Toàn tập về ổ cứng SSD- ưu điểm, nhược điểm so với HDD và hướng dẫn chọn mua

Toàn tập về ổ cứng SSD- ưu điểm, nhược điểm so với HDD và hướng dẫn chọn mua Ổ SSD ghi được bao nhiều lần, Ổ cứng SSD la gì, Ổ cứng SSD có máy loại, Cách sử dụng ổ cứng SSD rời, Có những loại ổ SSD nào, Ổ cứng gắn trong SSD, SSD là bộ nhớ trong hay ngoài, Ổ cứng HDD la gì Sau một thời gian trải nghiệm và tìm hiểu về SSD, mua giúp nhiều và dùng nhiều. Hôm nay mình sẽ chia sẻ một  bài viết vừa là trải nghiệm của mình, vừa là trải nghiệm của các bạn nhiều kinh nghiệm về SSD . (tháng 5/2016 thì mình đã bổ xung thêm bài viết chọn SSD loại nào, hãng gì – các bạn xem ở đây nhé: Nên mua ssd của hãng nào, loại nào, dung lượng bao nhiêu?
Toàn tập về ổ cứng SSD- ưu điểm, nhược điểm so với HDD và hướng dẫn chọn mua
Toàn tập về ổ cứng SSD- ưu điểm, nhược điểm so với HDD và hướng dẫn chọn mua
Nguồn: wikipedia
 

Ổ cứng là gì?

Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong máy tính, tất cả dữ liệu của người dùng như hệ điều hành windows hoặc dữ liệu cá nhân đều được lưu trữ trong ổ cứng và chúng luôn được truy xuất thường xuyên.

tim-hieu-ve-o-cung-ssd-va-hdd

Ổ cứng là gì

Ổ cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ cứng thường rất khó lấy lại được.

Ổ cứng hiện nay có 2 loại chính là HDD và SSD.

Ổ cứng HDD là gì?

HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa khi đang quay để giải mã thông tin.

Vì vậy mà các thao tác của bạn như chép nhạc, phim hay dữ liệu (Cài đặt phần mềm, game) nào đó từ máy tính ra thiết bị khác (USB, Ổ cứng) nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào phần này, hơn nữa chất liệu của các linh kiện trong ổ cứng này càng tốt thì dữ liệu bạn lưu trên này sẽ an toàn hơn.

tim-hieu-ve-o-cung-ssd-va-hdd

Cấu tạo của một ổ cứng HDD

Ổ HDD của laptop hiện nay có 2 tốc độ phổ biến là 5400 RPM (vòng mỗi phút) hoặc 7200 RPM, trừ một vài đĩa cứng ngoại lệ có tốc độ quay lên đến 15.000 RPM.

4Những điểm khác biệt SSD và HDD

Đến hời điểm hiện tại (7/2017) giá ổ cứng SSD vẫn quá mắc so với HDD, một ổ SSD 128 GB hiện nay có giá từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng, tương đương 1 GB dữ liệu của bạn lưu trữ cần bỏ ra khoảng 10.000 ~20.000 đồng, trong khi đó với ổ HDD thì chỉ chưa đến 2.000 đồng.

Không chỉ có vậy, ổ cứng SSD hiện nay chưa đạt được mức dung lượng lớn như ổ cứng HDD mà chỉ ở mức cho người dùng phổ thông là từ 128 GB hoặc 256 GB, nếu người dùng muốn sở hữu ổ cứng SSD dung lượng lớn hơn 512 GB ~ 1 TB thì phải bỏ ra chi phí cực lớn.

tim-hieu-ve-o-cung-ssd-va-hdd
Ổ cứng HDD và SSD

Tuy nhiên với những gì SSD mang lại, chúng ta không thể phủ nhận rằng việc có được ổ cứng SSD là đáng “đồng tiền, bát gạo” vì nó mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng máy tính với hiệu suất làm việc cao, khối lượng công việc nhiều và cần rút ngắn thời gian hoàn thành công việc.

