Hướng dẫn chuẩn bị ôn thi và bí kíp rất độc, chuẩn luyện thi kiểm toán viên (BIG4)

Hướng dẫn chuẩn bị ôn thi và bí kíp rất độc, chuẩn luyện thi kiểm toán viên (BIG4). Gửi tới các bạn hướng dẫn thi vào Big4 được chia sẻ nhiều trên trang của học viện tài chính và kinh nghiệm luyện thi mùa thi dành tới các bạn. Big4 là cách gọi quen thuộc của 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới về quy mô và doanh thu, bao gồm:
Hướng dẫn chuẩn bị ôn thi và bí kíp rất độc, chuẩn luyện thi kiểm toán viên (BIG4)
Hướng dẫn chuẩn bị ôn thi và bí kíp rất độc, chuẩn luyện thi kiểm toán viên (BIG4)

Cơ hội làm Việc tại đây vô cùng tốt. Hấp dẫn rất nhiều bạn. Kinh nghiệm này được share rất nhiều và bí quyết chuẩn cho tất cả mọi người luyện thi.
Các bạn cùng đọc và tham khảo nhé, ở đây tập hợp các vòng về hồ sơ, thi test, .v.v, khá vất vả nên mọi người cố gắng đọc cho kĩ nhé:

Hi các anh, chị các bạn và các em. Hôm nay mình xin phép chia sẻ (theo quan điểm cá nhân) những gì cần chuẩn bị thật kĩ vào big4 nhé.
HỒ SƠ  Về vòng CV không có gì quá đặc biệt, chỉ cần CV tầm từ 1 trang đến 2 trang (1 trang là tốt nhất). Trong đó khéo léo khoe những môn kế toán đạt điểm cao, hoặc các thành tích liên quan đến kế kiểm / ACCA, tiếng Anh…
Các em chú ý là các công ty Big4 tuyển cả KIỂM TOÁN VÀ THUẾ nhé. Duy nhất Deloitte là cho thi tuyển cả 2 cùng lúc, các công ty khác chỉ được chọn 1 mà thôi
THI TEST Theo như năm ngoái thì vòng test của các big khá khác nhau.
Deloitte tập trung vào cách áp dụng của thí sinh chủ yếu vào
VAS 01: Học kĩ các nguyên tắc cơ bản
VAS 02: Hàng tồn kho gồm những gì
VAS 03, 04, 05, 06: Học tất cả
VAS 14: Tiêu thức ghi nhận doanh thu
VAS 15: Doanh thu và chi phí với hợp đồng xây dựng?
VAS 16: Đặc biệt chú ý đến phần vốn hóa lãi vay
Bên cạnh đó là một số câu hỏi IQ (ở mức trung bình), một số câu hỏi về kiểm toán (ý kiến kiểm toán, cơ sở dẫn liệu…) mình đánh giá chỉ ở mức trung bình thôi, cuối cùng là bài luận. 2 câu xử lí tình huống (ví dụ: nghĩ ra 8 cách để đến nơi cần đến khi bị nhỡ xe buýt…) và 1 bài viết luận thường là hơi liên quan đến kiểm toán như tính cách cần có của 1 kiểm toán viên?
KPMG và PwC chỉ cần tập trung vào TỐC ĐỘ HOÀN THÀNH BÀI LUẬN (yến tâm là bài luận sẽ KHÔNG LIÊN QUAN đến chuyên ngành nhé)
EY nhẹ nhàng hơn Deloitte nhưng sẽ có thêm một vài câu hỏi xã hội
VÒNG 3  Ở EY sẽ là vòng cuối cùng luôn nên các em chỉ cần relax là được. Ở EY vòng cuối rất ít khi hỏi chuyên ngành, chỉ tập trung vào việc các em cân bằng cuộc sống công việc là chủ yếu.
PwC là thảo luận nhóm (topic không liên quan đến kế kiểm). Các em chỉ cần chủ động liên kết các bạn trong nhóm, phát triển ý của người nói trước, hòa đồng, đừng nói quá nhiều nhưng không quá ít là được. Cần ăn mặc lịch sự gọn gàng nhé
Deloitte sẽ là thảo luận nhóm 1 topic CÓ LIÊN QUAN đến kế kiểm (ví dụ ưu và nhược của kiểm toán tập đoàn? Em hiểu gì về phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro….
KPMG sẽ là HR interview, rất ít khi bị hỏi chuyên môn vòng này.
VÒNG 4  PwC là final interview. Cực ít khi bị hỏi chuyên ngành, hầu như là câu hỏi dạng tình huống (Câu hỏi STAR)
Deloitte: rất ít khi không bị hỏi chuyên ngành :)))) Các em chỉ cần ôn lại những gì đã ôn ở bài test là được rồi. Cần chú ý thêm tình hình kinh tế trên báo chí.
KPMG: Thi thoảng có hỏi chuyên ngành với audit những phần RẤT (tiền, tài sản cố định, lãi vay, thu nhập và chi phí tài chính….). Hầu như là xác định xem em có hợp với nghề này không?.
TỔNG KẾT LẠI:1. Cần có tài liệu tổng hợp là ebook của VACPA 1.7 về kế – kiểm – thuế
2. Cần ôn THẬT KĨ những điểm mới của TT200
3. Đừng học những gì quá cao siêu. Mà hãy nắm chắc những gì thật CƠ BẢN.
4. Tự tin nở nụ cười, làm chủ tình huống và biết cách bảo vệ quan điểm của bản thân các em nhé.
5. Cuối cùng vẫn hãy là TRUNG THỰC. Có sao bảo vậy, không biết thì cứ nói không biết, mình xác định quan điểm là vào các big SẼ ĐƯỢC ĐÀO TẠO LẠI TỪ ĐẦU nên đừng tự ép buộc bản thân là cái gì cũng phải biết

