Final lý thuyết thuế vòng 2- phần 3- Dạng câu hỏi so sánh

Final lý thuyết thuế vòng 2- phần 3- Dạng câu hỏi so sánh . Đây là đề cương tóm tắt thi thuế vòng 2 phần lý thuyết.  Đề cương do anh Hoàng Nguyễn soạn và chia sẻ tới mọi người.

File lý thuyết thuế so sánh và tự luận – ôn thi công chức thuế. File này mình từng up lên 1 lần rồi. Phục vụ ôn thi công chức thuế 2020

CÂU HỎI SO SÁNH

Câu 1: Chỉ ra điểm khác biệt giữa phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp

Chỉ tiêu

Phương pháp khấu trừ

Phương pháp trực tiếp

1.  Đối tượng áp dụng

– Cơ sở kinh doanh  đang  hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp

–          Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp  khấu trừ thuế trừ hộ cá nhân kinh doanh, bao gồm:

a)     Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ.

b)   Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

c)     Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hoá đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hoá đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn); tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo quy định

–  Hộ, cá nhân kinh doanh;

–     Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

–      Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng  ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

 

 

kinh  doanh  tại  Việt  Nam  theo  hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ

 

2.  Công thức tính

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

1.     Trực tiếp trên GTGT:

Đối với mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó

2.     Trực tiếp trên doanh thu: Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ %

*  Doanh thu Trong đó:

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

–   Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

–   Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

–   Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

–      Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

3. Ấn định thuế

3.Hóa đơn

Hoá đơn GTGT

Hóa đơn bán hàng

4.Khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

5.Giá                tính thuế

Là giá chưa có thuế GTGT trừ một số trường hợp đặt biệt như tem, vé,…

Là giá đã có thuế GTGT

6.Cách áp dụng thuế suất 0% (tính thuế

Áp dụng thuế suất 0%

Không tính thuế

 

đối với hh, dv xuất khẩu)

 

 

 

 

Câu 2: Phân biệt trường hợp áp dụng thuế suất 0%  với thuộc diện không chịu thuế GTGT

 

Thuế suất 0%

Không chịu thuế

1.Khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Được khấu trừ VAT đầu vào nếu đáp ứng đủ điều kiện

Không được khấu trừ VAT đầu vào trừ trường hợp đặc biệt

2.Tính thuế

Phải tính thuế Vat đầu ra với thuế suất bằng 0

Không phải tính thuế GTGT đầu ra

3.Bản chất/ lý do/đạo lý

Để thực hiện nguyên tắc tính thuế theo điểm đến( thông qua thuế suất 0% hoàn thuế lại cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu)

Miễn thuế cho đối tượng sử dụng hàng hóa dịch vụ đó

 

 

Thuế suất 0%

Không phải kê khai, tính nộp thuế

2.Tính thuế

Phải tính thuế Vat đầu ra với thuế suất bằng 0

Không phải tính thuế GTGT đầu ra

3.Bản chất/ lý do/đạo lý

Để thực hiện nguyên tắc tính thuế theo điểm đến( thông qua thuế suất 0% hoàn thuế lại cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu)

+ Không có hàng hóa, dịch vụ đối ứng ( như các khoản thu hộ, tiền thưởng, tiền bồi thường)

+ Không có bản chất của một giao dịch bán hàng (nhận biếu, tặng)

+ Người bán hàng không phải là người nộp thuế

+ Ngăn ngừa gian lận

 

 

 

 

Câu 4: Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế đối với thuế TNDN

Để phân biệt, trước tiên ta cần xem xét công thức tính thuế TNDN

Thuế TNDN phải nộp = (TNTT – Khoản trích lập quỹ PT KH&CN)* Thuế suất TNTT= TNCT-(TN miễn thuế+ các khoản lỗ được kết chuyển)

 

TNCT = Doanh thu – Chi phí được trừ+ TN khác

Từ công thức trên ta thấy, thu nhập tính thuế là một phần của thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi thu nhập miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

TNCT luôn >= TNTT

Nếu không có thu nhập miễn thuế và các khoản lỗ kết chuyển thì TNTT=TNCT

 

Câu 5: Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế đối với thuế TNCN

Để phân biệt, a xem xét công thức tính thuế TNCN

Việc xác định thu nhập tính thuế TNCN có thể khác nhau phụ thuộc vào các nhân cư trú hay không cư trú và phụ thuộc vào từng loại thu nhập.

