Kinh nghiệm phỏng vấn chắc chắn- có hướng dẫn cụ thể từng bước một

Kinh nghiệm phỏng vấn chắc chắn- có hướng dẫn cụ thể từng bước một. Gửi tới các bạn một kinh nghiệm được đúc kết chính từ một bạn làm tuyển dụng rất có tâm huyết, trong tin có tuyển dụng. Với mỗi một bài chia sẻ thế này sẽ giúp các bạn rút ra được rất nhiều thành công trong cuộc sống và trên con đường đi làm, cố gắng dành chút thời gian đọc và chia sẻ nó nhé.

Kinh nghiệm phỏng vấn chắc chắn- có hướng dẫn cụ thể từng bước một
Kinh nghiệm phỏng vấn chắc chắn- có hướng dẫn cụ thể từng bước một

Qua đợt tuyển dụng này mình thấy một bộ phận lớn các bạn sinh viên mới ra trường còn đang bị thụ động và mắc rất nhiều lỗi không đáng mắc, đó là những lý do cơ bản đến mức không còn gì cơ bản hơn khiến các bạn cứ gửi Cv, cứ xin việc, cứ không có phản hồi và cứ thất nghiệp (chỉ là nhận xét của cá nhân mình thôi). Mình góp ý một số lỗi sau:

Về cách gửi Cv:

1. Thư phải có tiêu đề: Ghi rõ vị trí ứng tuyển
2. Nội dung thư cần có kính ngữ, trình bày ngắn gọn xúc tích:
Ví dụ như : Qua trang tuyển dụng trên….tôi được biết Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự bổ sung, xét thấy mình có đủ năng lực và tự tin để ứng tuyển tại vị trí công ty đang cần, tôi gửi thư này kèm Cv nêu rõ quá trình học tập và công tác của bản thân. Rất mong được Quý công ty xem xét và phản hồi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo cá nhân mình thì nội dung thư chỉ cần như vậy, mọi vấn đề khác nên trình bày trong Cv.
3. Đặc biệt không bao giờ được phép chuyển tiếp thư từ NTD này qua NTD khác, điều đó làm bạn bị trừ điểm ngay từ bước khởi đầu rồi.
4. Khi phản hồi thư NTD cũng nên có kính ngữ – tránh viết tắt, tránh dùng từ “Mình” – NTD thân thiện có thể xưng hô như vậy, nhưng mình là ứng viên thì không nên, vì còn chưa biết người đứng ở vị trí nhân sự là lớn tuổi hay nhỏ tuổi.
5. Sau khi trình bày nội dung xong cần kiểm tra lại toàn bộ thông tin cũng như lỗi chính tả và chắc chắn mình đã đính kèm file trong thư rồi hãy nhấn gửi
6. NTD yêu cầu nộp hồ sơ kèm Cv qua mail thì các bạn hãy nộp cả bộ hồ sơ theo định dạng file nén, còn không chỉ nên gửi Cv để tránh tình trạng NTD phải mất công tải file và tìm Cv (một ngày ngồi tải chừng 50 bộ hồ sơ như thế chắc phát khùng)

Về nội dung Cv:

Các bạn cần chú ý trình bày Cv đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng nêu được điểm mạnh yếu của mình trong công việc cũng như tính cách, và cuộc sống…các bạn chú ý, câu trả lời đừng quá máy móc hay sách vở, NTD cần sự chung thực.
Trong Cv các bạn nên trình bày trung thực, nếu có phần nào đó muốn nói dối để ghi điểm thì bạn phải chắc chắn những lời nói dối đó bạn làm được.
Trước khi dự tuyển các bạn nên tìm hiểu đôi chút về công ty xem công ty làm về lĩnh vực gì để làm bài test tốt hơn, và cũng tự tin hơn.
Khi gửi Cv cho bất kỳ NTD nào bạn nên note lại thông tin về địa chỉ công ty, người liên hệ, yêu cầu tuyển dụng để tránh nhầm lẫn.

