Cách giới thiệu bản thân trong các phút đầu cuộc phỏng vấn

 
Cách giới thiệu bản thân trong các phút đầu cuộc phỏng vấn .3 phút giới thiệu bản thân, Vị dụ về giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, Tự giới thiệu bản thân, 1 phút giới thiệu bản thân, Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường, Lời giới thiệu bản thân trong các cuộc thi, Vị dụ giới thiệu bản thân, Lời mở đầu khi phỏng vấn Những phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn là thời điểm mà bạn vừa chủ động nói những gì mình muốn và cũng là lúc mà bạn gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với nhà tuyển dụng. Quyết định phần lớn đến cuộc phỏng vấn của bạn có thành công hay không (nó đôi khi cũng giống như một trailer video phim vậy). Bài viết này sẽ giúp bạn những key chính giúp bạn thành công trong những phút đầu của cuộc phỏng vấn.
Cách giới thiệu bản thân trong các phút đầu cuộc phỏng vấn
Cách giới thiệu bản thân trong các phút đầu cuộc phỏng vấn

Tự giới thiệu bản thân

Cuộc phỏng vấn thành công thường được quyết định bởi yếu tố quan trọng nhất của người tuyển dụng với bạn là thiện cảm. Thiện cảm này vừa giống như một sự may mắn có yếu tố chuyên nghiệp bên trong. Bạn có thể gặp một người tuyển dụng khó tính hoặc dễ tính, hoặc thường trong những công ty lớn bạn có thể hợp người tuyển dụng vòng đầu, được đánh giá cao nhưng lại bị nhà tuyển dụng vòng sau không ưa cho nock-out từ cái nhìn đầu tiên. 
Phỏng vấn thường là thế, yếu tố may mắn luôn chiếm rất nhiều trong cuộc phỏng vấn. Đó cũng là cơ duyên trong đời. Nhưng để nắm chắc những cơ hội, bạn cần sự chuyên nghiệp mà cách giới thiệu bạn thân trong những phút cầu của cuộc phỏng vấn là điều vô cùng quan trọng.
 
-Đầu tiên bạn cần có một style ăn mặc popular nhất có thể, phổ biến và dễ nhìn. Quan trọng nhất là gọn gàng sạch sẽ, không quá sặc sỡ. Điều này là cách giới thiệu bản thân vô hình trong lúc đầu cuộc phỏng vấn tốt nhất.
-Tiếp theo khi vào nói chuyện nhà tuyển dụng đơn giản nhất sẽ chào hỏi và thường 90% sẽ hỏi bạn giới thiệu về bản thân. Bạn không cần nói quá dài dòng, nhưng các bước giới thiệu thường  sẽ theo một logic hợp lý , có trình tự và được đánh giá cao như sau (luôn cảm ơn nhà tuyển dụng trước những câu hỏi đầu tiên):
  1. Họ tên đầy đủ,
  2. Năm sinh,
  3. Đã tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì
  4. Có kinh nghiệm gì, đã làm việc gì hoặc đã tham gia các hoạt động gì lớn (nếu có);
  5. Sở trường là gì
  6. Mong muốn gì? hoặc bạn đã biết gì về công ty để có mong muốn thật sự trong cuộc phỏng vấn này.
  7. Cảm ơn – nhắc lại lời cảm ơn.

Hai yếu tố quyết định là ngữ điệu tự tin và thái độ cầu thị. Tôn trọng người khác qua những ngữ điệu tự tin, cử chỉ lịch sự. Không cười quá vô duyên kiểu cười phớ lớ, nó giống như Jackma đã dạy về bán hàng vậy: người lạ cần lịch sự, người quen cần nhiệt tình. Lời nói tự tin là lời nói mà sự khẳng định chắc chắn luôn luôn đặt ra hàng đầu dựa trên những chuyên môn và kĩ năng cũng như thành tích bạn có. Đơn giản như: em thành thạo về word, excel thì nó khá bao la nhưng những kĩ năng cho kế toán em thành thạo và có 2 năm kinh nghiệm sử dụng trong công việc trợ lý kiểm toán .v.v. 

 
Thái độ cầu thị là biểu hiện luôn hướng tới sự học hỏi, đơn giản nhất là lắng nghe chăm chú và khẽ gật đầu đồng tình, ánh mắt nhìn thẳng trực quan vào người phỏng vấn với độ tươi cười nhất định.
 
Một trong những yếu tố quyết định chính đến khả năng chủ động , thái độ, sự tự tin của bạn trong cuộc phỏng vấn chính là tinh thần. Để có một tinh thần tốt bạn cần phải nhớ những nguyên tắc sau:
– Ăn mặc chuẩn.
– Không cố đặt ra mình phải nói thế này thế kia, tức là không dập khuôn.
– Nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng với ánh mắt hợp lý, tôn trọng ngay từ đầu. 
– Luôn bắt tay và chào từ lần đầu tiên gặp mặt,
-Tránh những rắc rối không đáng có lúc vào công ty như giao tiếp với người này người kia trong công đi, đi đứng tại sảnh, tư thế ngồi chờ .v.v.
 
