Giảm bớt các ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam- Bài 2

Giảm bớt các ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam- Bài 2 .Hôm nay mới có thời gian tổng kết lại một số vấn đề đã nêu  trong hội thảo ngày 26/6/2014 do Cục Đầu tư nước ngoài tổ chức: ” Đánh giá tác động của chính sách ưu đãi đầu tư đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp”. Được nghe bác Lê Đăng Doanh nhận xét 3 ý kiến rất sâu sắc, mang tính chất gợi mở cho nội dung trên. Kết hợp với những nghiên cứu trước kia xin nêu một số điểm gợi mở cho hướng giảm bớt các ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam dưới góc độ thu hút đầu tư

Hai điểm rút ra quan trọng của báo cáo trên là về vấn đề ưu đãi tài chính, (bao gồm cả cải thiện thủ tục hành chính- tức là giảm bớt chi phí cho phần hành chính, chi phí rò rỉ..) và sự ổn định kinh tế và chính trị, chi phí lao động, thuế, khung pháp lý của nước sở tại và chất lượng của cơ sở hạ tầng.

 
Tài liệu về vấn đề này dựa trên cơ sở là khảo sát điều tra các câu hỏi với các doanh nghiệp  (của 1.426 công ty sản xuất . Trong số đó, 58,6% (836 công ty) là công ty sở hữu nước ngoài, 32,4% (462 công ty) là công ty tư nhân trong nước và 9% (128 công ty) là doanh nghiệp nhà nước. Các công ty có địa điềm chủ yếu tại 4 tỉnh thành chính là TP Hồ Chí Minh (390 công ty), Bình Dương (375 công ty), Đồng Nai (233 công ty), và Hà Nội (290 công ty). Các tỉnh khác gồm Vĩnh Phúc (23 công ty), Bắc Ninh (31 công ty ), Đà Nẵng (31 công ty ) và Bà Rịa-Vũng Tàu (33 công ty ).
 
 
Về quy mô công ty, 453 công ty được khảo sát sử dụng dưới 200 người lao động, và 299 công ty sử dụng giữa 200 và 300 người lao động, và 674 công ty sử dụng hơn 300 người lao động. Về tổng tài sản, hầu như 60% công ty được khảo sát có tổng tài sản hơn 4,7 triệu USD))
 
Mình không được nhìn phiếu khảo sát,  việc chọn doanh nghiệp để hỏi tuy là một hướng đi thiết thực, phù hợp và coi trọng nguyện vọng của doanh nghiệp, nhưng nó khó lòng có thể giải đáp được vấn đề mấu chốt: Làm sao để thu hút đầu tư.
 
Ưu đãi  đầu tư (investment incentives) có một mục đích là thu hút đầu tư, hiện nay ở chúng ta, việc chạy đua thu hút đầu tư đã dẫn đến một hình ảnh như kiểu ăn xin để được nhà đầu tư bỏ tiền vào, rồi vô số các vụ viện các nhà đầu tư dỏm nhảy vào, hào nhoáng rồi chuồn, tập đoàn Eminence (Mỹ) dự định đầu tư Vào Khu kinh tế Nghi Sơn Thanh Hoá dự án thép 30 triệu tấn/năm,  bài học mới đây nhất là dự án xây dựng tổ hợp lọc dầu 27 tỷ USD…. toàn dự án vẽ..
 
Và cách đây vài ngày, chỉ 1 công ty Formula đòi lập đặc khu kinh tế Vũng Áng? Đọc mà thấy tối mắt, vậy những quy hoạch tổng thể của Việt Nam nó vứt đi đâu? Mình chưa đọc văn bản nào nói về thẩm quyền đề xuất và thành lập đặc khu, nó chưa nghiên cứu, chưa khảo sát, chưa đối chiếu mà đòi lập- nó coi người Việt ra sao?
 
 
Ưu đãi đầu tư phải đi đôi với quyền công bằng với doanh nghiệp trong nước, miếng đất ngon, chỗ tốt ông nhường doanh nghiệp nước ngoài, không chơi kiểu đấu thầu, doanh nghiệp trong nước không có chỗ tốt- thế làm sao có thể tự cường được?
 
Thứ hai, đánh giá thời gian khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam bị coi là làm ăn kém và phá sản nhiều so với doanh nghiệp nước ngoài. Đấy là một sai lầm vô cùng lớn, tại thời điểm đó- 2011, doanh nghiệp Việt chịu một lãi suất vô cùng lớn từ 19 đến 22 % trên năm, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có nguồn vốn từ bên ngoài không bị tác động bởi lãi suất đó thì so sánh sự hiệu quả là khập khiễng. Do đó không được đánh giá thấp và coi thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. 
 
Như vậy để giảm ảnh hưởng của TQ tới Việt Nam- cần ưu đãi công bằng với doanh nghiệp Việt. Đấy là một trong những cơ sở để có thể tự cường bằng nội lực. Hãy thu hút đầu tư từ chính chất xám và khả năng của doanh nghiệp trong nước.
 
 
 

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Giảm bớt các ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam- Bài 2

  1. Pingback: om turkey tail mushroom capsules

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);