá truyền thống: Thị trường lương thực, sắt thép, xăng dầu…
+ Nền kinh tế thị trường với hàng hoá hiện đại: Thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường công nghệ…
– Theo mức độ tự do, có:
+ Nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
+ Nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước
+ Nền kinh tế thị trường hỗn hợp: Kết hợp sự điều tiết của Nhà nước với điều tiết của “Bàn tay vô hình” là cơ chế thị trường
– Theo mức độ nhân văn, nhân đạo của nền kinh tế
+ Nền kinh tế thị trường thuần tuý kinh tế
+ Nền kinh tế thị trường xã hội

Link tải chuyên đề 16:

chuyende16

Share chuyên đề 17

I- TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

1. Bản chất của tài chính công
Dừa theo một số tiêu chí nhất định, hệ thống tài chính quốc dân được phân loại thành tài chính công và tài chính tư. Tài chính công là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam, do đó, ít nhiều còn chưa được thống nhất về quan niệm.
Nhiều quan niệm cho rằng thuật ngữ tài chính công được hiểu là sự hợp thành bởi ý nghĩa và phạm vi của hai thuật ngữ “tài chính” và “công”.
Về thuật ngữ tàichính: Theo quan niệm phổ biến, tài chính có biểu hiện bên ngoài là các hiện tượng thu, chi bằng tiền; có nội dung vất chất là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tề; có nội dung kinh tế bên trong là các quan hệ kinh tế-quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị (gọi tắt là quan hệ tài chính) nảy sinh trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ.
Về thuật ngữ công hay công công: xét về ý nghĩa, thuật ngữ công có thể hiểu trên các khía cạnh:
Về quan hệ sở hữu (đối với tài sản, các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ) là sở hữu công cộng; Về mục tiêu hoạt động: là vì lợi ích công cộng; Về chủ thể tiến hành hoạt động: là các chủ thể thuộc khu vực công; Về pháp luật điều chỉnh: là các luật công.
Những luận giải trên đây cho phép rút ra nhận xét các đặc trưng của tài chính công là:
Về mặt sở hữu: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính công thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là sở hữu nhà nước.
Về mặt mục đích: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính công được sử dụng vì lợi ích chung toàn xã hội, của toàn quốc và của cả cộng đồng.
Về mặt chủ thể: các hoạt động thu, chi bằng tiền trong tài chính công do chủ thể thuộc khu vực công tiến hành.
Về mặt pháp luật: các quan hệ tài chính chịu sự điều chỉnh bởi các “luật công”, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh- quyền uy. Các quan hệ tài chính công là quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với công việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ công mà một bên của quan hệ là chủ thể thuộc khu vực công.
Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra như là các hiện tượng thu, chi bằng tiền- sự vân động của nguồn tài chính- gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và sử dụng. Ví dụ như: Quỹ tiền tệ của hộ gia đình, quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp; quỹ tiền tệ của các tổ chức bảo hiểm tín dụng, các quỹ tiền tệ công.
Gắn với chủ thể là Nhà nước, các quỹ tiền tệ công được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực kinh tế và chính trị của Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước. Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ công chính là quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua hoạt động thu, chi bằng tiền của tài chính công. Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của tài chính công. Tuy vậy, cần nhận rõ rằng, quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền của nhà nước tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với chủ thể khác trong xã hội. Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình nhà nước tham gia phân phối và sử dụng những nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ công. Các quan hệ kinh tế đó chính là mặt bản chất bên trong của tài chính công, biểu hiện nội dung kinh tế xã hội của tài chính công
 

Link tải chuyên đề 17

chuyende17

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Share chuyên đề 16-17 – ôn thi công chức thuế- bản Word đánh tay đẹp

  1. Pingback: Codeless Test Automating Tools

  2. Pingback: Discover More

  3. Pingback: he said

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);