Những đặc điểm vượt trội của SSD so với HDD:

– Giảm thiểu thời gian khởi động hệ điều hành (Laptop có ổ SSD dùng win 10, khởi động chỉ tầm dưới 10 giây).

– Khả năng truy xuất dữ liệu cực nhanh.

– Nạp chạy các phần mềm nhanh chóng.

– Bảo vệ dữ liệu cực tốt, khả năng chống sốc cao.

– Hoạt động không tiếng ồn, tản nhiệt hiệu quả và mát.

– Băng thông truyền tải dữ liệu lớn, giúp tăng khả năng làm việc của máy tính.

SSD là gì?

 
SSD là viết tắt của từ Solid-State Drive – ổ cứng thể rắn, còn HDD là viết tắt của Hard Disk Drive, tức ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ.
 
 Với HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter), ví dụ trong ổ đó bạn có 1000 file word, excel, hay file mp3, khi đọc ổ HDD sẽ mất một thời gian để quét lên các phiến đĩa để tìm file đó (gọi là seek time) thời gian tìm ( seek time ) này vô cùng nhỏ, chỉ vài mili giây, nên hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Tuy nhiên, khi HDD có chứa nhiều dữ liệu, tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian tìm 1 cuốn sách trong thư viện), và cũng vì giới hạn trong công nghệ sản xuất mà HDD ngày nay chỉ tăng về dung lượng là chủ yếu chứ tiến rất chậm về tốc độ.
 
Ổ SSD cho PC thông thường có kích thước 2.5″, sử dụng giao tiếp Sata (ngày nay hầu hết là sata 3- nên những máy tính dùng chipset 6xx- CPU là core i đời 2- sandy trở về trước không tận dụng được hết hiệu năng của Sata 3). Các ưu điểm của SSD như sau:

– Giảm thời gian khởi động hệ điều hành.

– Tốc độ lưu file và truy xuất dữ liệu cực nhanh. Hiển nhiên là tốc độ load và chạy phần mềm cũng nhanh hơn do đó :Hiệu năng tổng thể của máy cũng tăng theo.
– Chống sốc tuyệt đối, không có tiếng ồn, mát hơn. – Khi di chuyển sóc máy tính dùng ssd vẫn rất an toàn
Các SSD hiện nay sử dụng 2 loại chip nhớ (Flash- xem hình dưới nữa), là MLC (multi level cell) và SLC (single level cell), điểm khác biệt giữa chúng là MLC có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trên mỗi cell, và cũng dễ sản xuất hơn, do đó giá thành của SSD sử dụng chip dạng MLC sẽ có giá bán rẻ hơn loại SLC. Các hãng sản xuất SSD chuyên sử dụng MLC có thể kể đến như Corsair, Crucial, Kingmax, Adata… Tuy nhiên vì lưu trữ nhiều dữ liệu trên một cell hơn nên chip MLC cũng có tỉ lệ lỗi cao hơn loại SLC, nhưng nó vẫn rất ít gặp chứ không xảy ra tình trạng mất dữ liệu phổ biến như trên HDD. Do đó các bạn có thể thấy tại sao có những dòng ổ SSD đặc biệt của intel đắt hơn hẳn.
 
 

 

MLC (multi level cell) và SLC (single level cell)

Vậy khi chọn SSD nên chú ý thêm là sản phẩm đó sử dụng chip controller nào? (SandForce, Intel, Samsung, hay Micron…) vì điều này cực kỳ ảnh hưởng đến độ bền/độ tin cậy (reliability) của SSD, và khi dùng thì tuyệt đối hạn chế thói quen hibernate hay sleep cho máy Win (nói chính xác thì hết sức chú ý các thao tác liên quan đến nguồn điện cấp cho SSD – laptop nên luôn lắp pin, desktop nên có UPS)

 