Về ứng xử khi tới dự Pv: 

 
Trang phục gọn gàng, thân thiện, có thể trang điểm nhẹ chút, chuẩn bị đầy đủ những gì NTD yêu cầu.
Đến sớm hơn, hoặc đúng giờ hẹn phỏng vấn, nếu đến muộn cần thông báo và có lý do thích hợp để tránh bị điểm trừ trong tác phong
Khi pv NTD có yêu cầu làm bài test, bạn cần chuẩn bị kỹ càng, tự tin và nhớ một chi tiết nhỏ là mang theo cây bút nhé.
Sau khi làm bài test sẽ có vài câu hỏi để xem kỹ năng mềm bạn có tốt hay không. Cứ tự tin trả lời tất cả mọi vấn đề, và nếu có thắc mắc về NTD cũng cứ nêu câu hỏi.
Và điều nữa, các bạn nên tự tin vào khả năng của mình để đề cập mức lương cho tương xứng. Dù không cao nhưng ít nhất cũng đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của mình ở mức tiết kiệm nhất tại thời điểm hiện tại.
Xem thêm bài viết về trang phục chuẩn cho phỏng vấn ở đây
Đây là vài chia sẻ của mình sau đợt tuyển dụng dang dở vừa rồi, ai thấy hữu ích thì tham khảo, không hữu ích thì bỏ qua nhé.

Nguồn bài viết- Tổng hợp và biên soạn theo facebook Sen Cuối Mùa

Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, hiệu quả.

 

 

Mỗi công ty sẽ đều có chiến lược tuyển dụng khác nhau và nhu cầu tuyển dụng khác nhau. Dưới đây là những bước quan trọng và cần thiết để công ty của bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ tuyển dụng sai người dẫn đến những tổn thất không đáng có. Wonderland sẽ chia sẻ một số lưu ý trong kỹ năng đặt câu hỏi và quy trình phỏng vấn nhằm thu được tối đa thông tin của các ứng cử viên.

(Mỗi công ty đều có những chiếc lược cũng như nhu cầu tuyển dụng khác nhau tuy nhiên nếu có một kịch bản phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, hiệu quả bạn sẽ dễ dàng tìm được ứng viên sáng giá. Dưới đây là những bước quan trọng và cần thiết để công ty của bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ tuyển dụng sai người dẫn đến những tổn thất không đáng có. Wonderland sẽ chia sẻ một số lưu ý trong kỹ năng đặt câu hỏi và quy trình phỏng vấn nhằm thu được tối đa thông tin của các ứng cử viên.)

Hiểu rõ vị trí bạn đang tuyển dụng:

Trước khi có một kịch bản phỏng vấn tuyển dụng bạn cần hiểu rõ và nghiên cứu thật kỹ vị trí bạn đang tuyển dụng. Bạn hãy nghĩ về những người đã làm từng làm việc tại vị trí này trước đó như năng lực chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất của những người đó. Sau đó thì lên danh sách tất cả những yếu tố đó để đưa ra các yêu cầu cụ thể về vị trí đang tuyển dụng (nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt).

Khi bạn đã có danh sách những yêu cầu về vị trí đang tuyển dụng thì đưa nó cho những người có liên quan trong quá trình phỏng vấn để có những ý kiến thống nhất. Như vậy, trong buổi phỏng vấn, nhóm tuyển dụng sẽ phối hợp đưa ra những câu hỏi trọng tâm và ăn ý với nhau.

Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả:

 

 

  1. Bước đầu trong kịch bản phỏng vấn tuyển dụng: Đặt câu hỏi

Các câu hỏi chung được đưa ra nhằm mục đích làm rõ hơn các thông tin trên resume/CV của ứng cử viên tham dự phỏng vấn. Thêm vào đó thì bạn cũng có thể đưa ra những câu hỏi để hiểu lý do tại sao mà ứng viên muốn theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp hay vị trí đang ứng tuyển của công ty.

Bạn có thể đưa ra một số câu hỏi chung:

  • Bạn đã làm việc tại công ty A được bao lâu?
  • Vì sao bạn muốn trở thành…?
  • Vì sao bạn muốn làm việc tại công ty của chúng tôi?
  • Hãy nói những điều mà bạn biết về công ty của chúng tôi.

         Nhà tuyển dụng cũng nên tránh những câu hỏi liên quan đến các vấn đề cá nhân, riêng tư như chiều cao, cân nặng, tôn giáo, vùng miền,… vì các câu hỏi này có thể khiến cho ứng viên bị khó xử.

