Phân tích một số lỗi sai cơ bản, nên tránh trong viết thư xin việc

Phân tích một số lỗi sai cơ bản, nên tránh trong viết thư xin việc .Chào các bạn, song song với việc nhận được nhiều Cv xin việc kế toán cho đợt tuyển dụng này, mình cũng gửi tới các bạn một số lưu ý khi viết thư  xin việc, các lỗi sai cơ bản nên tránh và gửi các bạn một mẫu thư xin việc tốt và phổ biến để các bạn tùy biến theo. (các bạn lưu ý là nếu thư xin việc hay, các bạn sẽ được chuyển tiếp trực tiếp thư đấy lên cấp trên để trực tiếp duyệt luôn, điều này làm tăng cơ hội của bạn trúng tuyển lên rất cao)
Phân tích một số lỗi sai cơ bản, nên tránh trong viết thư xin việc
Phân tích một số lỗi sai cơ bản, nên tránh trong viết thư xin việc
 

Phân tích một số lỗi sai cơ bản, nên tránh trong viết thư xin việc

 
Trong quá trình mình nhận được khá nhiều thư xin việc. Đa số các bạn đều nắm bắt đúng thông tin tuyển dụng mình đăng. Đây là tin việc cơ bản của các công ty Việt Nam, thường tìm qua người quen, mô tả ngắn gọn. Ví dụ như chị kế toán trưởng, nhờ một bạn kế toán cứng tuyển nhân viên thì thường email thế này:
 
1. Yêu cầu công vc:
Phụ trách kế toánCó thể hỗ trợ thêm 1 chút về admin nhưng ko nhiều vì nhân sự công ty ko tập trung
2. Yêu cầu kinh nghiệm:
– Do HELP tập trung vào các hoạt động xã hội & cộng đồng nên nếu bạn nào có kn kế toán tại các công ty hoặc tổ chức xã hội, từ thiện thì ưu tiên. Nếu ko thì cần hoạt bát, nhanh nhẹn, chân thật, có thể xử lý công việc nhanh
– ưu tiên nữ em ạ
3. Thù lao:
Tuỳ theo năng lực và kinh nghiệm nhưng ngân sách tối đa tầm 10 triệu vnd/ tháng em nhé
Cảm ơn em!

Với những tin tuyển dụng thế này, thường các việc này tương đối dễ kiếm người, nhà tuyển dụng cũng hiểu hiện trên thị trường rất sẵn người và yêu cầu thì với ngành kế toán này đôi khi là nắm chắc chuyên môn, có tinh thần học hỏi, đã từng quyết toán thuế 1 lần..v.v là chỉ bảo qua hầu hết sẽ làm được. Do đó tin tuyển dụng thường ngắn gọn, mô tả qua, ai làm rồi đọc là hiểu ngay. Các bạn sẽ thấy nhấn mạnh vào 2 cái : 1 là hỗ trợ admin – tức là biết qua về hành chính, chấm vân tay, chấm công …v. và 2 là yêu cầu hoạt bát nhanh nhẹn, chân thật (yếu tố này rất quan trọng để các bạn lưu ý đi phỏng vấn nhé). Nhìn tin thì ngắn nhưng quan trọng là yêu cầu rất gần, rất cụ thể. 

Hầu hết các email trên đều đúng về form gửi CV rõ ràng, nhưng đa phần các bạn quên không tập trung vào điểm nhấn của công việc để mô tả về bản thân. Điều này làm cho nhà tuyển dụng hiểu đây là các email rải rác, không trọng tâm, trong khi vị trí công việc này nếu bạn có chút kinh nghiệm sẽ biết nó rất tốt trong ngành kế toán. Lại được những người khá có tiếng trong ngành đăng tuyển. Nếu các bạn xác định đây là một công việc mang lại cho mình một cơ hội tốt thì bạn sẽ có một thư xin việc cẩn thận và một CV được chỉnh sửa làm nổi bật những điểm nhấn trên.  Có hai lỗi sai cơ bản mình gặp: đó là format thư không rõ ràng, có một số lỗi chính tả không nên có.


Lời khuyên của mình là các bạn nên tìm một số việc,
đừng rải nhiều và tràn lan, các bạn có thể gõ cụm từ : ” kinh nghiệm viết thư xin việc” để thấy được nhiều anh chị headhunter cũng khuyên như vậy. Các bạn cần xác định những điểm sau:


1- Địa điểm làm việc- nghe thì đơn giản nhưng nhớ là nó càng thuận tiện càng tốt cho bạn, giúp bạn gắn bó lâu. Nên nhớ là ngày nao bạn cũng phải đi đi về về nhé.