 
Cuối cùng, chúc các bạn có được một công việc tốt, nhớ download những mẫu Cv đẹp  và chuẩn nhất và cách viết CV để có cơ hội đến được những công ty tốt phỏng vấn nhé!

Bước 1: Những dự định và chuẩn bị bài cho cách giới thiệu bản thân ấn tượng

Để có cách giới thiệu bản thân ấn tượng, bạn phải dự trù trước những thông tin nào mà mình phải sử dụng để tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩa trong đầu những câu hỏi sau:

  • Mình cần phải nói những gì?
  • Mình cần nói như thế nào?
  • Người khác đã nói như thế nào?

Tự trả lời trong đầu và vẽ nên khung cảnh ấy để tạo động lực và chuẩn bị cho bước tiếp theo vì đấy chỉ là tưởng tượng từ một phía, chưa phản ánh được điều gì, quan

trọng là cách bạn biến suy nghĩa đó trở nên khả dụng bằng cách thực hiện tiếp những bước phía sau.

Bước 2: Chuẩn bị bài giới thiệu

Sau khi dự định những gì mình sẽ làm, tiếp theo hãy đưa những ý tưởng ra khỏi suy nghĩa của bạn. Viết là một cách khả dụng trong trường hợp này, với 3 câu hỏi trên bạn hãy viết câu trả lời của mình vào giấy, đó sẽ là những thông tin bạn mà bạn sẽ sử dụng để giới tượng bản thân ấn tượng trong vài phút ít ỏi ban đầu cuộc giao tiếp. 

Càng cô đọng và chọn lọc thông tin thì càng dễ giúp bạn để lại dấu ấn trong lòng người đối diện.

– Với câu hỏi thứ nhất,

đó là những thông tin cá nhân không thể thiếu như tên, tuổi, sở thích,… và tùy trường hợp cụ thể mà sẽ thêm những câu trả lời khác.

– Với câu hỏi thứ hai,

hãy nêu lên những hình thức mà dự định dùng để giới thiệu bản thân ấn tượng, đó phải là những hình thức mà bạn có thể thực hiện ngay trong khả năng của mình như cách giới thiệu bình thường và sự đặc biệt trong sự bình thường ấy.

– Với câu hỏi thứ ba,

bạn có thể tham khảo những cách giới thiệu của người khác, hãy ghi lại những điều khiến bạn tâm đắc từ họ và lưu ý, hãy chỉ lựa chọn vừa đủ và đừng copy hoàn toàn của người khác mà chỉ chọn lọc từ đó những điều đáng học hỏi nhất vì nếu không việc giới thiệu bản thân của bạn không còn ấn tượng nữa vì nó chỉ là bắt chước của người khác.

Một vài lưu ý khác, những thông tin được lựa chọn để sử dụng giới thiệu bản thân phải được chọn lọc thật ngắn gọn vì một buổi nói chuyện thành công là phải ngắn gọn cô đọng mà vẫn lưu lại ấn tượng sâu trong lòng người đối diện, để cho dù lần sau gặp lại dù không gọi được tên thì họ vẫn nêu được một đặc điểm nào đó của bạn.

Bước 3: Thực hành cách giới thiệu bản thân

Sau khi đã xác định những thông tin chi tiết mà bạn sẽ sử dụng để giới thiệu bản thân ấn tượng thì bước tiếp theo bạn cần làm là thực hành những gì mình đã viết. 

Hãy xác định hình thức thể hiện mà mình hài lòng nhất, tiến hành luyện tập trước gương, điều chỉnh lại những ngôn ngữ hình thể chưa phù hợp.

 

Đó là ánh mắt phải tự tin, không e dè, không sợ hãi, sử dụng ngôn từ phải phù hợp, nhấn giọng đúng chỗ và quan trọng nhất phải lưu loát, không vấp hay dài dòng. 

Với hình thức trình bày, bạn có thể trình bày đơn giản như đứng giới thiệu thật tự tin cũng có thể khiến người khác ấn tượng với bản thân, nếu bạn sử dụng một hình thức phức tạp khác thì sau khi tham khảo với người khác, bạn tự tạo ra điểm riêng của mình.

Ví dụ những hình thức giới thiệu bản thân ấn tượng thường thấy như hát, vè, làm thơ,… thì bạn có thể tự sáng tạo cho mình dựa trên những bản nhạc có sẵn, vè trên vần quen thuộc nhưng đổi lời, làm thơ tự do,…

Bước 4: Kiểm chứng cách giới thiệu bản thân

Để hoàn thiện cách giới thiệu bản thân ấn tượng thì chỉ bằng việc luyện tập trước gương thì không thể hoàn hảo được.

Chỉ khi ứng dụng vào thực tế và ma sát với những trường hợp giao tiếp khác nhau lúc đó bản thân bạn sẽ tự tích lũy kinh nghiệm cho mình, từ đó dù trong bất kì lúc nào nào bạn vẫn có thể tự tin mà giới thiệu bản thân thật ấn tượng trong mắt người khác.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Cách giới thiệu bản thân trong các phút đầu cuộc phỏng vấn

  1. Pingback: หวยฮานอย

  2. Pingback: ข่าวบอล

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);