  1. Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng với câu hỏi liên quan đến hành vi:
  2. Đây cũng là một trong những phần ưu thích của các nhà tuyển dụng vì họ tin rằng những gì mà ứng cử viên đã thực hiện trong quá khứ sẽ là lời tiên đoán chính xác nhất những gì họ sẽ thực hiện trong tương lai.
  3. Bạn có thể đưa ra một số câu hỏi về hành vi:
  • Hãy kể lại một tình huống bạn dùng sự sáng tạo để giải quyết công việc.
  • Hãy kể về một khủng hoảng đã từng xảy ra trong quá trình làm việc và cách bạn đối mặt với chúng.
  • Hãy kể về dự án lớn nhất mà bạn đã từng tham gia và thực hiện.

Những câu hỏi liên quan đến hành vi không chỉ khai thác được những gì mà ứng cử viên đã thực hiện mà còn thể tìm hiểu rõ hơn tại sao họ lại làm những điều đó và thực hiện chúng như thế nào. Bên cạnh đó thì dựa trên những sự kiện thực tế, các nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu và dễ dàng kiểm tra lại các thông tin.

           Bổ sung kịch bản phỏng vấn tuyển dụng với những câu hỏi tình huống:

Nhiều nhà tuyển dụng đưa ra một số các câu hỏi giải quyết tình huống trong tương lai (câu hỏi giả định) cho ứng cử viên thay vì hỏi các sự kiện đã từng diễn ra để thấy được cách giải quyết và đối mặt với vấn đề của ứng viên

Bạn có thể đưa ra một số câu hỏi tình huống:

  • Bạn và đồng nghiệp B có những mâu thuẫn cá nhân nhưng lại phải làm chung một dự án. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?

Bạn sẽ hành động như thế nào khi biết phát hiện đồng nghiệp của mình đánh cắp tiền của công ty?

  1. Những câu hỏi gây áp lực:
  2. Mục đích chính khi đưa ra những câu hỏi này là dồn ứng viên vào trạng thái căng thẳng và xem xét phản ứng của họ trong những tình huống đó.
  3. Bạn có thể đưa ra một số câu hỏi gây áp lực:
  • Bạn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tại sao công ty chúng ta nên chọn bạn?
  • Lý do bạn thôi việc/ bị đuổi việc ở công ty cũ?

Cấu trúc của một kịch bản phỏng vấn tuyển dụng:

Theo các chuyên gia nhân sự, một buổi phỏng vấn có nhiều hơn 1 người phỏng vấn sẽ giúp cho công việc đánh giá được khách quan, công bằng hơn và giảm bớt đi những lựa chọn dựa trên cảm tính của một cá nhân.

Cấu trúc của buổi phỏng vấn:

  • Phần 1: Giới thiệu
  • Phần 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn
  • Phần 3: Tổng kết
  • Phần 4: Bổ sung thêm một bài kiểm tra (nếu cần)

Xây dựng hệ thống đánh giá:

Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng trên thực tế sẽ có nhiều phát sinh có thể do thiện cảm cá nhân của người phỏng vấn, do mẫu phỏng vấn không quá lớn,… Vì một vài lí do mà có thể người bạn tìm được chỉ là người giỏi nhất trong tất cả những ứng viên tham gia phỏng vấn chứ chưa phải là người thực sự đáp ứng được những yêu cầu cho vị trí đang tuyển dụng. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cần phải thiết lập và xây dựng một hệ thống đánh giá để giúp kết quả trở nên chính xác, khách quan hơn và cũng có thể duy trì được tính thống nhất.

Hiện nay, bảng đánh giá theo khung năng lực đang được sử dụng khá phổ biển bởi nó không chỉ hiệu quả mà còn đảm bảo tính quy chuẩn, bám rất sát vào yêu cầu. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng chỉ nên có sự so sánh giữa các ứng cử viên với nhau khi bắt đầu chốt số lượng tuyển dụng cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Kinh nghiệm phỏng vấn chắc chắn- có hướng dẫn cụ thể từng bước một

  1. Pingback: เพิ่มติดตาม

  2. Pingback: niches youtube

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);