  • Đối với thu nhập từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú: TNTT=TNCT- BHBB- GTGC-Các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện Từ công thức trên, ta thấy:

+ Thu nhập tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, kinh doanh là một phần của thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, kinh doanh sau khi trừ đi các khoản được giảm trừ theo quy định

+ TNCT từ tiền lương, tiền công+ KD luôn luôn lớn hơn TNTT

  • Đối với các loại thu nhập còn lại của cá nhân cư trú ngoài thu nhập từ tiền lương tiền công ( TN từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS, nhượng quyền thương mại, bản quyền, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng) và thu nhập cảu các nhân không cư trú thì TNTT= TNCT

Câu 6: Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN có luôn bằng nhau không, vì sao?

Doanh thu tính thuế GTGT và Doanh thu tính thuế TNDN có thể khác nhau vì:

  • Tồn tại nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT (25 nhóm), những hàng hóa này vẫn chịu thuế TNDN

 

Ví dụ: Thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán,…

  • Do quy định cụ thể về cách xác định thuế GTGT trong trường hợp đặc thù

Ví Dụ: Cho thuê tài sản thu tiền trước nhiều năm . Khi tính thuế GTGT Doanh thu tính thuế = Toàn bộ số tiền thuê trả trước cho nhiều năm

Nhưng doanh thu tính thuế TNDN lại có thể chọn 1 trong 2 cách: Doanh thu tính toàn bộ cho số tiền thuê trả trước hoặc phân bổ cho số năm trả trước. Trường hợp đơn vị phân bổ cho số năm trả trước thì TNTT GTGT khác TNTT TNDN

 

  • Do quy định thuế TNDN hạch toán vào thu nhập khác

 

–     Do tồn tại một số trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT nhưng vẫn phải nộ thuế TNDN

VD: DT từ nông sản sơ chế do DN, HTX nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán cho DN, HTX khác cũng nộp thuế theo PP khấu trừ ở khâu kinh doanh thương mại

Câu 7: Cách xác định nghĩa vụ thuế giữa cá nhân cư trú và không cư trú và không cư trú có điểm gì khác nhau?

Chỉ tiêu

Nghĩa vụ thuế của cá nhân cư trú

Nghĩa vụ thuế của nhân không cư trú

1.Phạm    vi                xác định TNCT

Tính thuế trên toàn cầu ( cả phát sinh ở VN và ngoài VN)

Tính thuế với phần TN phát sinh tại Việt Nam

2.Kỳ tính thuế

Năm dương lịch hoặc tròn 12 tháng kể từ ngày đầu tiên đến VN đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú

Theo lần phát sinh tại VN

3.Nghĩa vụ kê khai, quyết toán thuế

Phải kê khai quyết toán thuế theo năm trong một số trường hợp

Không  phải  kê  khai,  quyết  toán thuế theo năm

4.Các khoản giảm trừ đối với TN từ tiền lương, tiền công và KD

Giảm trừ đóng BH bắt buộc & BH tự nguyện, giảm trừ gia cảng và giảm trừ đóng góp nhân đạo, từ thiện

KHông được giảm trừ

5.Thuế suất thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

AD biểu thuế luỹ tiến từng phần với 7 mức thuế suất thừ 5% đến 35%

Áp dụng 1 mức thuế suất lũy tiến toàn phần

TN từ tiền lương: 20%

TN từ kinh doanh: 1% với hàng hóa, 5% với dịch vụ, 2% sx và các ngành nghề còn lại

6.Xác định TNTT

TNTT  =TNCT-  BHBB-GTGC-Đóng

góp nhân đạo, từ thiện

TNTT=TNCT

7.Phương pháp kê khai

Kết hợp giữa khấu trừ tại nguồn với kê khai trực tiếp

Khấu trừ tại nguồn

 