 

chip controller

Sau vụ đó mình bỏ công ra tìm hiểu thì mới biết đc Intel (xài Intel controller) là hãng có tỉ lệ lỗi thấp nhất (nhưng tốc độ chậm hơn so với các hãng còn lại), sau đó là đến Samsung (xài Samsung controller), Crucial (xài Micron controller), Kingston (xài Intel controller)… mình quyết định thay bằng 1 ổ SSD Intel và lắp 1 ổ SSD Kingston khác cho bạn gái thì đã hơn 1 năm rồi vẫn chạy ổn định…

 

Vậy nên các bạn nào muốn lên SSD nên hy sinh 1 chút tốc độ để đổi lấy reliability và chịu khó backup dữ liệu hằng ngày hoặc hàng tuần đề phòng bất trắc, nếu mình nhớ ko nhầm thì SSD của Intel thường có bảo hành 3 năm còn các hãng kia chỉ có 2 năm… nhưng bảo hành thì hãng cũng chỉ đổi cho 1 cái tương đương chứ dữ liệu trên SSD thì gần như là vô phương cứu chữa

Đọc thêm: Phân biệt: IDE (ATA) , SCSI , SATA:

 
Các loại ổ đĩa cứng (HDD) và ổ đĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM, CD-RW, DVD Writer) gắn trong của máy tính để bàn phổ biến có giao diện tiếp xúc là IDE. Sở dĩ nói phổ biến vì còn có chuẩn SCSI cho dân chuyên nghiệp hay máy chủ (server) và chuẩn cao tốc mới SerialATA (SATA).

               

 IDE (ATA)

 
IDE viết tắt của Integrated Drive Electronics (tạm dịch là mạch điện tử tích hợp trong ổ đĩa) là một ngôn ngữ giao diện được dùng trực tiếp bởi bo mạch chủ (BMC) của máy tính để truyền tải thông tin qua lại với ổ đĩa cứng hay ổ đĩa quang. Đúng như tên gọi của nó, chuẩn IDE đưa hầu hết các mạch điện tử điều khiển vào bên trong cơ cấu ổ đĩa. Nhờ vậy mà người ta có thể gắn trực tiếp ổ IDE lên BMC mà không cần phải thông qua một card điều khiển hay khe mở rộng nằm bên ngoài. Giao diện IDE tương thích với bộ điều khiển được IBM sử dụng trong các máy tính PC/AT nhưng có nhiều thế mạnh hơn. Có thể nói ngắn gọn, IDE là bất cứ ổ đĩa nào có mạch điều khiển gắn bên trong.
 
Thật ra, để chính xác hơn, người ta phải gọi nó là ATA (tức AT Attachment).
 
Do đặc tả của mình, IDE bị giới hạn dung lượng đĩa tối đa là 504MB và có tốc độ tương đối chậm. Vì thế, người ta đã đưa ra các chuẩn thay thế nó như EIDE,SCSI, UDMA,…
 
EIDE (viết tắt của thuật ngữ Enhanced IDE) có nghĩa là IDE được nâng cao. Chuẩn này cho phép gia tăng dung lượng ổ đĩa lên tới hơn 8GB, tăng tốc độ truyền tải dữ liệu lên hơn hai lần khả năng của IDE, cũng như tăng gấp đôi số lượng ổ đĩa mà một máy PC có thể cáng đáng nổi (nâng tổng số lên 4 ổ đĩa trong một máy PC). Đó là cặp đĩa chính Primary (Master và Slave) và cặp đĩa thứ cấp Secondary (Master và Slave).
SCSI
 
SCSI (Small Computer System Interface) thực chất là 1 thẻ giao diện dùng để kết nối các thiết bị phần cứng trong và ngoài PC (Vi dụ: CD rom; ổ cứng v.v…). Tất nhiên tốc độ truyền dữ liệu của nó cũng nhanh hơn so với giao diện IDE (Thường dùng để nối ổ cứng với Mainboard). SCSI được dùng trong các máy chủ. Nhưng bây giờ đã có USB2.0 và IEEE là 2 giao diện đang phổ biến với tốc độ truyền dữ liệu rất cao và dễ dàng cài đặt hơn SCSI.  (vd: Hard driver,  CD rom v.v…)
 

