Từ Formosa, đường sắt trên cao, đường ống nước sông Đà đến PDCI của người Nhật

Từ Formosa, đường sắt trên cao, đường ống nước sông Đà đến PDCI của người NhậtTừ hồi viết blog này tôi đã  viết về làm thế nào để giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam. Là một người viết về giáo dục. Từng làm trong nhà nước, tôi hiểu cơ chế hạn chế cho mình phát biểu nhiều về quan điểm cá nhân tới chính trị. Bản thân tôi cũng không màng nhiều điều đó, vì tôi biết nó là do con người và cơ chế cố hữu, to lớn, sâu rộng đã tồn tại.

Con người thường dễ bị thỏa hiệp bởi các lợi ích trong đó 2 lợi ích căn bản là tiền chảy vào túi cá nhân và quyền lực. Nó phát sinh từ tư tưởng trong quá trình lớn lên của mỗi người. Cho nên xã hội càng kém phát triển thì xu thế dành quyền lực và coi trọng đồng tiền càng lớn mạnh ở số đông.

Formosa, một nhà máy thép trong những ngày gần đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến việc thay đổi môi trường và làm cá chết, nhiễm độc hàng loạt ở các tỉnh miền Trung mà ảnh hưởng nặng nề nhất là nơi nhà máy thép này ra đời- Hà Tĩnh. Dân chúng mất nguồn sống từ biển nên biểu tình – họ không còn gì để mất. Họ là những người có động lực cao nhất trong việc đòi lợi ích bị ảnh hưởng tới miếng ăn.

Cùng bị ảnh hưởng bởi mất nước từ đường ống nước sông Đà rởm, đến đường sắt trên cao gây ô nhiễm và tắc đường. Nhưng người Hà Nội thì không. Họ chấp nhận và cam chịu. Bởi họ không bị ảnh hưởng quá nhiều về kinh tế.

 

Từ vụ Formosa, đường sắt trên cao và đường ống nước sông Đà cùng với sự lan truyền rộng rãi thông tin trên facebook cho thấy số lượng những người sống chỉ biết mình và miếng ăn của mình bất chấp mọi độc tố từ các việc làm của mình cho đời. Chúng quá đông và không thể diệt được hiện nay. Đó là những kẻ có vẻ như đang nắm sức mạnh và phần thắng.

Ngày hôm qua tôi có đọc một bài của ông Nguyễn Lân Dũng- một người trong dòng họ tiến sỹ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông phê phán thẳng thắn và trực diện, đúng về các thói xấu của người Việt. Tôi cũng có ngồi với một người phản đối mua chung cư vì lo ngại các nguy cơ do sự thiếu ý thức có thể xảy ra từ người Việt. Họ là những con người có tuổi,có khả năng, nhưng cũng chỉ dừng lại ở lời nói. Họ đã hoàn toàn bất lực trước thực tại.

Trên facebook hiên đang lan truyền tư tưởng sống chộp giật lấy tiền qua Mỹ ở được các thanh niên trẻ cùng quẫn share vô vàn. Biểu hiện của sự bất lực từ những người trẻ bị tư tưởng bi quan của Hàn Mặc Tử thời xưa.

 

PDCI(planing, do, check, improve-Lên kế hoạch, hành động, kiểm tra, cải tiến).Người Việt Nam làm 1 việc phải mất 7 lần đi lấy đồ bởi nền giáo dục sai lầm không thể đáp ứng được thời đại. Ngày trước còn ít lạc hậu chứ bây giờ thì giáo dục Việt Nam thất bại hoàn toàn. Tôi nhớ trong thế giới phẳng, người ta luôn chỉ ra một thực tế rằng giáo dục luôn đi sau thời đại. Nhưng đi sau tới mức chẳng màng gì tới thực thế là điều vô cùng tồi tệ và đi ngược mọi giá trị, ý nghĩa của giáo dục.

Tôi lập ra blog này một phần vì muốn những thứ cơ bản trong giáo dục trở nên phổ biến: tư duy, tư tưởng, ngoại ngữ và tin học văn phòng. Những thứ vô cùng cần thiết cho người trẻ. Khi triển khai blog này, sau những khó khăn ban đầu, tạm gọi là lôm côm và tả phế lù, tôi đã thực hiện đúng PDCI của người Nhật với những bài học được đăng lên, và nó đã nhận được phản hồi rất tích cực từ bạn đọc. Nhiều người viết email xin và chia sẻ những gì họ cảm thấy có ích hơn.

Từ Formosa, đường sắt trên cao, đường ống nước sông Đà đến PDCI của người Nhật cho thấy một bức tranh tổng thể, toàn cảnh về những nguy cơ của xã hội được hình thành từ việc không lên kế hoạch, không hành động, thiếu sự kiểm tra và gần như không có cải tiến. Môi trường thì ngày càng tồi tệ hơn và tham nhũng không thể đẩy lùi. Co cụm và tham nhũng tinh vi hơn.

Nhưng đất nước sẽ khá lên nhờ chính những hậu quả gây ra, sự đấu tranh có thể là bột phát như Xô Viết Nghệ Tĩnh năm xưa (người Miền Trung thì không thiếu khát vọng và vượt qua cửa quyền). Theo tôi thì nhà nước không nên sợ hãi biểu tình và sợ những tư tưởng từ bên ngoài chống phá nữa. Hãy đối mặt với những cái sai của mình, không cần lấp liếm. Nhìn thẳng và đối mặt mới là cách giải quyết vấn đề.

Lâu dần thì chúng ta sẽ nhận ra phải chơi với ai. Tôi làm cho các công ty Nhật nên tôi hiểu, người Nhật năng suất lao động cao, lãng phí thấp nên khi cần thì tôi có thể yêu cầu họ hạ giá bằng giá của Trung Quốc rất nhiều (trong khi chất lượng vượt trội), bản thân người Nhật thì đã vượt qua cái thời sửu nhi cạnh tranh bằng giá rồi. Họ luôn biết cách tạo lợi nhuận cao để thúc đẩy nghiên cứu.

Từ Formosa, đường sắt trên cao, đường ống nước sông Đà đến PDCI của người Nhật cũng cho thấy được sự tích cực và chủ động hơn của chính quyền hiện nay. Họ không còn bị thụ động quá nhiều và có phần ứng xử nhanh hơn. Điểm chưa từng thấy trước đây, một phần họ đã nhận thức được tính lan truyền của thông tin trên mạng xã hội. Tôi nghĩ họ đang tiến bộ.

Từ Formosa, đường sắt trên cao, đường ống nước sông Đà đến PDCI của người Nhật cũng cho thấy người dân sẽ được hưởng lợi từ những đấu tranh chính đáng của mình. Qua đó thay đổi được lâu dài nhận thức của đa số người Việt: phải tồn tại và làm cho mảnh đất Việt Nam tươi đẹp hơn là chạy chốn cho con cái và hại đồng bào mình.
Mâu thuẫn thì luôn khởi đầu cho sự thay đổi tích cực về sau.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Từ Formosa, đường sắt trên cao, đường ống nước sông Đà đến PDCI của người Nhật

  1. Pingback: สมัคร สล็อตออนไลน์

  2. Pingback: tubulatura ventilatie industriala

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);