 

Câu 8: Cách xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân cư trú có gì khác biệt

 

Nghĩa vụ thuế từ tiền lương

Nghĩa vụ thuế từ trúng thưởng

1.Xác định TNTT

TNTT= TNCT – các khoản giảm trừ

TNTT=TT chịu thuế là phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng tính trên từng lần phát sinh

 

2.Kỳ tính thuế

Theo năm dương lịch

Theo từng lần phát sinh

3.NV kê khai

Phải  kê  khai,  quyết  toán  thuế  theo năm trong 1 số trường hợp

Không  phải  kê  khai,  quyết  toán thuế

 

 

 

4.Phương pháp kê khai, nộp thuế

Kết hợp giữa khấu trừ tại nguồn và tự kê khai

Khấu trừ tại nguồn

5. Thuế suất

Áp dụng biểu thuế lũy tiền từng phần với 7 mức thuế suất từ 5% đến 35%

Áp dụng 1 mức thuế suất toàn phần

%

Note:

  • Quà tặng: có trừ 10 triệu nhưng tự kê khai
  • BĐS không trừ 10 triệu mà tách 2 TH

 

Câu hỏi trình bày + suy luận

Câu 1: Trình bày đổi tượng áp dụng thuế suất 0%. Ý nghĩa của áp dụng thuế suất 0%

Theo Điều 8. Thuế suất

1.1 Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:

  1. Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
  2. Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
  3. Dịch vụ cấp tín dụng;
  4. Chuyển nhượng vốn;

đ) Dịch vụ tài chính phái sinh;

  1. Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
  2. g) Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Ý nghĩa: Thuế suất 0% để thực hiện hoàn thuế VATcho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu làm cho giá hàng hóa dịch vụ xuất khẩu không còn VAT, để nhường quyền đánh thuế cho nước nhập khẩu Thông qua đó thực hiện nguyên tắc đánh thuế theo điểm đến.

Hệ quả: Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thông qua thuế suất 0% thực hiện hoàn thuế cho hàng hóa dịch vụ xuất khẩu từ đó giảm giá thành hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, tạo điểu kiện thúc đẩy khả năng cạnh tranh về giá cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

1 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh trong nước phát triển thông qua phát triển ngành trực tiếp xuất khẩu và ngành sản xuất phụ trợ.

Câu 2: Trình bày các trường hợp hoàn thuế GTGT. Ý nghĩa của hoàn thuế GTGT

Điều 13. Các trường hợp hoàn thuế2

  1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.(Đã bỏ)

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

  1. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.
  2. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hế
  3. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cả
  4. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau:
  5. Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;
  6. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
  7. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

2 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

 

  1. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ý nghĩa: Nhà nước trả lại cho người nộp thuế số thuế mà người nộp thuế đã ứng ra mua thay cho người tiêu dung nhưng chưa thu lại được hoặc không thu lại được ở khâu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ

Th ODA, miễn trừ ngoại giao, viễn trợ nhân đạo: NN miễn thuế VAT cho một số đối tương hàng hóa dịch vụ nhất định để thực hiện các chính sách ưu đãi về xã hội

TH không phải kê khai tính nộp thuế: Góp phần khuyến khích xuất khẩu TH hoàn thế cho dự án đầu tư: khuyến khích đầu tư, kinh doanh

Góp phần tháo gỡ khó khăn vầ vốn cho doanh nghiệp, thúc đẩy SXKD Để thực hiện thông lệ quốc tế (ODA, miễn trừ ngoại giao)

Khuyến khích khách du lịch mua hàng hóa tại VIệt nam

Câu 3: Trình bày tóm tắt phương pháp trực tiếp trên GTGT. Phân tích ưu, nhược điểm của phương pháp này

Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng3

  1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

  1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
  2. Đối tượng áp dụng:
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
  • Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy

 

3 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

  1. Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
  1. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường

Ưu điểm: tính toán đơn giản. Trong một số trường hợp, giúp ngăn chặn có hiệu quả hành vi gian lận thuế