2- Tính chất công việc có phải là công việc bạn đang cần không: có thể bạn đang thất nghiệp, hoặc quá chán công việc hiện tại. Bạn càng phải bình tĩnh nhận ra công việc này như thế nào. Ví dụ như trong email tuyển dụng kia là kiểu công việc rất gia đình, rất gần gũi, nên khi đi làm thường rất dễ chịu. Còn môi trường làm việc thường bạn sẽ không có đủ thông tin lắm đâu. 
3- Chữ kí trong email- thường mình thấy các bạn để chữ kí tương đối còn sơ sài, nên chau chuốt hơn nhìn đúng là người làm việc đã có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, các bạn có thể xem qua mẫu chữ kí email của mình hoặc của một số bạn khác:

 

Thông thường mình luôn xếp thành 2 folder, một là folder dành cho người viết thư xin việc hay, mình sẽ chuyển ngay cho bên tuyển dụng, một là sẽ dành cho các bạn rải CV. Thường người ta sẽ ưu tiên những người tập trung viết riêng thư xin việc hơn. Các bạn nhớ nhé
 
Cuối cùng là một mẫu thư xin việc cơ bản mà trang Việt Nam Work chia sẻ, các bạn có thể modify đi theo mẫu như thế này, trong đó có nhấn mạnh vào những điểm mà công ty cần như mình đã nêu ở trên.v.v: 

Phạm Thanh Thư
999 Xô Viết Nghệ Tĩnh
Thành phố Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2007
Ông Archie Weatherby
California Investments, Inc.
12 Nguyễn Huệ, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh
Thưa ông Weatherby,
Là một người có tính hướng ngoại và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, tôi tin rằng mình là ứng viên lý tưởng cho vị trí Nhân viên Marketing mà quý công ty hiện đăng tuyển trên website VietnamWorks.com.
Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing của trường Đại học Kinh tế TP HCM vào tháng 8 vừa qua. Hiện tôi là chủ tịch Hiệp hội Các Nhà Kinh Tế Tương Lai mà thành phần là các cựu sinh viên của trường đại học uy tín này.
Dù là sinh viên mới tốt nghiệp, tôi đã tranh thủ trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trước và sau khi ra trường. Tôi đã từng là nhân viên kinh doanh bán thời gian cho công ty TNHH Thành Lợi, làm phiên dịch tại hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Tôi còn thực tập tại công ty sơn Jotun trong 3 tháng, cùng tham gia làm nghiên cứu thị trường với bộ phận Marketing của công ty (vui lòng xem chi tiết trong hồ sơ đính kèm).

Là một người có tinh thần đồng đội và ý thức trách nhiệm cao, tôi có thể làm việc tốt với các đội nhóm và luôn đặt ra mục tiêu cao nhất và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, tôi có khả năng giao tiếp tốt, giỏi tiếng Anh nói và viết, sử dụng vi tính thành thạo, suy nghĩ độc lập và thấu đáo.
Với những khả năng và tính cách trên, tôi thực sự tin mình có thể đảm nhận tốt vị trí Nhân viên Marketing ở Quý công ty. Tôi rất mong ông có thể thu xếp cho tôi một buổi phỏng vấn gần đây nhất để tôi có thể trình bày cụ thể hơn khả năng của mình cho vị trí này.
Xin cảm ơn ông đã dành thời gian đọc hồ sơ và nguyện vọng của tôi.
Kính thư,
Thanh Thư

Nhưng mình khuyên các bạn đừng nên theo mẫu. Hãy tập trung vào thông tin công việc, hoàn cảnh và tính cách, khả năng truyền đạt của bạn để viết , và có thể bạn thử  xem mẫu thư xin việc kế toán Nam này để thêm những mẫu thư xin việc táo bạo hơn nhé.

Một số sai lầm khác:

Đừng bắt đầu công cuộc tìm việc bằng những sai lầm đáng tiếc, nhất là việc khởi đầu viết thư xin việc. Thư xin việc là công cụ gây ấn tượng đầu tiên đến nhà tuyển dụng. Vì thế bạn phải làm cho nó thật hoàn hảo và tránh đi 7  sai lầm cơ bản dưới đây.

1. Gởi thư xin việc sai tên, địa vị hoặc văn phòng làm việc của nhà tuyển dụng. Bạn có thực sự muốn thư xin việc của bạn đem đến cho bạn một công việc tại công ty mà bạn đã gởi tới? Trước tiên bạn hãy kiểm tra thật kỹ về tên riêng, chức vụ và địa chỉ của nhà tuyển dụng hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ ứng viên.