 

Kinh nghiệm giữ tập trung mùa thi đặc biệt hay:

1. Nếu làm bài thi môn nào đó ko tốt thì ko đc buồn phiền vì làm thế ko cứu vãn đc tình thế mà còn ảnh hưởng đến các môn về sau.
Cách giải quyết: Chạy 1 vòng thật mệt, ăn nhẹ nhàng và kích thích cho cơ thể thật buồn ngủ. Khi ngủ dậy sẽ hết cảm giác buồn bực của ngày hôm qua.

2. Vào phòng thi ắt có người làm bài tốt, có người ko làm tốt. Cách mà họ thể hiện thì sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của mình. Ví dụ bạn làm bài tốt mà mình ko làm đc bài mà mình muốn vui vẻ cũng ko vui vẻ đc đâu, vốn dĩ đó là nghịch cảnh của cảm xúc cá nhân.
Cách giải quyết: ko để tâm tới những người ko quan trọng vs mình. Chỉ cần biết là mình cố gắng làm bài thật tốt là đc rồi.
3. Trong những ngày ôn thi nhiều khi dở người lại muốn đi ăn, đi chơi, xem phim, làm trò con bò …cho khỏi áp lực. Suy nghĩ sẽ rất là linh tinh cực luôn. Nghĩ về tương lai, nghĩ mình chọn sai trường, chọn nhầm ngành học. Nghĩ rằng mọi thứ ko công bằng, mình cố gắng mà kết quả chả thèm khích lệ. Muốn buông xuôi, muốn mặc cái gì đến nó đến, kỳ sau lại bắt đầu làm lại cuộc đời.
Cách giải quyết: Tập thể dục, tập gym làm cơ thể mệt, ngủ 1 giấc sẽ tỉnh táo. Ngủ dậy phải lao vào học và chỉ có học thôi, học một mạch dài sẽ ko còn nghĩ linh tinh nữa. OK !!!

Cuối cùng, hãy tìm và download các tài liệu ôn thi, tài liệu học free tại đây

Có thể bạn quan tâm:

One thought on “Hướng dẫn chuẩn bị ôn thi và bí kíp rất độc, chuẩn luyện thi kiểm toán viên (BIG4)

  1. Pingback: reference

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);