Những việc vặt không tên mà người làm kế toán – kiểm toán cần biết

Những việc vặt không tên mà người làm kế toán – kiểm toán cần biết. Xin giới thiếu các bạn bài viết rất tâm huyết của một người bạn chuyên làm đào tạo kế toán.  (Nick facebook cũ là Cù trọng xoay). Đây là những việc vặt, những kĩ năng mà kế toán cần biết khi đi làm. Và chắc chắn đấy là những việc không tên rồi
Những việc vặt không tên mà người làm kế toán – kiểm toán cần biết

Đây là những điều mà bất cứ nghề nào cũng có. Mỗi công việc có những góc khuẩn của nó và do đó bạn phải tự nhìn và tự học nó dù không qua đào tạo.

1 – Soạn thảo Hợp đồng lao động và các điều khoản quy định: Hợp đồng giữa NLĐ-Chủ DN (nội bộ); HĐLĐ phục vụ cho việc tham gia BHXH, Phục vụ cho việc hạch toán chi phí trên sổ sách kế toán
2 – Soạn thảo Hợp đồng mua hàng hóa, hợp đồng bán hàng hóa: Các điều khoản cần “vinasoi” trên hợp đồng với cương vị là Người mua, cương vị người bán
3 – Soạn thảo Hợp đồng mua, bán TCSĐ: Các điều khoản cần vinasoi
4 – Soạn thảo công văn: Lưu hành nội bộ; Gửi Cơ quan chức năng (Thuế, BHXH, Thống kê, Ngân hàng, Thanh tra,…); CV xác nhận công nợ; CV Gửi khách hàng; Gửi đối tác
5 – Lập các loại biên bản: Biên bản họp HĐTV (HĐQT); Biên bản xác nhận sự việc; Biên bản bàn giao hàng hóa, tài sản; Biên bản vi phạm hợp đồng, vi phạm nội quy công ty (nội bộ); BB đối chiếu công nợ…
6 – Soạn thảo các loại Quyết định: Quyết dịnh lưu hành nội bộ (QĐ xử phạt, QĐ ban hành nội quy thực hiện, QĐ sa thải, QĐ bổ nhiệm, QĐ khen thưởng, kỷ luật…); QĐ đính kèm các loại công văn gửi trình cơ quan chức năng;…
7 – Soạn thảo giấy ủy quyền
8 – Các loại thủ tục hồ sơ làm việc với ngân hàng: Thủ tục mở tài khoản, mua sec, thủ tục về Tiền gửi, tiền vay, thế chấp, bảo lãnh…
9 – …………………….
==> Các nội dung trên không có chuẩn mực nào quy đinh, ko có biểu mẫu nào cố định. Tất cả đều căn cứ vào tình hình thực tế tại mỗi đơn vị để thực hiện. Ko thể rập khuôn một cách máy móc các biểu mẫu công văn, biên bản, quyết định… từ các đơn vị khác để thay tên đổi họ mà áp dụng.

NÊN CÁC BẠN ĐỪNG ĐI XIN BIỂU MẪU, MÀ HÃY HIỂU BẢN CHẤT, NỘI DUNG TỪNG LOẠI THỦ TỤC GIẤY TỜ TRÊN ĐỂ THỰC HIỆN

1 – Thủ tục hồ sơ thuế: Đăng ký thuế ban đầu; Sửa đổi, bổ sung (theo các VBPL hiện hành)
2 – Thủ tục cho người lao động: BHXH tham gia lần đầu, điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm; Thủ tục đăng ký MST TNCN; Thủ tục giảm trừ gia cảnh (theo các VBPL hiện hành)
3 – Kê khai các loại thuế: Thuế GTGT, Thuế TNCN, Thuế TNDN, Báo cáo sử dụng hóa đơn (Theo các VBPL hiện hành)
4 – Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh: Do thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận ĐKKD (Tên DN, người đại diện, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, cổ đông,…)
5 – …………………
===> Các nội dung này có biểu mẫu, quy trình làm việc theo quy định của pháp luật tại các loại VBPL quy định hiện hành tại thời điểm thực hiện. Do vậy các bạn cần phải tìm hiểu VBPL để thực hiện nó
Ngoài những VIỆC VẶT KO TÊN trên thì Kế toán chúng ta vẫn phải làm tất cả mọi việc như 1 nhân viên kế toán đúng chuyên môn nhiệm vụ theo trình tự các nội dung, nghiệp vụ, chuẩn mực, chế độ, …. mà chúng ta đã được đào tạo. Cho nên, các bạn cần tập làm quen với 9+… đầu mục ở phần 1 và 4+… đầu mục ở phần 2 nói trên thì khi đi làm các bạn sẽ thấy tự tin trong công việc của mình hơn. Ko cảm thấy mình… ngu ngơ, ngây thơ và… hoang tưởng Biểu tượng cảm xúc tongue

P/s: Đối với các tập đoàn, cty có quy mô lớn có nhiều phòng ban thì có thể những phần việc này ko do KẾ TOÁN phụ trách

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);