SATA

 
Sata tên đầy đủ là Serial Advanced Technology Attachment và nó sử dụng cho MB với truyền thiết bị lưu trữ dữ liệu. Bây giờ SATA đã thay thế giao diện ATA (Parallel TAT hay IDE) và gần như máy tính để bàn MB chỉ có một cổng giao diện ATA cho các thiết bị lưu trữ ban đầu hỗ trợ khách hàng đặc biệt.
 
 
 
Giao diện SATA có thể hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu cao và chế độ nóng trao đổi khi hệ thống máy tính mà không cần tắt máy. 
 
SATA 3 = 600 MB/s
SCSI = 320 MB/s
SATA 2 = 300 MB/s
SATA 1 = 150 MB/s
ATA (IDE or PATA or UDMA-6) = 133 MB/s
ATA (IDE or PATA or UDMA-5) = 100 MB/s
ATA (IDE or PATA or UDMA-4) = 66 MB/s
ATA (IDE or PATA or UDMA-2) = 33 MB/s
 
bảng so sánh các đời sata

 
Tuổi thọ của SSD
Tuổi thọ của SSD phụ thuộc nhiều vào yếu tố ghi/xóa,chứ không phải là yếu tố thời gian (1 triệu giờ sử dụng chẳng hạn)
 
Các chip NAND của SSD giảm tần suất ghi/xóa theo tiến trình.Tiến trình 65nm-50nm thì được 10.000 ngàn lần ghi/xóa.Tiến trình 35nm-25nm thì được 3000-5000 lần ghi/xóa tính trung bình là 4000 lần ghi/xóa.Tiến trình sắp tới 20nm được Intel sử dụng cổng kim loại/Hi-K nên sẽ cải thiện số lần ghi/xóa (có thể là 10.000 chẳng hạn)
 
Vậy hiểu ghi/xóa là thế nào.Mình sẽ lấy 1 ổ SSD Intel 240GB tiến trình 25nm (4000 lần ghi/xóa) làm chuẩn.1 lần ghi/xóa là 1 lần ghi dữ liệu toàn bộ ổ SSD đó.Ví dụ ổ 240GB thì bạn ghi đầy ổ đó thì được tính là 1 lần ghi xóa.Các bạn cũng nên biết là tiến trình ghi dữ liệu lên ổ SSD mới tính là 1 lần ghi/xóa.Tiến trình đọc ổ đĩa SSD như là khởi động máy tính hay xem file film,file hình,… đã có trên ổ SSD thì không tổn hại 1 lần ghi/xóa nào
 
Trung bình 1 người sử dụng máy tính mức cao thì sử dụng khoảng 50GB 1 ngày.Ở mức cao nhất thường là 240GB 1 ngày (Cắm torrent porn cả ngày và lưu trữ tại ổ SSD) 4000*240/240=4000 ngày=11 năm
 
 
Có nghĩa là bạn phải xài 11 năm thì nó mới chết,nhưng nó chết rồi bạn vẫn có thể thực hiện tiến trình đọc được,chỉ có ghi là không được thôi
 
Còn 1 nguyên nhân khách quan là do Firmware.Ví dụ Firmware cũ , controler của  SandForce làm die hàng loạt  SSD .Nhưng nếu hư do trình điều khiển thì bạn được bảo hành hoàn toàn miễn phí và cách này thì dễ khắc phục.Còn nếu muốn an toàn thì dùng Intel cho lành,khỏi sợ hư
 

Tóm lại mình xin tổng hợp các ý ở trên thì có các vấn đề chính như sau:

 
1/ SSD giá đắt hơn nhiều HDD, cân nhắc dung lượng ; tốc độ
2/ SSD có tuổi thọ nhất định, dựa vào số lần ghi/xóa nhất định lên nó
3/ SSD Tốc độ cao phù hợp để cài hệ điều hành lên nó và an toàn dữ liệu cao do không bị sock khi di chuyển
4/ Kích hoạt Trim, không chống phân mảnh,không ngủ đông và tối thiểu hóa số lần ghi xóa trên SSD.
5/ Quan tâm đến thương hiệu một tí nữa nhé.
6/ Nên mua ổ cứng di động ssd vì nó rất an toàn khi va đập. SSD giống như usd nên có thể khôi phục được dữ liệu bị xóa, nhưng có chế độ xóa vĩnh viễn nhé- không khôi phục được.
7/ SSD tăng tốc quá trình đọc ghi lên bề mặt đĩa cứng, cho nên tăng quá trình khởi động phần mềm, ví dụ bạn vào chrome sẽ nhanh hơn.
8/ Với máy tính đồ họa: SSD chỉ tăng tốc khởi động phần mềm, ảnh hưởng rất ít tới quá trình live render và có chút ảnh hưởng tới quá trình finished render nhưng không nhiều. Nên nếu bạn mua một máy đồ họa cũ, thì có thể đầu tư ssd có thể không. Mình đã trực tiếp test win 10 trên máy đồ họa dùng ổ cứng thường và ssd. Kết quả cho thấy tốc độ không thay đổi nhiều, đồng thời hầu hết các diễn đàn nước ngoài và trong nước cũng đều xác nhận điều đó. Nên nếu chưa có kinh phí thì có thể ko cần ssd ngay.

Thứ 7 ngày 30/1/2016 mình có đi mua 1 ổ SSD của một hãng mới tinh đài loan, rẻ zúm nhất về chạy, kết quả rất mĩ mãn. Lúc mua mình so sánh giữa 1 bên là ổ intel 1tr7 và ổ này 1 tr( cùng 120gb). Mình quyết định đầu tư cái rẻ hơn- vì :
– Những dữ liệu quan trọng mình up lên mạng, ko tốn nhiều
– Ổ đắt hơn thì chắc sẽ hơn , nhưng đắt hơn nhiều quá (70%) thì thôi xin kiếu
– Cuối cùng  mình cảm thấy: cái gì cũng nên hợp lý, đắt quá đầu tư cảm thấy không hiệu quả

 

 có nên mua ổ cứng di động ssd- bảng so sánh hdd vs ssd
 

Nên mua ssd khi nào?

– Thừa tiền- ssd đương nhiên quá tốt so với hdd
– Máy cũ, muốn nhanh để lướt web, làm việc văn phòng- nâng cấp ssd cực chuẩn luôn. con lap của mình i5 đời đầu nâng ssd lên miễn chê. Ông anh dùng core 2dual thì lên ssd dùng cực mượt.

-Mua máy mới thì nên mua ssd và mua hdd seconhand cũng được. Không nên mua ổ cứng lai. Vì thường vừa đắt vừa dung lượng phần ssd cũng không được nhiều. Điểm này năm 2017 mình trải nghiệm rất nhiều và khẳng định với các bạn nên mua SSD cũ của Intel, Samsung (vì nó có nhiều trên thị trường và dễ tìm).

Cẩn thận với ổ SSD kém chất lượng và ssd cũ
Hiện nay có một số ổ SSD cũ, kém chất lượng được giám tem lại, làm mới, tốc độ rất chậm, các bạn hết sức lưu ý khi mua đặc biệt ổ ssd cũ cần check bằng hd tune hoặc sâu hơn là hdd generator.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Toàn tập về ổ cứng SSD- ưu điểm, nhược điểm so với HDD và hướng dẫn chọn mua

  1. Pingback: ยากันยุง

  2. Pingback: ทีเด็ดฟุตบอล

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);