Nhược điểm: Giá trị gia tăng xác định không chính xác

Không khuyến khích thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ

 

 

Câu 4: Trình bày tóm tắt phương pháp khấu trừ GTGT. Phân tích ưu, nhược điểm của phương pháp này

Điều 10. Phương pháp khấu trừ thuế4

  1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
  2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
  3. Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này;

  1. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
  2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
  3. Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng

 

4 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

 

trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;

  1. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh

Ưu điểm: Xác định chính xác GTGT

+ Tạo ra một cơ chế kiểm soát tự động giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh , góp phần ngăn ngừa các hành vi trốn thuế ( lý do: muốn khấu trừ thuế phải có hóa đơn hợp pháp, người bán khi xuất hóa đơn phải kê khai, tính nộp thuế)

+ Khuyến khích thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ

Nhược điểm: Quản lý kiểm soát sau. Nếu công tác quản lý của cơ quan thuế không tốt thì có thể dẫn đến khả năng gian lận lớn về khấu trừ, hoàn thuế GTGT ( có hóa đơn thì được khấu trừ) do gian lận về hóa đơn

+ Tính toán phức tạp, đòi hỏi cao trình độ quản lý của cơ quan thuế

Câu 5: Thế nào là giảm trừ gia cảnh. Nêu khái quát quy định về giảm trừ gia cảnh theo luật. Giải thích ý nghĩa

 

Điều 19. Giảm trừ gia cảnh

 

 

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu

nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia

cảnh gồm hai phần sau đây:

 

     

 

 

1.[6]

  1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
  2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

 

  1. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

 

  1. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

 

  1. Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
  1. Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡ

 

Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.

 

Ý NGHĨA:

  • Nhà nước không đánh thuế vào phần thu nhập tối thiểu trung bình xã hội dung để tái tạo sức lao động của người nộp thuế
  • Đảm bảo công bằng trong đánh thuế TNCN, cả công bằng ngang và công bằng dọc

+ Công bằng theo chiều ngang: Cùng hoàn cảnh như nhau có cùng mức giảm trừ như nhau

+ Công bằng theo chiều dọc: những người có khả năng trả thuế cao hơn thì phải trả nhiều thuế hơn ( thể hiện ở người độc than và người nuôi con)

Việc giảm trừ cho người phục thuộc và số lượng người phụ thuộc mà người nộp thuế phải nuôi dững sẽ phản ánh chính xác khả năng trả thuế của người nộp thuế

 

Câu 6: Nêu cách thức ưu đãi thuế TNDN. Nêu ý nghĩa của việc miễn thuế TNDN

  • Thu nhập miễn thuế: có 1 số khoản thu nhập được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế TNDN vì mục đích hoàn lại số thuế đã nộp, thực hiện mục tiêu quốc gia
  • Miễn giảm thuế có thời hạn
  • Áp dụng mức thuế suất ưu đãi: ưu đãi có thời hạn, ưu đãi suốt thời gian nộp thuế

Ý nghĩa: thực hiện mục tiêu quốc gia như phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế vùng có điều kiện khó khăn

(còn nữa cơ nhưng t không nhớ mà tài liệu thì trên công ty mất rồi)

 
Series lý thuyết thuế vòng 2 final:
Phần 1 ở đây
Phần 2 ở đây
Phần 3 ở đây
Phần 4 ở đây
Phần 5 ở đây (vừa ổ sung thêm)

Series một số vấn đề lý thuyết cần nhớ ôn vòng 2 thuế

Phần 1 xem ở đây
phần 2 xem ở đây
 phần 3 xem ở đây
Phần 4 xem ở đây
Phần 5 xem ở đây
Phần 6 xem ở đây
Phần 7 xem ở đây

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Final lý thuyết thuế vòng 2- phần 3- Dạng câu hỏi so sánh

  1. Pingback: ซื้อหวยออนไลน์

  2. Pingback: Bassetti Bettwäsche Angebote bestelllen

  3. Pingback: ติดเน็ตบ้าน เอไอเอส

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);