Nếu không hoàn toàn chắc chắn và chưa có đầy đủ mọi thông tin cần thiết, bạn nên bỏ ra vài phút để gọi điện yêu cầu tiếp tân của công ty đó cung cấp thông tin cho bạn. Nếu không thì bạn sẽ gởi đi một thư xin việc mà không bảo đảm có đến đúng nơi cần nó hay không – nếu tới đúng nơi cần đến mà thiếu những thông tin cần thiết thì người tiếp nhận sẽ khó chịu khi đọc một thư xin việc mà thiếu đi những thông tin cơ bản cần thiết bàn đầu.

2. Chọc giận nhà tuyển dụng tiềm năng với một sự tự đề cao, kiêu ngạo hoặc với giọng tự cao tự đại để làm nổi bật tiếng nói trong thư xin việc của bạn. Hãy nói sự thật về những gì bạn có và nên khiêm tốn là đức tính tốt nhất, đừng nên khoe khoang khoác lác. Giữ lại câu nói “ Tôi là một người tuyệt vời, không có lý do nào mà không tuyển dụng tôi”, thật vô lý khi bạn lại khoe khoang quá mức như vậy, bạn không thể chắc chắn rằng bạn là một người tuyệt vời đối với họ. Hãy để những kỹ năng và thành tích của bạn đánh giá về bạn.

 

3. Sai lỗi in ấn, lỗi chính tả, cấu trúc câu, ngữ pháp. Không có lý do gì cho phép bất cứ những sai sót đó vào thư xin việc của bạn hoặc bất cứ trên giấy tờ nào. Nếu những nội dung đó bạn không chắc chắn thì hãy nhờ bạn bè xem lại nhiều lần dùm bạn. Những lỗi sai hiển nhiên đó sẽ là lý do để nhà tuyển dụng loại bỏ đi những gì mà bạn gởi đến cho họ mà không bao giờ mở ra xem lại. Vì sao? Bởi họ sẽ nghĩ bạn quá lười biếng, quá cẩu thả hoặc không có chuyên môn để thích hợp với công việc của họ.

4. Viết lang mang, không đúng trọng tâm và không có tiêu đề. Nhà tuyển dụng là những người bận rộn, họ không có thời gian và lòng kiên ngẫn để đọc một lá thư xin việc viết dài dòng, lang mang, với những nội dung không có mục đích rõ ràng. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên viết những điều có liên quan đến mục đích công việc của bạn và của nhà tuyển dụng. Viết ngắn gọn, súc tích và có tiều đề cho mỗi nội dung.

5. Viết quá dài, thậm chí đúng trọng tâm và viết tốt. Cách tốt nhất là viết không quá một trang giấy. Đó là một lá thư xin việc, không phải là một bài tự truyện của bạn. Để người đọc chú ý nhanh và có ấn tượng, ông ta/cô ta sẽ có sự nhìn nhận đầu tiên về bạn thật tốt. Lúc đó hãy để resume của bạn nói chi tiết hơn. Trước khi mở ra một cơ hội cho cuộc phỏng vấn.

6. Viết một lá thư xin việc mà chỉ nói toàn bộ về bạn, không đề cập đến việc bạn có thể làm được gì cho nhà tuyển dụng tương lai. Khi đọc hồ sơ xin việc của ứng viên, nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn có thể làm được gì cho ông ta/cô ta. Hãy tạo ra lá một thư xin việc chắc chắn được nổi bật với câu hỏi bằng cách nào mà bạn có thể giúp cho công ty của họ tiến triển hơn.

7. Cách trình bày lỗi thời, dùng nhiều kiểu chữ và màu sắc làm phương tiện thu hút sự chú ý. Đừng nghĩ rằng dùng nhiều kiểu chữ hoa hòe và nhiều màu sắc thì sẽ làm nổi bật lá thư xin việc của bạn và là cách gây chú ý nhanh nhất đến nhà tuyển dụng. Sự nổi bật đó theo chiều hướng không tốt. Thư xin việc là công cụ đánh giá tính cách của bạn. Hãy thể hiện nó thật trang nhã với kiểu chữ bình thường, thông dụng như là Arial, Times New Roman… dùng các ký tự trước mỗi đoạn và bôi đen mỗi tiêu đề. Nhất định không được dùng màu sắc vào thư xin việc.

Có thể bạn quan tâm:

One thought on “Phân tích một số lỗi sai cơ bản, nên tránh trong viết thư xin việc

  1. Pingback: ฮวงจุ้ยบ้าน

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);